Nhà vệ sinh bệnh viện bao giờ 5 sao?
Sáng 11.12, tại nhà vệ sinh nam ở tầng trệt bệnh viện C., bệnh viện lớn nhất nhì TP.HCM, ông Mười, lặn lội từ Cà Mau lên thành phố chữa bệnh, vừa đi vệ sinh vừa làu bàu: “Bệnh viện thu mấy tỉ đồng mỗi ngày nhưng không làm được một nhà vệ sinh ra hồn”.
Thà “nhịn” còn hơn
Không ít người cũng bực mình như ông Mười. Nhà vệ sinh xây dựng hơn 40 năm, nay xuống cấp, bốn bồn tiểu nam, một cái đã hư. Tương tự, ba buồng đại tiện, nhưng một cái khoá cửa không dùng được. Người có nhu cầu đi vệ sinh nhiều, vào chờ đợi trong không gian chật chội, bốc mùi hôi thối. Người bình thường đã khổ sở huống chi đó là bệnh nhân.
Nhà vệ sinh “5 sao” của bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM thường có nhân viên dọn dẹp phục vụ.
Thật ra bệnh viện cũng hợp đồng với công ty vệ sinh chuyên nghiệp bên ngoài, thi thoảng một nhân viên nữ ra vào chùi sàn cho khô ráo, nhưng với lượng bệnh nhân quá nhiều của một bệnh viện tuyến cuối, nhà vệ sinh này không kham nổi.
Tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp, hôi hám là chuyện khá phổ biến ở nhiều bệnh viện hiện nay. Từ khi phải thực hiện tự chủ tài chính, bệnh viện nào cũng quan tâm đến việc nâng cấp dịch vụ, nhưng dường như ít nơi nào quan tâm đến việc nâng cấp nhà vệ sinh.
Video đang HOT
Ở TP.HCM, bệnh viện Ng. ở vị trí khá đắc địa có hai mặt tiền nằm ngay góc của hai con đường lớn. Ngay lối vào bệnh viện là một toà nhà bề thế mà tầng trệt dùng làm khu khám ngoại trú. Ngồi chờ đến số để vào khám bệnh sáng ngày 7.12, chị Nga, nói với một phụ nữ bên cạnh: “Khi nào đến số của tôi chị nói tôi chạy về nhà gần đây đi vệ sinh rồi quay vào”. “Sao không đi ở bệnh viện?”, người kia hỏi. “Nhà vệ sinh ở đây dơ lắm, thà “nhịn” còn hơn”, chị Nga trả lời.
Năm 2015, một khảo sát của viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường về vấn đề cấp nước và vệ sinh tại bệnh viện, cho thấy các nhà vệ sinh bệnh viện còn nhiều vấn đề như dơ bẩn, thiếu nước, thiếu giấy, thiếu dung dịch rửa tay, đọng nước trên sàn, bàn cầu vỡ hoặc hư hỏng không được sửa chữa. Đặc biệt mùi hôi nặng nề do lượng người sử dụng nhiều mà không được dọn dẹp kịp thời.
Bác sĩ P., nguyên giám đốc một bệnh viện công lập tại TP.HCM, cho biết nhà vệ sinh là “bộ mặt” quan trọng nhất của bệnh viện. Ông cho biết: “Không chỉ mang lại thoải mái cho người sử dụng, nhà vệ sinh còn phải sạch sẽ vì nơi đó ẩn chứa nhiều mầm bệnh độc hại do người sử dụng thường là bệnh nhân”.
Nhà vệ sinh như ở khách sạn 5 sao
Một khảo sát cách đây vài năm tại Mỹ, cho thấy bàn ngồi của một số nhà vệ sinh bệnh viện là nơi trú ngụ của vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng với kháng sinh methicillin.
Trong khi đó một khảo sát tại 22 nhà vệ sinh công cộng, trong đó có nhà vệ sinh bệnh viện, do đại học Y khoa Florida (Mỹ) thực hiện cho thấy các tay nắm cửa, hộp đựng khăn giấy, chai đựng nước sát khuẩn ở những nơi này ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, đôi lúc quá nhiều không thể đếm xuể được. Vì thế, khi chạm tay vào những vật dụng này người ta có nguy cơ nhiễm phải mầm bệnh. Những khảo sát như thế chưa có ở nước ta.
