Nhà trưng bày Hoàng Sa rộng hơn 1.200 m2 ở Đà Nẵng

Theo dõi VGT trên

Nhà trưng bày Hoàng Sa có hình “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” sẽ được khởi công xây dựng vào cuối tháng 3 với vốn đầu tư 89.000 USD.

Ngày 27/2, tại trụ sở UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) diễn ra lễ ký hợp đồng tư vấn thiết kế Nhà trưng bày Hoàng Sa.

Trước đó, từ tháng 11/2013, UBND huyện tổ chức cuộc thi thiết kế Nhà trưng bày Hoàng Sa với mục tiêu tìm kiếm đồ án kiến trúc ấn tượng, mang ý nghĩa biểu trưng vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị vừa tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Sau 40 ngày phát động, đã có 43 đồ án của các tác giả trong và ngoài nước tham gia. Hội đồng giám khảo chọn 10 đồ án tốt nhất vào chung khảo và triển lãm lấy góp ý của người dân, du khách.

Nhà trưng bày Hoàng Sa rộng hơn 1.200 m2 ở Đà Nẵng - Hình 1

Mô hình Nhà Trưng bày Hoàng Sa.

Kết quả, thiết kế “Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” (nhóm tác giả Fuminori Minakami, Trần Quốc Thành và Nguyễn Huy Quang) đã được chọn.

Dự kiến, công trình sẽ được khởi công vào cuối tháng 3 tại giao lộ Phan Bá Phiến – Hoàng Sa với diện tích 1.249 m2. UBND huyện Hoàng Sa làm chủ đầu tư, với kinh phí trọn gói 89.000 USD.

Ông Shinsuke Imasaka, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Wright, cho biết ngay từ đầu, công ty đã xác định đây là công trình có ý nghĩa với người dân Đà Nẵng và Việt Nam nên quyết tâm tham gia. Sự đầu tư và nỗ lực đó đã được đền đáp khi UBND huyện Hoàng Sa chọn công ty làm đơn vị tư vấn thiết kế.

Video đang HOT

Tại buổi lễ ký kết, ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đề nghị phía công ty và Ban quản lý dự án xây dựng số 3 hoàn thiện các thủ tục để công trình khởi công đúng tiến độ.

Theo Tri Thức

Lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa

Trong lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra, có thể thấy rõ luận điệu của Trung Quốc đối với chủ quyền Hoàng Sa mâu thuẫn với các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của ông Đặng Tiểu Bình.

Lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa - Hình 1

Dưới đây là lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra. Dân Trí xin được giới thiệu:

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là "Tây Sa") nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22 tháng 5 năm 2014 và ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc lần lượt trong các văn bản A/68/887 và A/68/907. Việt Nam khẳng định rằng các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử.

Các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa

Trong các trao đổi thời gian gần đây, Trung Quốc đã dẫn chiếu đến một số tư liệu như là bằng chứng lịch sử nhằm chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các "tư liệu" này của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu mà Trung Quốc dẫn chiếu tới không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa.

Ví dụ như vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 khi hai tàu Bellona và Umeji Maru bị đắm ở Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, nhà cầm quyền Trung Quốc tại Quảng Đông đã lập luận rằng quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc. Về hành chính, các đảo này không thuộc bất kỳ châu nào của Hải Nam, Trung Quốc và không có cơ quan nào của Trung Quốc có trách nhiệm quản lý quần đảo này. Vì những lý do đó, phía Trung Quốc đã tuyên bố không chịu trách nhiệm về vụ ngư dân cướp tài sản.

Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ 17, các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều đã được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình Việt Nam ban hành là các châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam.

Sau khi Pháp và Việt Nam ký Hiệp định bảo hộ ngày 15 tháng 3 năm 1874 và ngày 06 tháng 6 năm 1884, Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và tuyên bố phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như xây dựng và vận hành đèn biển và trạm khí tượng, thiết lập các đại lý hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên (An Nam), cấp giấy khai sinh cho công dân Việt Na.m sin.h ra tại quần đảo này. Việc Đô đốc Quảng Đông (Trung Quốc) Lý Chuẩn năm 1909 tiến hành hành động thám hiểm và thăm dò Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa mà Việt Nam đã thiết lập vững chắc và được chính quyền bảo hộ Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi hữu hiệu. Pháp đã thay mặt Việt Nam phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và nêu rõ chủ quyền của Hoàng Sa đã được xác lập bởi Việt Nam. Trước yêu sách của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Pháp đã từng đề nghị Trung Quốc giải quyết vấn đề bằng Trọng tài quốc tế (Công hàm của Pháp gửi Trung Quốc ngày 18 tháng 02 năm 1937), nhưng Trung Quốc đã từ chối.

Năm 1946, chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch lợi dụng bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc đã xâm nhập trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 1947, Pháp đã ra tuyên bố phản đối sự xâm nhập này, yêu cầu hai bên tiến hành đàm phán và giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng chính quyền Trung Hoa Dân quốc lại một lần nữa từ chối. Chính quyền Tưởng Giới Thạch sau đó đã rút khỏi đảo Phú Lâm.

