Nhà Trắng triệu tập một phiên họp đặc biệt nhằm đối phó Ebola
Ngày 6/10, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã thảo luận việc gia tăng các biện pháp nhằm đối phó với nguy cơ lây lan của virus Ebola, sau khi đã có ít nhất 6 người Mỹ bị lây nhiễm loại virus chết người đã và đang hoành hành nhiều tháng qua tại châu Phi này.
Bệnh viện Trường Đại học Howard, nơi tiếp nhận ca nghi nhiễm Ebola tại thủ đô Washington ngày 3/10.
Phóng viên tại Washington dẫn phát biểu của người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest trong cuộc họp báo thường kỳ cho biết trong ngày 6/10, Tổng thống Obama đã triệu tập phiên họp đặc biệt tại Nhà Trắng với các quan chức hàng đầu về an ninh y tế, an ninh quốc gia và an ninh nội địa, thảo luận các biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây lan của virus Ebola trên lãnh thổ nước Mỹ.
Tham gia cuộc họp có Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân – Tướng Martin Dempsey, Bộ trưởng Y tế và dịch vụ con người Sylvia Burwell, Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh của Mỹ (CDC) Thomas Frieden; Trưởng Đại diện Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power cùng nhiều cố vấn cấp cao khác.
Tại cuộc gặp này, Tổng thống Obama và các quan chức an ninh Nhà Trắng đã thảo luận đề xuất gia tăng các biện pháp kiểm tra an ninh y tế tại các sân bay, soi chụp kỹ các du khách đến từ các quốc gia châu Phi, nơi bùng phát dịch Ebola từ tháng Ba vừa qua đã cướp đi sinh mạng của 3.439 người sinh mạng trong tổng số gần 7.500 người lây nhiễm.
Video đang HOT
Với biện pháp này, du khách từ các quốc gia Ebola đang hoành hành sẽ được đề nghị trả lời các câu hỏi liên quan tới triệu chứng nhiễm virus Ebola như sốt, nôn mửa hoặc đã có tiếp xúc với những người bị nhiễm Ebola.
Biện pháp quan trọng thứ hai cũng được thảo luận là ban hành một lệnh cấm, không cho công dân các nước Tây Phi, nơi bị tác động mạnh nhất của dịch Ebola, ra vào Mỹ.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng biện pháp này có nguy cơ làm chậm hoặc gây trở ngại cho cuộc chiến chống Ebola.
Các quan chức tham dự cuộc họp cho biết việc gia tăng các biện pháp an ninh y tế tại các sân bay, nếu được áp dụng, cũng sẽ không gây khó khăn cho các chuyến bay chuyên chở thuốc men, dụng cụ y tế, các bác sỹ và các chuyên gia y tế tới giúp các nước Tây Phi chống lại dịch bệnh chết người này.
Giới chức Nhà Trắng cho biết cuộc họp của nhóm an ninh Nhà Trắng được tổ chức sau khi một người Lebanon ở bang Texas bị phát hiện đã bị nhiễm virus Ebola cách đây một tuần và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 6/10, phóng viên ảnh Ashoka Mukpo thuộc kênh truyền hình NBC News bị nhiễm virus Ebola đã trở về Mỹ để điều trị. Ông Mukpo trở thành người Mỹ thứ năm được chẩn đoán bị nhiễm virus Ebola.
Hiện có hàng chục người Mỹ khác cũng nằm trong diện được theo dõi, nhưng chưa phát hiện ai trong số đó bị nhiễm virus Ebola.
Phát biểu trên truyền hình NBC ngày 5/10, Giám đốc CDC, bác sỹ Frieden, cho biết việc khống chế tình trạng lây nhiễm trong các bệnh viện cũng như công tác điều trị của y tế công sẽ góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola.
Ông Frieden bày tỏ lạc quan, cho rằng nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế tại khu vực Tây Phi đang ngày càng có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola.
Cùng ngày, nhóm binh lính Mỹ đầu tiên trong 3.000 quân mà Tổng thống Obama cam kết, đã có mặt ở Liberia để xây dựng các trung tâm điều trị và bắt đầu tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế bản địa trong nỗ lực chung chống lại dịch Ebola.
Theo Vietnam
Dịch Ebola "nghiêm trọng hơn nhiều"
Các nhân viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang chống chọi với dịch Ebola tại Tây Phi phát hiện bằng chứng cho thấy số ca mắc bệnh và tử vong không phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Theo số liệu mới nhất của WHO, đã có 1.975 trường hợp nhiễm Ebola, trong đó 1.069 người chết. Hầu hết nạn nhân sống ở Guinea, Sierra Leone, Liberia. Guinea trở thành nước Tây Phi mới nhất ban bố tình trạng khẩn cấp trong khi Nigeria ghi nhận 4 ca tử vong.
Thông điệp cảnh báo Ebola trên một con đường ở TP Abidjan - Bờ Biển Ngà hôm 14-8. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, thông tin trên chứng tỏ WHO thừa nhận dịch Ebola nghiêm trọng hơn nhận định ban đầu, từ đó có thể thúc đẩy các chính phủ và tổ chức cứu trợ ngăn chặn dịch mạnh mẽ hơn. Một quan chức hàng đầu Ngân hàng Thế giới cho biết các cơ quan quốc tế đang cân nhắc thả hoặc cho xe chở hàng cứu trợ đến cho người dân đang bị cô lập ở Liberia và Sierra Leone.
Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cảnh báo về những sản phẩm được quảng cáo có thể ngăn ngừa hoặc điều trị Ebola trên mạng. FDA khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua những sản phẩm trên, đồng thời đe dọa trừng phạt nặng tay những ai kinh doanh trái phép. FDA khẳng định: "Hiện nay chưa có vắc-xin hay thuốc điều trị Ebola nào được cấp phép bán trên mạng".
Theo Người Lao Động
Thi thể nạn nhân Ebola đột nhiên sống lại Một nạn nhân mắc Ebola được cho là đã tắt thở sau nhiều ngày nằm chờ chết giữa đường phố vì bệnh viện từ chối chữa trị. Tuy nhiên, khi người ta tiếp cận thi thể để mang đi chôn thì "xác chết" bất thình lình cử động! Vụ việc lạ lùng xảy ra ở thủ đô Monrovia của Liberia, ABC News đưa...