Nhà Trắng khuyên TikTok hoạt động như công ty Mỹ
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kudlow gợi ý TikTok tách khỏi công ty mẹ ở Trung Quốc và hoạt động như một công ty Mỹ độc lập.
“Chúng tôi chưa đưa ra quyết định cuối cùng nhưng tôi nghĩ TikTok nên tách khỏi công ty chủ quản do Trung Quốc điều hành và hoạt động như một công ty Mỹ độc lập”, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói với các phóng viên tại Washington hôm 16/7, song từ chối bình luận khi được hỏi liệu các công ty Mỹ có thể mua TikTok hay không.
Kudlow khẳng định động thái như ông gợi ý sẽ là lựa chọn tốt hơn cho TikTok trong bối cảnh hiện tại, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi đầu tháng đề cập ý định cấm nền tảng được nhiều người trẻ ưa thích này, cùng một số ứng dụng khác của Trung Quốc như WeChat.
Cố vấn kinh tế Larry Kudlow phát biểu tại Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ, ngày 28/2. Ảnh: Reuters.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang xem xét việc cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok như một cách để trừng phạt Trung Quốc vì Covid-19. Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm 12/7 cũng cảnh báo Trump sẽ “thẳng tay” với các ứng dụng Trung Quốc.
Video đang HOT
Khi được hỏi về bình luận của Kudlow, một phát ngôn viên TikTok cho biết công ty sẽ “không tham gia vào các hoạt động đầu cơ trên thị trường” và nhắc lại tuyên bố tuần trước rằng công ty mẹ ByteDance đang “đánh giá các thay đổi trong cấu trúc của doanh nghiệp TikTok”, cam kết tôn trọng quyền riêng tư và an ninh người dùng.
Ứng dụng chia sẻ video nhanh TikTok của tập đoàn ByteDance có trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đã thu hút gần một tỷ người dùng trên toàn thế giới. TikTok luôn phủ nhận các cáo buộc rằng họ chia sẻ dữ liệu với Bắc Kinh, khẳng định giám đốc điều hành của họ là người Mỹ.
Công ty nghiên cứu eMarketer ước tính TikTok có hơn 52 triệu người dùng ở Mỹ, tăng khoảng 12 triệu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. TikTok đặc biệt phổ biến với những người trẻ sử dụng điện thoại thông minh.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows hôm 15/7 cho biết Washington đang nghiên cứu những rủi ro an ninh quốc gia từ các ứng dụng như TikTok hay WeChat và sẽ đưa ra “hành động” liên quan vấn đề này trong vài tuần tới.
Cùng ngày, NYTimes đưa tin chính quyền Trump đang cân nhắc các hành động chống lại các công ty Trung Quốc như TikTok, theo Đạo luật quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế, cho phép tổng thống Mỹ có các biện pháp trừng phạt các công ty của nước khác “trước các mối đe dọa bất thường”.
Mỹ tịch thu lô tóc giả Trung Quốc
Hải quan Mỹ tịch thu lô sản phẩm tóc giả, được cho là do người Hồi giáo trong các trại lao động ở Tân Cương, Trung Quốc, sản xuất.
Số sản phẩm bị thu giữ hôm 1/7 nằm trong lô hàng 13 tấn, trị giá 800.000 USD, do công ty Sản phẩm Tóc Meixin huyện Lop, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc sản xuất. Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) ra lệnh chặn lô hàng này từ hôm 17/6 vì cho rằng công ty trên sử dụng các lao động tù nhân và cưỡng bức, trong đó có trẻ em.
"Việc sản xuất các sản phẩm này cấu thành hành vi vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng", Brenda Smith, quan chức thuộc CBP, cho hay. "Lệnh tịch thu lô hàng sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng và trực diện đến tất cả những tổ chức đang tìm cách giao thương với Mỹ rằng các hành vi bất hợp pháp và vô nhân đạo sẽ không được dung thứ trong chuỗi cung ứng của Mỹ".
Một nhân viên hải quan ở cảng New York/Newark kiểm tra lô tóc giả được cho là sử dụng các lao động tù nhân và cưỡng ép ở Tân Cương hôm 1/7. Ảnh: AFP
Công ty Sản phẩm Tóc Meixin huyện Lop là nhà xuất khẩu sản phẩm tóc người lớn thứ ba ở Tân Cương, chủ yếu được sử dụng trong tóc kết và tóc nối, đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen những tháng gần đây vì sử dụng lao động cưỡng bức.
Vụ tịch thu lô hàng diễn ra khi Bộ An ninh Nội địa, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo các doanh nghiệp trong nước về việc nhập khẩu hàng hóa thông qua chuỗi cung ứng liên quan đến lao động tù nhân hoặc cưỡng bức ở Tân Cương và những nơi khác tại Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ cũng cảnh báo các công ty không cung cấp những công cụ giám sát cho giới chức ở Tân Cương hoặc hỗ trợ xây dựng các cơ sở được dùng để giam giữ người Hồi giáo và người thiểu số tại Tân Cương.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc chính quyền Trung Quốc đang "tiếp tục thực hiện chiến dịch đàn áp ở Tân Cương, nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh, người Kyrgyz và các nhóm dân tộc thiểu số khác".
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở này là "trung tâm đào tạo nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tuy nhiên, tuyên bố trên không thuyết phục các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Tổng thống Donald Trump hôm 17/6 đã ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, cho phép trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Đạo luật cũng kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Tân Cương đảm bảo không sử dụng nhân sự là "các lao động cưỡng ép".
Trung Quốc tuyên bố sẽ "đáp trả quyết liệt" động thái của Mỹ và cảnh báo nước này "phải gánh chịu mọi hậu quả sắp tới", nhưng không nêu cụ thể.
Trump lý giải việc từng hoãn trừng phạt Trung Quốc Trump nói ông từng hoãn áp trừng phạt Trung Quốc về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ bởi khi đó hai nước đang đàm phán thỏa thuận thương mại lớn. Trong cuộc phỏng vấn chiều 19/6 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump được hỏi tại sao chính quyền của ông trì hoãn áp lệnh trừng phạt Trung Quốc vì giam hàng...