Nhà văn Australia tự nhận là cựu điệp viên Trung Quốc
Yang Hengjun, nhà văn Australia bị giam ở Bắc Kinh với tội danh gián điệp, từng viết thư nói mình là cựu điệp viên Trung Quốc.
Feng Chongyi, một học giả ở Sydney, Australia, hôm nay công bố bức thư được cho là của nhà văn Yang gửi cho ông vào tháng 5/2011, trong đó Yang thừa nhận từng làm gián điệp cho Trung Quốc.
Trong bức thư gửi thầy giáo cũ Feng, Yang tiết lộ rằng mình từng làm việc cho Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) trong một thập kỷ kể từ năm 1989. Yang cho hay ông làm việc cho MSS ở Hong Kong từ năm 1992 cho đến khi Anh trao trả thành phố cho Trung Quốc vào năm 1997, sau đó chuyển tới Washington, Mỹ.
Yang cho biết “vỏ bọc” ở Hong Kong của ông là nhân viên một công ty du lịch, trong khi ở Washington, ông làm việc với tư cách là nhà nghiên cứu. Feng nói thêm sau khi đến Australia vào năm 1999, Yang đã rời MSS và trở thành công dân nước này vào năm 2002.
Video đang HOT
Nhà văn Yang Hengjun. Ảnh: Twitter/ yanghengjun.
Yang được cho là đã yêu cầu công an Quảng Châu, từng thẩm vấn ông hồi năm 2011, liên hệ với MSS để xác nhận thân phận của ông dù đã rời cơ quan này nhiều năm trước. Công an Quảng Châu hiện chưa xác nhận về việc giam và thẩm vấn Yang năm 2011.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chưa bình luận về thông tin Yang từng làm việc cho MSS ở Hong Kong và Washington.
Feng cho biết thêm nhà văn Yang, 55 tuổi, đang đối mặt mức án tối thiểu 10 năm tù sau khi chính quyền Trung Quốc cáo buộc ông đe dọa an ninh quốc gia bằng cách tham gia hoặc nhận nhiệm vụ từ một tổ chức gián điệp chưa được tiết lộ.
Tuy nhiên, việc Yang tự tuyên bố ông từng làm gián điệp cho Trung Quốc hay một số chi tiết khác trong thư ông gửi Feng vẫn chưa được xác nhận. Các luật sư của nhà văn Yang ở Bắc Kinh cũng được cho là bị cấm nói với truyền thông về phiên tòa xét xử ông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trước đó đã xác nhận nhà văn Yang bị truy tố về tội gián điệp hôm 7/10 và phiên điều trần đầu tiên đang được tiến hành.
“Giới chức Trung Quốc hữu quan đang xử lý sự việc theo đúng quy định của pháp luật và các quyền hợp pháp của Yang vẫn được đảm bảo”, ông Triệu nói.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Australia Marise Payne tuần trước cho biết chính phủ nước này không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc gián điệp nhằm vào nhà văn Yang.
Yang Hengjun, nhà văn kiêm nhà bình luận chính trị người Australia, bị bắt hồi tháng 1/2019 tại sân bay khi cùng vợ con từ Mỹ về Quảng Châu. Sau vài tháng giam giữ Yang, Trung Quốc hôm 23/8/2019 phát lệnh bắt ông này với cáo buộc hoạt động gián điệp.
Sự việc của Yang Hengjun được cho là tiếp tục làm trầm trọng thêm mối quan hệ Canberra – Bắc Kinh vốn căng thẳng vì nhiều vấn đề. Trung Quốc được cho là đang “trong tầm ngắm” về chống can thiệp nước ngoài của Australia, song Bắc Kinh nhiều lần bác cáo buộc này.
Quan hệ hai nước cũng trở nên nghiêm trọng do nhiều vấn đề như thương mại và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là sau khi Canberra kêu gọi mở điều tra độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
New Zealand ngưng hiệp ước dẫn độ với Hong Kong
Tiếp sau Anh, Australia và Canada, Chính phủ New Zealand vừa quyết định chấm dứt hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi luật an ninh quốc gia mới chính thức có hiệu lực ở đặc khu.
Theo Sputnik, Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters thông báo quyết định trên trong một tuyên bố phát đi ngày 27/7. Ông Peters nói, Chính phủ New Zealand có thể cân nhắc lại quyết định tùy theo đánh giá về lập trường của nhà chức trách Trung Quốc.
Tuyên bố của lãnh đạo Bộ Ngoại giao New Zealand cũng đề cập tới những thay đổi khác trong mối quan hệ giữa nước này với Hong Kong.
"Trước hết, chúng tôi sẽ thay đổi cách quản lý các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Hong Kong. Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ coi việc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ phục vụ quân đội hoặc cả mục đích dùng trong dân sự và quân sự sang Hong Kong như đang áp dụng với Trung Quốc. Thứ hai, chúng tôi cập nhật các khuyến nghị về đi lại nhằm cảnh báo người New Zealand về các rủi ro vì luật an ninh mới (ở Hong Kong)", trích tuyên bố của ông Peters.
Như vậy, kể từ khi luật an ninh quốc gia mới bắt đầu có hiệu lực ở Hong Kong vào ngày 1/7 vừa qua, đã có 4 nước gồm Anh, Canada, Australia và New Zealand đình chỉ các hiệp ước dẫn độ với đặc khu này. Mỹ cũng đang cân nhắc các động thái tương tự sau khi Tổng thống Donald Trump ngày 14/7 ký một dự luật và một sắc lệnh hành pháp chấm dứt các ưu đãi, kể cả thương mại dành cho Hong Kong suốt nhiều năm qua
24 chiến hạm Indonesia diễn tập trên Biển Đông Hải quân Indonesia tổ chức diễn tập gần quần đảo Natuna ngày 21-24/7, động thái có thể nhằm phô diễn sức mạnh trước yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. 24 chiến hạm hải quân Indonesia, trong đó có hai khu trục hạm và 4 hộ vệ hạm, hồi giữa tuần tham gia cuộc diễn tập 4 ngày gần quần đảo Natuna, phía...