Các Hội nghị quốc tế không giao quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc

Trước và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã nhiều lần được đưa ra các hội nghị quốc tế xem xét. Từ ngày 22-26 tháng 11 năm 1943, Hội nghị Cairo với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ra Tuyên bố Cairo (Cairo Communiqué), đưa ra mục tiêu loại bỏ Nhật Bản ra khỏi tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã chiếm đóng từ Chiến tranh Thế giới thứ I năm 1914 và tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Trung Hoa Dân quốc. Tưởng Giới Thạch, đại diện cho Trung Quốc có mặt tại Hội nghị không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hội nghị Potsdam diễn ra từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 1945 với sự tham gia của Lãnh đạo ba nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã ra Tuyên ngôn Potsdam tái khẳng định những nội dung của Tuyên bố Cairo. Đại diện của Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch có mặt tại Hội nghị cũng không hề nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 04 đến 08 tháng 9 năm 1951 có 51 nước tham dự; Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách là thành viên của Liên hiệp Pháp. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị trên cương vị Trưởng phái đoàn Việt Nam. Hội nghị San Francisco đã giải quyết vấn đề quy thuộc một số vùng lãnh thổ ở châu Á - Thái Bình Dương. Tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Liên Xô Andrei A. Gromyko đã thay mặt Trung Quốc đưa ra đề nghị gồm 13 khoản, trong đó có khoản liên quan đến việc Nhật Bản công nhận chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với một số đảo ở Biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa. Với 46 phiếu chống, 3 phiếu ủng hộ và 2 phiếu trắng, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này của Phái đoàn Liên Xô.

Ngay sau đó, ngày 07 tháng 9 năm 1951, phát biểu tại Hội nghị, Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.. Cả 51 quốc gia đều không phản đối Tuyên bố xác nhận chủ quyền đó của Phái đoàn Việt Nam.

Hội nghị Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do các lực lượng của Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Geneva 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc phải tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.

Điều 1 Hiệp định Paris năm 1973 nói rõ tất cả các nước tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lúc này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý, và là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

Tháng 01 năm 1974, Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã ra tuyên bố bày tỏ quan điểm và phản đối hành động của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp về hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, việc sử dụng vũ lực chiếm đóng một vùng lãnh thổ thuộc quốc gia khác không thể tạo ra chủ quyền.

Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc cấm đ.e dọ.a và sử dụng vũ lực nên không thể thiết lập được chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa

Trung Quốc đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1959, một nhóm binh lính Trung Quốc giả dạng ngư dân âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa đã bị lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đậ.p tan. Tám mươi hai (82) "ngư dân" Trung Quốc đã bị bắt. Cả hai hành động xâm chiếm này diễn ra sau khi vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định tại các hội nghị quốc tế như trên mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấ.n côn.g và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.

Bị vong lục ngày 12 tháng 5 năm 1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là "xâm lược không thể sinh ra chủ quyền" đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc

Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Tuyên bố đó liên quan đến các vùng biển, không giải quyết các vấn đề lãnh thổ. Trên thực tế, những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Tháng 9 năm 1975, 17 năm sau Công thư nói trên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với nhà lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng "Trung Quốc có đầy đủ tài liệu chứng minh quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) từ xưa đến nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết". Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5 năm 1988 đã ghi nhận rõ ràng nội dung phát biểu này của Đặng Tiểu Bình, thể hiện nhận thức của Trung Quốc rằng vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.

PV

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng
14:33:29 04/10/2024
Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh
20:04:02 03/10/2024
Tiêu hủy 30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An
10:26:18 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
15:44:49 04/10/2024
B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy
22:04:58 04/10/2024
Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?
06:29:31 05/10/2024
An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh
09:59:43 05/10/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng
10:22:35 05/10/2024

Tin đang nóng

Bà Phương Hằng hát nhạc không xin phép liền bị Chế Linh gọi tên, phán 1 câu sốc
14:33:16 05/10/2024
Anh Thới: vét 32 triệu cho mầm non Làng Nủ, 'Học thay cho con chú nhé'!
14:57:12 05/10/2024
Primmy Trương lần đầu khoe diện mạo quý tử, được nhận xét là "phiên bản mini" của Phan Thành
18:12:42 05/10/2024
Negav lộ gia thế khủng, cỡ nào mà tự tin bỏ học, phát ngôn ngổ ngáo phải xin lỗi
14:23:35 05/10/2024
Chồng trẻ cô dâu Thu Sao đăng đàn bất ổn, phản ứng bất ngờ việc lấy thêm vợ
14:35:21 05/10/2024
Vụ Phan Đạt đăng đàn tố đồng nghiệp: Phương Lan xin lỗi, làm rõ thái độ với 3 sao Vbiz
16:46:10 05/10/2024
Quế Anh kêu cứu thành công, ăn tối cùng Mr.Nawat, "xanh mặt" trước 1 câu hỏi
16:00:18 05/10/2024
3 anh tài nào sẽ ra về trước thềm chung kết Anh trai vượt ngàn chông gai?
14:59:14 05/10/2024

Tin mới nhất

Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa

12:48:14 05/10/2024
Lúc này biển động mạnh, thấy người bị nạn kêu cứu, nhiều người hô hoán. Cách đó khoảng 2 km, một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổ.i cũng chới với khi bị sóng cuốn xa bờ.

