Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Freud và khái niệm chết
Freud đã có dịp thể nghiệm khái niệm cái chết của mình về mặt xã hội và bản thân. Những phân tích của ông về xung năng chết, sự hủy hoại, say mê giết người đều thành hiện thực.
Bác sĩ Freud được đánh giá cùng Einstein và Marx là ba bộ óc siêu việt đã làm đảo lộn tri thức và cuộc sống của con người thế kỷ XX. Một cuốn từ điển Mỹ có uy tín đã viết: “Trong thế kỷ XX, chỉ có một nhân vật có ảnh hưởng lớn đến tư duy và hành động của con người như Freud, đó là Einstein”. Ảnh hưởng của Freud sâu đậm trong y học, nghệ thuật, triết học, văn học, khoa học xã hội, đạo đức học, phong tục tập quán.
Bác sĩ Freud (1856-1939) là người sáng lập môn phân tâm học.
Freud (1856-1939) là bác sĩ chuyên môn thần kinh và tâm thần người Áo, lập ra môn phân tâm học. Là người gốc Do Thái, vì hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, cuối đời ông phải bỏ nước (1938) sống lưu vong ở Anh cho đến khi chết.
Thuyết Freud đề cập cái sống và cái chết. Giai đoạn đầu tập trung vào cái sống khi phân tích cái Tôi. Phần Tôi vô thức được đánh dấu bởi các xung năng (pulsion). Xung năng là một động lực có tính bản năng, thôi thúc con người tìm thỏa mãn trong những nhu cầu sinh lý cơ bản là ăn uống, sinh dục…
Thỏa mãn những nhu cầu ấy sinh ra khoái cảm (plaisir), cho nên gây ra ham muốn, tức là dục vọng. Ngoài hai xung năng cơ bản trên (ăn uống, sinh dục), còn có xung năng hung tính (công kích kẻ khác để tự bảo vệ, như thú vật). Những khoái cảm của xác thịt nói chung gọi là libido. Nếu bị dồn nén, libido có thể gây nhiễu hoặc bệnh tâm thần, hoặc chuyển hóa thành hoạt động văn nghệ xã hội (theo Nguyễn Khắc Viện).
Từ năm 1920, phân tâm học của Freud bước sang giai đoạn hai, tập trung vào xung năng chết (pulsion de mort), tức là thực chất của xung năng hung tính: ngược với nguyên tắc tìm khoái cảm để sinh tồn, xung năng này chạy theo sự hủy diệt (người khác và bản thân), có thể tìm khoái cảm trong phá phách và chết chóc.
Video đang HOT
Theo tờ báo ảnh của Pháp Le Monde (3/10/2009), Freud đã có dịp thể nghiệm khái niệm cái chết của mình về mặt xã hội và bản thân.
Về mặt xã hội, ông chứng kiến sự mở màn Thế chiến II. Ngày 1/9/1939, Đức Quốc xã tấn công Ba Lan, sau đó thì Pháp và Anh nhập cuộc. Ông theo dõi tình hình cuộc chiến hàng ngày qua đài. Những phân tích của ông về xung năng chết, sự hủy hoại, say mê giết người đều thành hiện thực.
Trong vô thức con người, ai cũng có ít nhiều mầm mống hủy hoại chết chóc của xung năng chết, cần kìm hãm và chống lại bằng văn hóa, văn minh, nghệ thuật lời nói… Tính chất dã man của Đức Quốc xã thể hiện nguyên chất xung năng chết.
Về mặt cá nhân, Freud cũng thể nghiệm xung năng chết khi phải chống chọi 16 năm với căn bệnh ung thư hàm từ năm 1923. Trong suốt 16 năm cuối đời, cái chết gắn liền hàng giờ, hàng phút với thể xác và tinh thần ông, cuộc sống có nghĩa là tập hợp lực lượng thể xác và tinh thần để kháng cái chết. Mỗi năm hai lần mổ hàm, tổng cộng 32 lần.
Freud phải đeo hàm giả mà ông gọi là cái “quái vật”. Mặc dù chạy tia X, khối u vẫn ngày một tăng. Năm 1939, ông bảo: “Tao với mày chung sống đã 16 năm. Để xem ai mạnh hơn ai!”. Dường như bệnh càng tăng thì lý trí của ông càng cao, ông muốn chứng minh lý thuyết của ông là tâm lý có cuộc sống riêng của nó. Nhà văn Áo Zweig đã ca ngợi lòng dũng cảm của Freud chống ung thư: “Ông nói năng rất khó, nhưng không bao giờ chịu bỏ rơi người đối thoại. Với tâm hồn thép của ông, ông có tham vọng đặc biệt là muốn chứng tỏ với bạn bè rằng nghị lực của mình coi thường những hành hạ tầm thường của thể xác. Quả là một cuộc chiến đấu kinh khủng. Mỗi lần gặp ông, thấy bóng thần chết càng rõ ràng hơn trên bộ mặt ông”.
Để giữ được đầu óc minh mẫn, Freud không dùng nhiều thuốc an thần.
Ngày 21/9/1939, Freud cầm tay bác sĩ Schur, người chữa cho mình từ lâu và tâm sự: “Anh đã từng hứa không bỏ rơi tôi khi giờ chết sẽ điểm. Bây giờ thì chỉ còn sự tra tấn đối với tôi nên điều đó không còn ý nghĩa gì”. Ông nói thêm: “Anh thử bàn với con gái Anna của tôi, xem con tôi có cho như thế là đúng không, nếu đúng thì hãy chấm dứt!”.
