Nhà tuyển dụng chia sẻ kiểu CV bị ghét nhất khi đi xin việc, dân mạng liền vỗ mặt: HR như này chỉ khổ sinh viên!
Quan điểm của nhà tuyển dụng về CV của sinh viên đang nhận về nhiều bình luận tranh cãi trên MXH.
Băn khoăn lớn nhất của sinh viên khi apply chính là không có nhiều kinh nghiệm làm việc. Không phải ai cũng có thể vừa đi học vừa đi làm thêm, nên thường trong CV của ứng viên chỉ ghi được vài dòng tạm bợ, trong đó chủ yếu là kinh nghiệm tham gia các hoạt động tập thể.
Song một bản CV ghi nhiều hoạt động trong CLB thì có ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?
Mới đây, ý kiến của một HR về chuyện này đã gây tranh cãi trên mạng xã hội: “Kiểu CV mà mọi người chán nản nhất là gì? Mình trước nhé. Hoạt động phong trào đoàn đội ghi dài như sớ, chiếm chắc phải 1/2 cái CV. Gọi lên phỏng vấn cũng toàn kể hoạt động đoàn đội, tình nguyện mà kinh nghiệm làm việc lại không có”.
Quan điểm của nhà tuyển dụng gây tranh cãi (Ảnh chụp màn hình)
Dòng tâm sự của nhà tuyển dụng này lập tức gây tranh cãi. Nhiều người đã hỏi ngược lại HR rằng: Sinh viên mới ra trường chưa đi làm việc được nhiều, nếu không ghi kinh nghiệm đoàn hội thì biết ghi cái gì?
Kinh nghiệm tham gia hội nhóm cũng không phải không cần thiết. Nhiều bạn trẻ giữ vị trí khá cao trong CLB như trưởng nhóm nội dung, leader nhân sự… điều này cũng chứng tỏ bạn đó có tiếng nói trong cộng đồng, cũng là người nhanh nhẹn và nhiệt tình.
Video đang HOT
Nhiều dân mạng đã lên tiếng đáp trả ý kiến của nhà tuyển dụng kia:
Bạn S.L cho hay: “Mình nghĩ sinh viên tham gia hoạt động đoàn đội cũng thể hiện tinh thần năng nổ của bản thân. Thông qua phỏng vấn, HR có thể đoán được tính cách và thái độ khi ứng viên kể về các câu chuyện hoặc trải nghiệm khi đi hoạt động. Kinh nghiệm làm việc có thể đào tạo và tích lũy được. Chỉ cần người có chí tiến thủ. 1 HR sâu sắc và chuyên nghiệp sẽ không phán xét con người chỉ thông qua một tờ giấy mà sẽ nhìn nhận sự việc đa chiều. Mình tin là vậy”.
Trong khi đó, bạn T.T lại nêu ra cái khổ của các bạn sinh viên: “Chính ra sinh viên khổ nhỉ. Vừa phải học giỏi, vừa phải có thời gian đi làm cho có kinh nghiệm trước khi ra trường. Ngành nào đòi hỏi kỹ năng giao tiếp thì phải tham gia hoạt động đoàn đội. Nếu có khả năng đa-zi-năng như vậy thì mình đã xin học bổng đi du học tiếp” .
Một dân mạng lại bày tỏ ý kiến: “Sinh viên mới ra trường đa số không biết ghi gì vào CV. Các hoạt động tình nguyện cũng thể hiện được bản chất con người để đánh giá mà. Nếu HR tốt bụng thấy như thế không hay có thể mail góp ý cho các bạn sinh viên chứ đừng đăng công khai lên làm gì”.
Không phải cứ ghi kinh nghiệm đi làm vô tội vạ là HR sẽ thích đâu! (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, cũng có một số ý kiến đóng góp cho quan điểm của nhà tuyển dụng trên. Thực tế, nhiều bạn sinh viên không tìm hiểu trước về môi trường làm việc, cứ có cái gì cũng ghi đại vào CV.
Ví dụ như bạn apply vị trí IT nhưng CV lại chỉ toàn kinh nghiệm làm content cho các page trường thì cũng không thể gây ấn tượng được trong mắt nhà tuyển dụng. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị đánh giá thấp vì không tìm hiểu kĩ về công việc.
Suy cho cùng, kinh nghiệm hoạt động trong CLB không phải là thừa thãi. Chỉ là khi apply vào công việc nào đó, hãy nêu các kinh nghiệm phù hợp với vị trí này. Có thế thì HR mới không nhận xét bạn là người lan man và không có định hướng trong công việc.
Nhà tuyển dụng hỏi: "Trong trường hợp nào, 1 + 1 = 3?", nam ứng viên không nao núng: "Quá đơn giản"
Còn bạn thì sao, bạn có nghĩ được đáp án cho câu hỏi hóc búa này không?