Lũ đất đá tương tự làng Nủ: Dấu hiệu nào nhận biết để phòng tránh?

11:46:12 05/10/2024
Nhóm yếu tố thứ hai là các hình thế thời tiết cực đoan thời gian gần đây đã diễn ra ngày càng khốc liệt, trầm trọng hơn và phần nào đó nó liên quan đến những tác động do biến đổi khí hậu.

Xe ô tô 5 chỗ cháy rụi tại huyện Trảng Bom

11:35:25 05/10/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 4-10, xe ô tô biển số 61A-605.90 đang di chuyển trên tuyến đường thuộc khu dân cư tại ấp 1, xã Sông Trầu thì bất ngờ bốc cháy.

Hàng trăm người tham gia dập tắt cháy rừng ở thành phố Hạ Long

11:18:00 05/10/2024
Các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động tối đa công suất chế biến, xuất khẩu lâm sản.

Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép

21:25:58 04/10/2024
Sau đợt sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10/2020, các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân 5 xã vùng cao tại huyện này.

Hình ảnh công binh dùng phà chở người dân sau vụ sập cầu Phong Châu

21:13:41 04/10/2024
Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng đã được Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đưa vào hoạt động.

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi

19:07:13 03/10/2024
Chiều 3/10, tại cuộc họp báo quý 3 năm 2024 của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng loạt cây đổ còn nguyên cả bầu nilon sau khi bị gãy đổ vì bão Yagi.

Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'

19:00:34 03/10/2024
Cô gái ở Tiề.n Giang bị cô ruột cắt trụi tóc vì không làm đám cưới như đã dự định trước đó. Cơ quan công an đang làm rõ vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân

Thế giới

19:57:05 05/10/2024
Quan chức Nga lưu ý: Chúng tôi đã chờ đợi 23 năm. Đó là hồi kết của câu chuyện. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách mà Mỹ và các đồng minh sẽ theo đuổi .

5 ứng cử viên sáng giá thay thế Ten Hag dẫn dắt MU

Sao thể thao

19:56:18 05/10/2024
5 ứng cử viên sáng giá thay thế Ten Hag dẫn dắt MU, bao gồm Gareth Southgate và một huyền thoại của chính đội chủ sân Old Trafford.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.

Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi

Sao châu á

19:35:26 05/10/2024
Phạm Văn Phương sẽ không dự lễ trao giải Kim Chung diễn ra ngày 19/10 ở Đài Loan (Trung Quốc). Lý do vì nữ diễn viên phải cùng con trai chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Vĩnh Long: Phạt chủ trại hòm 15 triệu đồng vì xúc phạm trụ trì

Netizen

18:26:55 05/10/2024
Cho rằng trụ trì chùa ở Vĩnh Long bắt tay với một trại hòm khác kinh doanh hưởng hoa hồng, ông L.H.N đến chùa livestream và bị công an mời làm việc.

Á hậu Kim Duyên đọ sắc cùng Miss Universe 2021

Sao việt

18:21:38 05/10/2024
Sánh đôi cùng Hoa hậu Hoàn vũ 2021 - Harnaaz Sandhu, Á hậu Siêu quốc gia 2022 - Kim Duyên dành trọn tâm huyết và niềm tin vào sự thành công của Miss Cosmo 2024.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!

Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?

Phim châu á

17:12:20 05/10/2024
Cách xây dựng tâm lý nữ chính ngày càng biến chất vấp phải sự lên án dữ dội từ khán giả. Không chỉ riêng nhân vật, mà Baifern Pimchanok - nữ diễn viên đóng vai này ngày càng khiến khán giả chán ghét.

Quế Anh 'bẽ mặt' vì skill mượt của thiếu nữ, đối thủ được Mr. Nawat ưng bụng?

Đẹp

17:06:35 05/10/2024
Mới đây, bàn tiệc chiêu đãi Top 10 Pre-Arrival chính thức được tổ chức. Danh sách người đẹp ăn tối cùng chủ tịch Miss Grand International bao gồm: Myanmar, Indonesia, Cambodia, Philippines, Thailand, India, Spain, Paraguay và Mexico, Vi...

"Có hàng triệu views trên YouTube mà không bán vé được thì người nghệ sĩ đó chưa thực sự có sức hút"

Nhạc việt

16:57:49 05/10/2024
Gần đây, trong buổi talkshow THIÊN THANKS - series talkshow của nam ca sĩ Quốc Thiên, ca sĩ gạo cội Bằng Kiều đã gây chú ý khi phát biểu về khái niệm sức hút thật sự của nghệ sĩ.