Nhà tù nhỏ nhất thế giới, chỉ có 2 phòng giam
Đảo Sark, hòn đảo nhỏ nhất thuộc quần đảo Channel nằm giữa Pháp và Anh, là nơi có nhà tù nhỏ nhất thế giới vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.
Theo trang Oddity Central (Anh), không xe cộ, không đường sá và không có đèn đường, nhưng đảo Sark có một nhà tù nhỏ được xây dựng từ năm 1856. Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận rằng đây là nhà tù nhỏ nhất thế giới.
Nằm trên hòn đảo hoang sơ có diện tích chỉ 8km2 với gần 600 dân, nhà tù này chỉ có 2 phòng giam nhỏ và không có cửa sổ. Một phòng có diện tích 3,4 m2 và phòng còn lại có diện tích 4,3 m2, tách nhau bởi một hành lang hẹp. Mỗi phòng giam chỉ kê vừa một chiếc giường nhỏ bằng gỗ với chiếc đệm mỏng làm chỗ ngủ cho tù nhân. Theo quy định, các tù nhân chỉ có thể bị giam ở đây tối đa 2 ngày, sau đó phải chuyển đến cơ sở nhà tù lớn hơn trên đảo Guernsey gần đó.
Theo trang web Sark Estate, năm 1832, Tòa án Guernsey đã đề xuất xây dựng một nhà tù mới vì nhà tù ban đầu được cho là không phù hợp. Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp, phải mất hơn hai thập kỷ, chính quyền mới bắt đầu xây dựng cơ sở giam giữ mới. Nhà tù mới hoàn thành vào năm 1856 và đi vào hoạt động kể từ đó.
Video đang HOT
Cơ quan thực thi pháp luật trên đảo không nhận được báo cáo tội phạm thường xuyên, nhưng về mặt kỹ thuật, nhà tù vẫn hoạt động và thu hút khách du lịch tò mò.
Trải qua năm tháng, nhà tù nhỏ nhất thế giới có rất ít thay đổi về cấu trúc. Tuy nhiên, công trình này đã được trang bị điện và hệ thống sưởi.
Hàng trăm tù nhân trốn thoát khỏi nhà tù sau khi bạo lực leo thang ở thủ đô Haiti
CNN đưa tin, hàng trăm tù nhân đã trốn thoát khỏi Nhà tù Quốc gia Haiti ở thủ đô Port-au-Prince sau khi cuộc giao tranh nổ ra ngày 2/3.
Binh sĩ Haiti gác tại thủ đô Port-au-Prince. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Liên đoàn Cảnh sát Haiti đã kêu gọi tất cả các sĩ quan ở thủ đô sử dụng ô tô và vũ khí tham gia hỗ trợ cảnh sát, để chiến đấu duy trì quyền kiểm soát nhà tù Quốc gia Haiti ở thủ đô Port-au-Prince, đồng thời cảnh báo rằng nếu những kẻ tấn công thành công thì "sẽ không ai ở thủ đô có thể thoát được vì sẽ có thêm 3.000 tên cướp hoạt động".
CNN dẫn nhiều nguồn tin an ninh ở Port-au-Prince cho biết thêm bắt đầu từ ngày 29/2, làn sóng bạo lực nhắm vào các đồn cảnh sát, sân bay quốc tế và Nhà tù Quốc gia gia tăng mạnh và đây là điều chưa từng có trong nhiều năm. Vụ tấn công giết chết ít nhất 4 người và đốt cháy một số đồn cảnh sát. Trong khi đó, các hãng hàng không cũng phải tạm dừng các chuyến bay cùng ngày do tiếng súng nổ gần sân bay.
Ngày 1/3, Đại sứ quán Mỹ tại Haiti đã đưa ra các cảnh báo an ninh, cảnh báo về tiếng súng và sự gián đoạn giao thông gần các nhà ga nội địa và quốc tế, cũng như các khu vực xung quanh.