Phỏng vấn là một quá trình mà hầu hết các ứng viên đều phải trải qua nếu muốn có được một công việc nào đó. Vấn đề ở đây là hiện tại, có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn bắt đầu trở nên chú trọng hơn với việc đánh giá trí tuệ cảm xúc của ứng viên, thay vì chỉ chăm chăm đòi bằng cấp hay kinh nghiệm. Và kết quả là bộ sưu tập những câu hỏi tuyển dụng oái oăm, hóc búa đã ra đời.
Vương Bằng là một sinh viên mới ra trường. Sau khi tốt nghiệp, Vương Bằng đã apply ở nhiều công ty khác nhau nhưng đều không nhận được hồi âm. Trong lúc chuẩn bị bỏ cuộc để học cao hơn, anh chàng nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty bất động sản nổi tiếng trong nước. Điều này khiến Vương Bằng cảm thấy rất bất ngờ.
Đến phỏng vấn cùng buổi với Vương Bằng còn có 2 ứng viên khác. Người chịu trách nhiệm phỏng vấn họ là một nữ lãnh đạo sở hữu ngoại hình rất xinh đẹp, rất có khí chất. Sau màn giới thiệu ngắn gọn và trả lời một vài vấn đề chuyên môn, người phỏng vấn bất ngờ đưa ra một câu hỏi khiến cả 3 ứng viên ngơ ngác.
"1 cộng 1 = 3 là phép tính chính xác, tại sao?" , người phỏng vấn hỏi.
Câu hỏi của nhà tuyển dụng khiến các ứng viên "đứng hình" (Ảnh minh họa)
Dù khá bối rối nhưng 1 trong số 3 người đã nhanh chóng giơ tay phát biểu. Người này nói: "Tôi từ chối trả lời câu hỏi của cô. Tôi cho rằng đây không phải câu hỏi thích hợp với một cuộc phỏng vấn cho một vị trí chuyên môn. Nếu cô khăng khăng hỏi như vậy, tôi nghĩ nó chẳng mang lại ích lợi gì. Công ty của các cô quá kì quái, không làm cũng được" . Nói xong, người này đi thẳng về hướng cửa và ra về.
Người trả lời thứ 2 là một cô gái. Cô gái cầm tờ giấy trên tay và lập luận: "Tôi đã tính thử rồi. 1 cộng 1 = 3 chỉ có thể thành lập nếu đó là một phép tính sai. Cô hỏi câu này là vì muốn chúng tôi sửa sai giúp cô ư?" . Cô gái trả lời bằng giọng điệu khá tự tin, có vẻ như cô cho rằng mình đã đáp đúng ý người phỏng vấn. Nhưng kết quả, người phỏng vấn chỉ lắc đầu và chuyển tờ câu hỏi cho Vương Bằng.
Thấy 2 người đầu liên tiếp thất bại, Vương Bằng tỏ ra khó lo lắng. Tuy nhiên sau một hồi lấy lại bình tĩnh, nam thanh niên vẫn dõng dạc đáp: "Quá đơn giản! Một người đàn ông kết hôn với một người phụ nữ và cả hai có với nhau một đứa con. Đây là cách phép tính 1 cộng 1 = 3 được thành lập".
Câu trả lời cho thấy Vương Bằng có EQ rất cao (Ảnh minh họa)
Nghe xong, người phỏng vấn mỉm cười và thông báo Vương Bằng đã thành công "qua cửa". Cũng tại cuối buổi phỏng vấn, nữ lãnh đạo này đã giải thích lý do vì sao Vương Bằng là người duy nhất được lựa chọn.
" Tôi hiểu kỹ năng nghiệp vụ của cả 3 người. Tuy nhiên, vị trí chúng tôi đang tuyển dụng là quản lý chăm sóc khách hàng, đây là bộ phận yêu cầu EQ rất cao. Tôi thấy hài lòng nhất với phần trả lời của ứng viên thứ 3. Ngay cả trong lúc căng thẳng nhất, cậu ấy vẫn có thể dễ dàng đưa cho tôi một câu trả lời thuyết phục. Đây là yêu cầu cơ bản nhất chúng tôi hy vọng một ứng viên có" , cô nói.
Học sinh cấp 3: Mỗi tháng mẹ cho 600k, "nướng" luôn một nửa cho sàn thương mại điện tử nhưng không thể dừng "chốt đơn" Có lẽ bạn sẽ cực kì ngỡ ngàng khi tính số tiền đã tiêu tốn vào các sàn thương mại điện tử bấy lâu nay đấy! "Tao nhất định sẽ xoá sàn thương mại điện tử!", câu nói này nghe quen không, alo alo? Ừ thì nó cũng giống như chuyện hứa ngủ sớm, hứa tập thể dục, hứa ăn uống healthy ấy...