Nhà trường phải kiên quyết không giữ xe phân khối lớn cho học sinh
Hiện nay, tình trạng học sinh (HS) đi xe phân khối lớn đến trường khi chưa có giấy phép lái xe xảy ra phổ biến, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Vẫn còn nhiều học sinh vi phạm luật khi sử dụng xe phân khối lớn và không đội mũ bảo hiểm – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Mặc dù nhà trường thường xuyên phối hợp với lực lượng CSGT để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đề ra giải pháp để ngăn chặn HS đi xe phân khối lớn đến trường, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao.
Hiện nay, lực lượng CSGT chưa quyết liệt trong việc xử lý hành vi vi phạm của HS, còn nương nhẹ, bỏ qua. Khi bắt lỗi vi phạm hoặc tai nạn xảy ra, muốn truy trách nhiệm của phụ huynh về việc giao xe phân khối lớn cho HS thì phụ huynh thường đổ lỗi, né tránh, dẫn đến việc xử lý trách nhiệm, giáo dục, răn đe đối với phụ huynh và HS không hiệu quả.
HS đi xe phân khối lớn đến trường xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, muốn thể hiện mình, muốn tự do khám phá… Nhiều phụ huynh bận công việc, không có thời gian đưa đón nên chủ động giao xe phân khối lớn cho con để tự lái đến trường, vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, do chưa đủ độ tuổi để được cấp giấy phép lái xe nên các em không hiểu pháp luật, không nắm vững các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt là không làm chủ tốc độ nên nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao.
Để chấm dứt tình trạng HS đi xe phân khối lớn đến trường, chính quyền địa phương và nhà trường cần chủ động triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông cho HS và bảo đảm trật tự an toàn giao thông xung quanh khu vực trường học. Tổ chức cho phụ huynh ký cam kết với nhà trường về đội mũ bảo hiểm cho HS khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; không giao xe phân khối lớn cho HS chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Đồng thời, nhà trường kiên quyết không giữ xe phân khối lớn cho HS; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân giữ xe xung quanh trường cam kết không nhận giữ xe phân khối lớn do HS gửi. Đây là những giải pháp căn bản để ngăn chặn tình trạng HS đi xe phân khối lớn đến trường, góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho HS.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cần chú trọng tuyên truyền cho phụ huynh về những tác hại của việc giao xe phân khối lớn cho HS; thông báo các hình thức xử phạt nếu vi phạm và trách nhiệm liên đới nếu tai nạn giao thông xảy ra để phụ huynh biết. Ngoài ra, cần tích cực vận động, khuyến khích HS đến trường bằng xe đạp hoặc các phương tiện giao thông công cộng.
Theo Thanh niên
Người lớn né tránh, người trẻ chơi vơi trước áp lực, trầm cảm
Trầm cảm chưa thực sự là chủ đề được bàn luận cởi mở trong gia đình hay nhà trường ở Việt Nam. Khi dạy về kỹ năng sống, giáo viên cũng thận trọng trước nội dung về trầm cảm và tự tử.
Một học sinh học bài với gia sư tại nhà em - Ảnh: AFP
Nhưng trước thực tế cuộc sống đang rất khác đi, đã đến lúc cộng đồng không thể làm ngơ được nữa mà cần bắt đầu trò chuyện, lắng nghe nhau.
Những áp lực giỏi giang
Rốt cuộc, ai là người chịu trách nhiệm cho những "dấu chấm hết" vì trầm cảm ở tuổi thanh xuân như Sulli - một ngôi sao trẻ của Hàn Quốc? Nhưng không phải với Sulli, không riêng gì với người nổi tiếng. Showbiz có thị phi của showbiz, cuộc đời cũng có thị phi của cuộc đời. Các bạn nhỏ ngày nay cũng sống trong môi trường mạng xã hội, không cách nào thoát khỏi những thị phi hằng hà sa số mỗi ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một số người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cho rằng chính lứa tuổi thiếu niên là đối tượng công chúng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thông tin về thần tượng như Sulli. Khán giả thiếu niên ít nhiều vẫn ngụp lặn trong các vấn đề tâm lý tương tự Sulli.
