Nhà Trắng: Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim sẽ gặp riêng, cùng dùng bữa tại Hà Nội
Thông cáo báo chí của Nhà Trắng cho biết, tại thượng đỉnh Mỹ – Triều vào tuần tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có một lịch trình kín với các cuộc họp trong 2 ngày 27-28/2. Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ gặp riêng và cùng dùng bữa tại Hà Nội.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại Singapore tháng 6/2018 (Ảnh: AFP)
Văn phòng báo chí Nhà Trắng ngày 21/2 đã công bố nội dung cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại giữa các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ với các phóng viên về chuyến công du tuần tới của Tổng thống Trump tới Hà Nội.
Trong cuộc phỏng vấn, các quan chức Mỹ đã tiết lộ về chương trình hội nghị cũng như tiến trình các cuộc đàm phán nước rút giữa Mỹ và Triều Tiên trước hội nghị thượng đỉnh.
“Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim sẽ có một chương trình nghị sự hoàn chỉnh, một lịch trình kín với các cuộc họp trong chuyến công du Hà Nội vào ngày 27 và 28 tháng này”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
Video đang HOT
Quan chức trên nói thêm, chi tiết cu thê vê phương thức diên ra hội nghị sẽ sớm được cung cấp. “Nhưng điều tôi có thể nói với các bạn đó là hội nghị sẽ được tổ chức tương tư hội nghị tại Singapore. Hai nhà lãnh đạo sẽ có cơ hội gặp nhau, cùng dùng bữa và tham gia vào các cuộc họp mở rộng của các phái đoàn hai nươc”, quan chức trên nói.
Bốn điểm ưu tiên
Theo quan chức trên, mục tiêu quan trong nhất của hội nghị là vấn đề phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. “Đó là những gì đã được thỏa thuận giữa hai bên và đó là mục tiêu cao nhất mà Tổng thống Trump đang tìm cách đạt được với hội nghị thượng đỉnh này. Đây là một bước quan trọng tiên tơi mục tiêu tối thượng đó”, quan chức Mỹ nói.
Quan chức trên còn tiết lộ, Tổng thống Trump, người đã có mối quan hệ thân thiết hơn với Chủ tịch Kim Jong-un sau hội nghị tại Singapore, đang tìm cách thảo luận sâu hơn về tương lai mà Triều Tiên có thể đạt được nếu tuân thủ hoàn chỉnh cam kết về phi hạt nhân hóa.
Một quan chức Mỹ khác hiện đang có mặt tại Hà Nội đã nhấn mạnh tới 4 điểm ưu tiên trong tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore, vốn tạo ra một cơ hội cho hai chính phủ bắt đầu cùng nhau hợp tác nhằm thúc đẩy nhiều khía cạnh của mối quan hệ ngoại giao, song song với tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Bốn trụ cột đó là: Một là, thiết lập mối quan hệ mới giữa Mỹ và Triều Tiên. Hai là, xây dựng cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Thứ ba là phi hạt nhân hóa – phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Và thứ tư là tìm lại hài cốt cua những quân nhân hy sinh và mất tích trong Chiên tranh Triều Tiên.
“Về phần mình, chúng tôi đang tìm cách tiến về phía trước với một loạt các sáng kiến có thể thúc đẩy cụ thể từng điểm chính trong số 4 trụ cột được đưa ra trong tuyên bố chung tại Singapore”, quan chức trên nói.
Quan chức Mỹ cho biết thêm, ưu tiên công việc của ông trong tuần này là xây dựng hiểu biết chung về phi hạt nhân hóa, bao gồm đóng băng tất cả các chương trình chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa, và cuối cùng làm việc theo một lộ trình có thể đặt ra kỳ vọng và dẫn dắt quá trình đàm phán sao cho tiếp diên thuận lợi sau cuộc họp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo vào tuần tới.
An Bình
Theo Dân Trí
Sau tuyên bố rút quân, Mỹ vẫn giữ 200 binh sĩ ở Syria làm lực lượng gìn giữ hòa bình
RT ngày 21-2 dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, mặc dù Tổng thống Donald Trump hứa sẽ rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria, song Washington vẫn sẽ duy trì 200 binh sĩ ở Syria làm lực lượng gìn giữ hòa bình trong một thời gian.
Binh sĩ Mỹ ở Syria
"Một nhóm binh sĩ bảo vệ hòa bình khoảng 200 thành viên sẽ ở lại Syria trong một khoảng thời gian", Reuters ngày 21-2 dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói, tuy nhiên, bà không nêu rõ 200 quân này của Mỹ sẽ ở lại Syria bao lâu, và địa điểm cụ thể được triển khai.
Vào tháng 12-2018, ông Trump đã khiến cả thế giới bất ngờ khi tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Syria, nhưng không nêu rõ thời gian khi nào sẽ rút.
Quyết định này của Tổng thống Trump không được đón nhận ở Lầu Năm Góc, thậm chí buộc Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis phải từ chức sau khi đụng độ với ông Trump, vì cả các tướng lĩnh và chính trị gia đều cho rằng, sự hiện diện của Mỹ ở Syria là quan trọng, và rằng, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chắc chắn sẽ tái lập nếu tất cả 2.000 người Mỹ rời đi.
Việc rút quân của Mỹ, ban đầu ước tính mất khoảng 3-4 tháng để hoàn thành, đang bị hoãn lại bởi những lo ngại về sự xâm nhập tiềm tàng của Thổ Nhĩ Kỳ vào các vùng lãnh thổ hiện do người Kurd Syria được Mỹ hậu thuẫn kiểm soát.
Hôm 21-2, Tổng thống Trump đã tổ chức một cuộc gọi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về vấn đề này.
Washington muốn Ankara đồng ý với "một vùng đệm, an toàn" ở phía đông bắc Syria, và cũng đang dự tính vũ trang cho người Kurd Syria, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với động thái này.
Theo ANTD
Thủ tướng Nhật không tự đề cử Nobel Hòa bình cho Tổng thống Trump mà được Mỹ yêu cầu Tổng thống Trump hôm 15/2 "khoe" rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề cử ông giải Nobel Hòa bình, song tờ Asahi tiết lộ hành động này xuất phát từ đề nghị của Chính phủ Mỹ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina năm...