Các cuộc đụng độ vũ trang diễn ra sau một loạt các cuộc biểu tình bạo lực đã diễn ra được một thời gian, nhưng trở nên nguy hiểm hơn trong những ngày gần đây, khi Thủ tướng Ariel Henry sang thăm Kenya để hoàn tất các chi tiết với Tổng thống Kenya William Ruto về việc triển khai một phái đoàn hỗ trợ an ninh đa quốc gia tới Haiti.
Hôm 1/3, thủ lĩnh liên minh các băng đảng ở Haiti - Jimmy Cherizier, còn được gọi với biệt danh Barbecue, tuyên bố sẽ tiếp tục các nỗ lực lật đổ Thủ tướng Ariel Henry. Cherizier là cựu sĩ quan cảnh sát, hiện đứng đầu một liên minh băng đảng và phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ cả Liên hợp quốc và Bộ Tài chính Mỹ.
Trong một phát biểu đưa ra cùng ngày, Cherizier yêu cầu Cảnh sát Quốc gia Haiti cùng quân đội bắt giữ Thủ tướng Henry để giải phóng và thay đổi đất nước.
Đối với người dân nước này, họ thất vọng và bất mãn với Thủ tướng Ariel Henry vì ông không có khả năng kiềm chế tình trạng bất ổn đã bùng lên từ tháng 2, và nhiều lần hoãn kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống.
Theo thỏa thuận trước đó, Thủ tướng Ariel Henry cam kết tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực trước ngày 7/2. Hôm 28/2, các nhà lãnh đạo cộng đồng Caribe cho biết Thủ tướng Haiti - Ariel Henry đã đồng ý tổ chức cuộc tổng tuyển cử chậm nhất là vào ngày 31/8/2025.
Haiti đã phải hứng chịu làn sóng bất ổn và bạo lực băng đảng trong những năm gần đây. Các băng nhóm ngày càng hùng mạnh và bất ổn chính trị gia tăng kể từ vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Mose năm 2021. Trước đó, ông Haiti Jovenel đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình kêu gọi từ chức vì cáo buộc tham nhũng và tuyên bố rằng nhiệm kỳ 5 năm của ông đã hết.
Nhà tù bị các băng đảng nhắm đến nổi tiếng vì điều kiện cực kỳ đông đúc và mất vệ sinh. Theo CNN, đã có hàng trăm tù nhân đã trốn thoát sau cuộc tấn công. Liên đoàn Cảnh sát đã kêu gọi hỗ trợ để ngăn chặn các tù nhân, trong số đó có nhiều người được coi là tội phạm nghiêm trọng, với một số thủ lĩnh băng đảng và 18 cựu binh Colombia bị buộc tội đã giết Tổng thống Jovenel Mose.
Năm 2023, hơn 8.400 người được cho là đã thiệt mạng, bị thương hoặc bị bắt cóc - cao hơn gấp đôi con số được báo cáo vào năm 2022.
Các băng nhóm tham chiến kiểm soát phần lớn thủ đô Port-au-Prince, cắt đứt các tuyến cung cấp quan trọng cho phần còn lại của đất nước. Các thành viên băng đảng cũng đã khủng bố người dân ở thành phố, buộc hơn 300.000 người phải rời bỏ nhà cửa giữa làn sóng giết người bừa bãi, bắt cóc, đốt phá và cưỡng bức.
Khoảng 1.100 người đã thiệt mạng, bị thương hoặc bị bắt cóc chỉ trong tháng 1/2024, thời điểm mà Liên hợp quốc gọi là tháng bạo lực nhất trong hai năm.
Ecuador: Trên 40 nhân viên trại giam bị bắt làm con tin đã được trả tự do Ngày 13/1, cơ quan quản lý nhà tù SNAI của Ecuador thông báo hơn 40 nhân viên trại giam bị tù nhân bắt làm con tin đã được trả tự do, trong bối cảnh quốc gia này đang phải chật vật đối phó với thực trạng bạo lực băng đảng tàn bạo. Nhà tù Turi ở Cuenca (Ecuador), một trong những địa điểm...