Nhà vệ sinh bẩn có thể gây ra 12 bệnh nguy hiểm này
Giữ sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa một số bệnh và nhiễm trùng như viêm gan.
Giữ sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa một số bệnh và nhiễm trùng như viêm gan – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân là do một số mầm bệnh di chuyển trên bàn cầu, nút xả nước, vòi xịt, tay nắm cửa và các khu vực xung quanh lối đi, theo Boldsky .
Khi những vi khuẩn này dính lên da hoặc xâm nhập vào mũi, miệng hoặc mắt qua tay bị ô nhiễm, sẽ gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng và cả một số bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
Sau đây là những bệnh nguy hiểm có thể lây lan khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn, theo Boldsky .
Liên cầu là loại vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy trong phòng vệ sinh. Nó là nguyên nhân chính của nhiều bệnh nhiễm trùng, kể cả viêm họng hạt. Vì vi khuẩn rất dễ lây lan, nên nó có thể lây nhiễm cho một người qua các đồ vật trong phòng tắm bị ô nhiễm từ người bị bệnh chạm vào các đồ vật như tay nắm cửa, theo Boldsky .
2. Tiêu chảy
Khi đi du lịch đến một nơi có điều kiện vệ sinh kém, họ cũng có thể bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E. coli, Shigella hoặc một số ký sinh trùng có trên phân.
3. Bệnh lậu
Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây lan qua bệ ngồi trong nhà vệ sinh, theo Boldsky .
Vi khuẩn Streptococci có thể gây nhiễm trùng da từ nhẹ đến nặng như chốc lở và viêm mô hoại tử qua bồn cầu công cộng. Vi khuẩn cũng có thể gây ra nhọt ở mông và kích ứng vùng da quanh hậu môn.
Video đang HOT
5. Viêm phổi
Một nghiên cứu đã chỉ ra sự hiện diện của vi khuẩn viêm phổi trên điện thoại di động của các nhân viên y tế.
Các vi khuẩn được dự đoán là đã truyền đến điện thoại từ nhiều nguồn bao gồm cả bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Điều này có thể đã xảy ra khi một người đã sử dụng điện thoại di động trong khi đi tiểu và không rửa tay, theo Boldsky .
6. Rận mu
Rận mu chủ yếu được tìm thấy ở vùng lông mu. Chúng lây lan chủ yếu qua bệ xí hoặc quan hệ tình dục. Ngứa vùng kín vào ban đêm là triệu chứng chính của bệnh viêm nhiễm.
7. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Thói quen đi vệ sinh kém có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, theo Boldsky .
8. Ban đỏ
Liên cầu nhóm A là nguyên nhân chính gây ra bệnh ban đỏ. Chúng chủ yếu lây lan qua đường niêm mạc hoặc các giọt nhiễm trùng như dịch tiết mũi, hắt hơi hoặc ho.
9. Ngộ độc thực phẩm
Tiêu thụ thực phẩm qua tay bị ô nhiễm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra khi một người không rửa tay sau khi vào nhà vệ sinh công cộng. Việc truyền vi khuẩn Salmonella từ nhà vệ sinh có thể khiến người khác bị bệnh, theo Boldsky .
10. Viêm gan A
Viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng. Các triệu chứng của nhiễm trùng viêm gan A bao gồm sốt, buồn nôn và đau quặn bụng.
Thời gian ủ bệnh của virus kéo dài, đó là lý do tại sao việc nhiễm bệnh thường không được phát hiện, theo Boldsky .
11. Cảm cúm
Virus cảm cúm cũng là một trong những bệnh nhiễm virus phổ biến có thể lây lan khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn. Chúng có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm như nhức đầu, sốt, nghẹt mũi hay chảy nước mũi.
12. Đau quặn bụng
Đau quặn bụng có thể do nhiễm vi khuẩn E.coli qua bồn cầu bị ô nhiễm. Đôi khi, tiêu chảy có thể tiến triển và trở nên tồi tệ hơn gây ra những cơn đau quặn bụng dữ dội kèm theo phân có máu và nôn mửa, theo Boldsky .
Nhà vệ sinh bẩn, bạn có nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm nào?
Dưới đây là những bệnh bạn dễ bị mắc khi để nhà vệ sinh bẩn.
Viêm họng hạt: Streptococcus là vi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong nhà vệ sinh gây ra bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm vọng hạt. Vi khuẩn này rất dễ lây lan từ người qua người thông qua các vật dụng trong phòng tắm.
Tiêu chảy: Tiêu chảy chủ yếu do vi khuẩn salmonella hoặc campylobacter gây ra. Khi bạn sử dụng một nhà vệ sinh bẩn, bạn dễ bị tiêu chảy do lây nhiễm các vi khuẩn này.
Bệnh tả: Bệnh tả thông thường lây lan qua đường phân, môi trường ô nhiễm hoặc trong đất. Do đó, nếu không thường xuyên cọ rửa nhà vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn tả có thể tấn công bạn và gia đình bất cứ lúc nào.
Bệnh lậu: Bệnh lậu thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Nhưng vi khuẩn lậu cũng có thể lây qua bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Vì vậy, để tránh mắc bệnh, bạn cần chú ý tránh để nhà vệ sinh bẩn.
Nhiễm trùng da: Vi khuẩn streptococc có thể gây nhiễm trùng da từ nhẹ đến nặng như chốc lở hay mụn nhọt ở mông, kích ứng da quanh hậu môn. Đặc biệt, vi khuẩn này có thể lây lan trong môi trường không được vệ sinh sạch sẽ.
Viêm phổi: Trong nhà vệ sinh không tự nhiên có vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, nhưng con người có thể mang vi khuẩn này thông qua chiếc điện thoại di động. Vì vậy, bạn cần chú ý tới thói quen sử dụng di động trong nhà vệ sinh của mình.
Rận mu: Rận mu chủ yếu được tìm thấy ở vùng lông mu, chủ yếu lây lan trên bệ nhà vệ sinh hay quan hệ tình dục bừa bãi. Triệu chứng chính là ngứa ngáy vùng kín vào ban đêm.
Nhiễm trùng tiết niệu: Không giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo các chuyên gia, đây còn được coi là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ban đỏ: Liên cầu nhóm A là nguyên nhân gây bệnh ban đỏ và viêm họng hạt. Chúng chủ yếu lây lan qua đường chuyển giao niêm mạc hoặc các giọt bắn như dịch mũi, hắt hơi, ho. Chỉ cần người bệnh ho, hắt hơi trong nhà vệ sinh, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Ngộ độc thực phẩm: Tiêu thụ thực phẩm qua đôi tay bị nhiễm vi khuẩn chắc chắn sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Nguy hiểm hơn, một số nhà vệ sinh bẩn, việc rửa tay sẽ không thể làm sạch hết được vi khuẩn, từ đó tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
3 sai lầm "kiêng cữ" trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu cần bỏ ngay Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, là căn bệnh lành tính và có thể tự điều trị tại nhà. Do đó tình trạng bệnh phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc bệnh nhân. Cũng có những sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu khiến bệnh bị biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. 1....