Sulli từng nói cô kiệt sức vì áp lực sống nhưng không ai lắng nghe - Ảnh: KOREA TIMES
Chị Hà Ngọc Nga (tác giả sách, hiện làm việc trong lĩnh vực giáo dục trẻ em) nhận định: "Thêm một người trẻ rời bỏ cuộc sống vì trầm cảm cho thấy thế giới này đang muốn nuôi một đứa trẻ giỏi giang thay vì một đứa trẻ hạnh phúc".
Để phục vụ nhu cầu có con giỏi giang của các bậc phụ huynh, trên mạng xã hội luôn ngập tràn những mẩu quảng cáo giúp các bậc phụ huynh biến con cái thành siêu nhân như: 5 tuổi nói tiếng Anh như gió, 7 tuổi biết lập trình, 6 tuổi biết tính nhẩm nhanh hơn máy tính...
Có lẽ, những đứa trẻ như Sulli sẽ hạnh phúc hơn nếu không phải gánh trên mình danh hiệu "công chúa SM", trở thành chuỗi trang sức đẹp đẽ cho một công ty đầy quyền lực.
Cuộc sống cần hạnh phúc
Anh Hoàng Dương (giáo viên kỹ năng sống) nói với Tuổi Trẻ: "Theo quan sát của tôi trong quá trình dạy học, áp lực sống đối với các bạn trẻ từ 10 đến 19 tuổi ngày càng nặng nề. Đây là đối tượng học sinh chính của tôi, cũng như các sinh viên cộng tác với tôi. Tôi thấy nhiều em có biểu hiện áp lực, stress, lo âu và cuối cùng là có dấu hiệu trầm cảm".
Khi trò chuyện với lứa tuổi 10 đến 19, anh Dương nhận ra nhiều em có gia đình tan vỡ, cha mẹ ly thân hoặc ly hôn. Điều này khiến các em mất điểm tựa trong cuộc sống hoặc nền tảng giáo dục gia đình tốt, dẫn đến dễ mất phương hướng, vụn vỡ niềm tin và dễ sa vào suy nghĩ tiêu cực.
Theo anh Dương, việc một thần tượng tự tử, lại sau quá trình đối mặt với bệnh tâm lý, sẽ để lại nỗi đau và mất mát sâu sắc ở nhóm khán giả từ 10 đến 19 tuổi. Mặc dù vậy, khi giảng dạy về kỹ năng sống, giáo viên cũng thận trọng trước nội dung về trầm cảm và tự tử. Họ hạn chế đưa chúng vào chương trình vì không lường trước được nguy cơ.
"Trước đây, khi tôi được huấn luyện thực hành công tác xã hội với các chuyên gia người Mỹ ở Đại học New York, có một bài tập là trò chuyện 1-1 với thân chủ là người mắc bệnh tâm lý. Các chuyên gia Mỹ nhắc rất kỹ rằng những từ như "chết" hay "tự tử" được khuyến cáo là không sử dụng", anh Hoàng Dương cho biết.
Nhưng càng thận trọng, càng cân nhắc, để phụ huynh tự nhắc mình nhớ rằng con trẻ mỗi ngày mỗi lớn, mỗi lúc càng đối diện với hằng hà sự dao động phức tạp trong tâm hồn đang va vấp để trưởng thành ấy. Làm thế nào để con trẻ sống hạnh phúc, thay vì nhốt mình trong những nhọc nhằn, rất cần sự thấu suốt từ mẹ cha...
Mới 10 tuổi, cô diễn viên nhí Sulli đã gây ấn tượng vì xuất hiện xinh xắn rạng ngời trong bộ phim Bài ca Seo Dong, được công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc là SM ký hợp đồng, được cưng chiều gọi là "công chúa SM". Thời niên thiếu của cô là đáng mơ ước trong mắt xã hội khi càng lớn càng đẹp rực rỡ, trở thành thành viên tâm điểm trong nhóm nhạc nữ f(x).
Theo tuoitre
Nghịch lý từ các khoản đóng góp ở nhà trường Có trường thu được nhiều quỹ từ các Mạnh Thường Quân khá dồi dào nhưng năm học nào cũng nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh, kêu gọi phụ huynh đóng nhiều khoản. Qua theo dõi thông tin phản ánh trên báo, đài về tình trạng lạm thu các khoản đóng góp đầu năm diễn ra ở nhiều trường nhiều năm gần...