Nhà Từ Liêm báo lãi quý 2 chỉ bằng 1/2 cùng kỳ
Ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến doanh thu và lãi ròng của CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) giảm sâu trong quý 2 cũng như bán niên 2020.
Riêng quý 2, doanh thu thuần của Công ty đạt 102 tỷ đồng chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp giảm 47% về 60 tỷ đồng.
Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính không đáng kể trong khi chi phí tài chính được ghi âm 1,7 tỷ đồng nhờ hoàn nhập dự phòng chứng khoán.
Tuy nhiên chi phí bán hàng tăng cao từ 139 triệu đồng lên 3,5 tỷ đồng do thực hiện các công tác bán hàng tại dự án, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 8%.
Video đang HOT
Do vậy, NTL báo lãi ròng trong quý 2 ở mức 42 tỷ đồng, giảm phân nửa so cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần đạt 143 tỷ đồng giảm 69% so với cùng kỳ, lãi ròng đạt 54 tỷ đồng, giảm 55%.
Theo giải trình, lợi nhuận giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên tiến độ bán hàng và thu tiền bị chậm dẫn đến doanh thu cũng bị sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty nhận định sức ảnh hưởng của dịch bệnh đối với thiệt hại kinh tế của đất nước là rất lớn, tuy nhiên công ty vẫn đang nỗ lực để tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển dự án nhằm phấn đấu đảm bảo kế hoạch năm 2020 đề ra.
Tính đến 30/6, NTL đang có 1.160 tỷ đồng hàng tồn kho trong đó chủ yếu chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tập trung tại Dự án Dịch Vọng, KĐTM Bắc Quốc lộ 32 và Dự án khu 23ha Bãi Muối.
Khoản nợ phải trả chiếm 633 tỷ đồng, tương ứng 38% nguồn vốn, trong đó nợ vay tài chính ngắn hạn chiếm 215 tỷ đồng, tăng 28% so đầu năm.
Tổng hạn mức cho vay tín chấp dành cho các nhà bán hàng online của UOB Việt Nam tăng 6 lần sau 1 năm
Chương trình cho vay tín chấp dành cho các nhà bán hàng thương mại điện tử UOB BizMerchant của Ngân hàng UOB Việt Nam vừa được trao giải thưởng Sáng kiến tài chính toàn diện từ Tạp chí The Asian Banker năm 2020.
Tại Việt Nam, đây là chương trình đầu tiên cung cấp khoản vay cho các nhà bán hàng thương mại điện tử dựa trên việc đánh giá số liệu kinh doanh ngoài hồ sơ tài chính.
Được giới thiệu đến thị trường vào năm 2018, chương trình vay không cần tài sản đảm bảo UOB BizMerchant tập trung vào việc hỗ trợ các nhà bán hàng thương mại điện tử bằng cách cung cấp vốn vay cần thiết cho các hoạt động phát triển kinh doanh.
Ngân hàng UOB Việt Nam đã sử dụng hệ thống xét duyệt tín dụng dựa trên việc phân tích bộ dữ liệu rộng hơn, như doanh số bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, nhằm đánh giá khả năng và hạn mức cho vay.
Vào năm 2019, Ngân hàng đã nâng cấp mô hình xét duyệt tín dụng để phù hợp với dữ liệu doanh số bán hàng trích xuất được từ từng sàn thương mại điện tử, nhờ vậy mà nhà bán hàng không cần cung cấp thêm các chứng từ tài chính hoặc kế hoạch kinh doanh khi nộp hồ sơ vay.
Thêm vào đó, các nhà bán hàng thương mại điện tử có thể nộp hồ sơ vay trực tuyến thay vì phải trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng, và sẽ nhận được kết quả phê duyệt trên nguyên tắc trong vòng 24 giờ. Nhờ vào việc nâng cấp quy trình phê duyệt này, tổng hạn mức cho vay của Ngân hàng đã cao hơn gấp 6 lần trong năm 2019 so với năm 2018.
Tân Tạo (ITA): Quý 1 lãi 25 tỷ đồng tăng 341% so với cùng kỳ Mặc dù doanh thu chỉ tăng nhẹ nhưng nhờ tiết kiệm giá vốn và chi phí nên Tân Tạo (ITA) báo lãi tăng cao trong quý 1/2020. Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã CK: ITA) đã công bố BCTC quý 1/2020. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 94 tỷ đồng tăng 4,4% so với cùng...