Anna muốn kéo thêm cuộc sống của bố, nhưng Schur phân tích, nhấn mạnh về cái đau đớn ác nghiệt Freud phải chịu đựng, Anna đồng ý. Schur tiêm 3cc morphine cho Freud , và sau hai ngày hôn mê, Freud ra đi.
Ông không biết được là ba năm sau, bốn chị em gái của ông bị giết trong trại tập trung của Đức Quốc xã. Số phận đã tránh cho ông khỏi phải chịu cơn đau đớn tinh thần kinh khủng nữa. Đó! Cuộc đời của một vĩ nhân!
Theo baoquocte.vn
Biệt giam trắng Hình thức tra tấn tàn khốc nhất từng được con người nghĩ ra
Đối với 'Biệt giam trắng' (white torture) tù nhân sẽ không bị đánh đập hay gây bất kỳ đau đớn nào. Họ chỉ đơn giản là bị biệt giam trong một căn phòng được sơn trắng toàn bộ,
Trong lịch sử loài người, từng có rất nhều hình thức tra khảo được áp dụng trong các cuộc chiến tranh hoặc dành cho những tù nhân. Thế nhưng, có lẽ dù là đánh đập hay tra tấn thể xác thì cũng không thể khủng khiếp bằng việc khủng bố tinh thần, làm đảo lộn nhận thức. Có lẽ chính vì vậy mà vào thế kỷ 20, người ta đã nghĩ ra và áp dụng một hình thức tra tấn được gọi rất mĩ miều bằng cái tên 'Biệt giam trắng'.
Hình thức tra tấn không đau đớn được sử dụng trong nhiều cuộc chiến
Trong các cuộc chiến thế kỷ 20, tù binh chiến tranh được xem là những nguồn khai thác thông tin rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các biện pháp đe dọa, tra khảo gây đau đớn về mặt thể xác cũng dễ dàng thu được tin tức. Vì thế, hình thức tra tấn đã được áp dụng để thay thế trong một vài trường hợp đặc biệt. Một trong số các hình thức tra tấn tinh thần nổi tiếng nhất thường được nhắc đến có tên 'Biệt giam trắng'.
Tù nhân chỉ đơn giản là bị giam vào một căn phòng màu trắng
Trái ngược với những hình thức tra tấn thể xác, đối với 'Biệt giam trắng' (white torture) tù nhân sẽ không bị đánh đập hay gây bất kỳ đau đớn nào. Họ chỉ đơn giản là bị biệt giam trong một căn phòng được sơn trắng toàn bộ, không đồ đạc, chiếu sáng 24/24 bằng bóng đèn trắng và cách âm hoàn toàn. Dù tù nhân vẫn được dùng thức ăn để duy trì sự sống, tuy nhiên đến cả thức ăn cũng có màu trắng. Nói tóm lại, thế giới của tù nhân khi chịu hình thức tra trấn này gắn liền với màu trắng.
Hậu quả khủng khiếp mà 'Biệt giam trắng' gây ra
Về cơ bản, việc tống giam không gây thương tổn đến cơ thể, song môi trường chỉ có một màu sắc quá chói cũng như đèn chiếu 24/24 sẽ dễ khiến người bị giam rơi dần rơi vào trạng thái mất ý thức về thời gian. Điều này dẫn đến việc thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng ngủ nghỉ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm cho tâm trí mệt mỏi.
Do không được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên lẫn chịu cách âm hoàn toàn, tù nhân dần xuất hiện cảm giác bứt rứt do thiếu đi những cảm quan về thời gian, nhiệt độ, môi trường và tương tác với thế giới bên ngoài.
Thông thường, sau 1 - 2 tuần biệt giam, phần lớn tù nhân bắt đầu xuất hiện các ảo tưởng không tỉnh táo. Những tù nhân không có sức chịu đựng sớm đầu hàng, họ bắt đầu la hét, hoảng loạn cũng như không còn khả năng kiểm soát tâm trí hay cảm xúc. Sự ngột ngạt, bí bức làm cho họ nghĩ về cái chết. Đây là lúc các quản tù sẽ đưa họ ra khỏi phòng tra tấn để khôi phục lại giác quan để thực hiện các biện pháp tra khảo khác. Và ký ức tồi tệ về 'Biệt giam trắng' thường khiến phạm nhân sơ hãi, họ không có lựa chọn nào ngời việc khai báo.
Tuy nhiên, trên thế giới từng ghi nhận một vài trường hợp mà ý chí con người hoàn toàn thắng được biện pháp tra tấn khủng khiếp này. Cá biệt, có những tù nhân chiến tranh thậm chí còn sống rất khỏe mạnh trong phòng biệt giam với thời gian kỷ lục lên đến 4 năm 4 tháng mà vẫn giữ được minh mẫn.
Theo Green/ Nhịp Sống Việt/Tổ Quốc
Rắn kịch độc khổng lồ bỏ mạng trong hàm cá sấu Một cái kết bi thương cho loài rắn kịch độc khổng lồ. Một cuộc chiến giữa rắn lục Rusell và cá sấu đã diễn ra vô cùng kịch liệt và chiến thắng đã giành cho kẻ mạnh hơn. Con cá sấu trong câu chuyện này là một con cá sấu chưa trưởng thành, kích thước không nhỉnh hơn rắn hổ lục là bao...