Trong khi đa số bệnh viện chưa đầu tư đúng mức cho nhà vệ sinh, một vài bệnh viện ở TP.HCM bắt đầu quan tâm đến chuyện này. Tại bệnh viện Nguyễn Trãi, khu khám ngoại trú được cải tạo lại, sáng sủa và sạch đẹp hơn trước, đặc biệt có một nhà vệ sinh sạch đẹp luôn có nhân viên túc trực chùi rửa. Sáng 7.12, sau khi đi vệ sinh ra, ông Long, cán bộ hưu trí thường đến khám bệnh, nói: “Tôi khám ở đây nhiều năm, thấy bệnh viện bắt đầu quan tâm đến bệnh nhân, điển hình là xây nhà vệ sinh mới này”.
Nhưng bất ngờ nhất vẫn là bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM với một nhà vệ sinh “5 sao” mới xây dựng trên lầu 2. Một người viết ngắn gọn gửi ban giám đốc: “Chúng tôi cảm nhận như đi vệ sinh ở sân bay quốc tế”. Bệnh nhân Kim Nga cũng đồng tình: “Nhà vệ sinh quá tốt, hiện đại bằng khách sạn 5 sao”.
Nhận xét này không quá vì nhà vệ sinh ở đây khá rộng rãi, có cây xanh khử mùi, sử dụng vòi nước cảm ứng, có xà phòng rửa tay, máy sấy tay, bồn tiểu nam xả nước tự động, đặc biệt có cả phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật.
BSCK 2 Nguyễn Ánh Tuyết, phó giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết: “Qua khảo sát trải nghiệm người bệnh, chúng tôi thấu hiểu được nhu cầu và sự mong đợi của người bệnh mỗi khi đến bệnh viện. Thêm vào đó, kiốt khảo sát sự không hài lòng của bệnh nhân do sở Y tế triển khai cũng xác nhận nhà vệ sinh là nơi bệnh nhân không hài lòng nhất. Từ đó, bệnh viện quyết tâm đầu tư nâng cấp toàn hệ thống nhà vệ sinh ở khoa khám bệnh, nơi tiếp đón 4.000 lượt khám chữa bệnh hàng ngày,chưa kể số thân nhân bệnh nhân đi kèm”.
Theo Danviet
16 học sinh nhập viện sau bữa ăn trưa ở trường
Sau khi ăn uống ở căng tin của trường, nhiều học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói và đi cầu nhiều lần. Những em này sau đó được giáo viên đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Trưa 15.12, bệnh viện đa khoa Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đang điều trị cho 16 học sinh có biểu hiện của ngộ độc thực phẩm.
Những em này là học sinh lớp 5 của Trường tiểu học Hưng Lộc (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất). Vào 10h cùng ngày, khi các em đang học ở trường thì có biểu hiện đau bụng, nôn ói, có học sinh đi cầu nhiều lần.
Học sinh ăn trưa ở trường. Ảnh minh họa.
Lúc này, các giáo viên của trường đã đưa học sinh đến bệnh viện đa khoa Dầu Giây. Theo các bác sĩ của bệnh viện, các học sinh có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm. Hiện, các học sinh được lưu lại bệnh viện để theo dõi.
Theo học sinh, sáng cùng ngày, các em ăn món bún, nui ở căn tin của trường học. Một số khác mua xôi ở ngoài để ăn. Đến 10h thì xảy ra vụ việc.
Trưa cùng ngày, bệnh viện đa khoa Dầu Giây đã cử cán bộ phối hợp với các cơ quan liên quan xuống trường học lấy mẫu thức ăn để đưa đi xét nghiệm, phân tích, làm rõ vụ việc.
Theo Ngọc An (Zing)
Phó chủ tịch Hội phụ nữ huyện tử vong do điện giật Bà N ra mở cửa nhà sau (nằm trong dãy tập thể dành cho nhân viên của Huyện ủy huyện U Minh) thì không may bị điện giật ngã xuống đất. Chiều 13.12, thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) cho biết: Phó Chủ tịch của hội là bà N.T.N (37 tuổi) vừa bị tai nạn...