Nhà Trắng không quan tâm phát biểu của Trump tại hội nghị bảo thủ
Nhà Trắng nêu rõ quan điểm rằng họ sẽ không để tâm đến những phát ngôn của cựu tổng thống Trump tại một hội nghị bảo thủ ở Florida ngày 28/2.
“Mối quan tâm của chúng tôi chắc chắn không nằm ở những gì tổng thống Trump sẽ nói” tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) ở Florida, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 27/2 cho biết.
Theo các chính trị gia và nhà sử học lâu năm, đây là một chiến lược từng phát huy hiệu quả trong quá khứ.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tại một cuộc họp báo ngày 9/2. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Joe Biden “đang tuân theo một quy tắc chính trị cũ, đó là ‘không bao giờ cản đường một con tàu trật đường ray’”, cựu chiến lược gia đảng Dân chủ hiện là giám đốc Trung tâm Tương lai Chính trị thuộc Đại học Nam California, bình luận.
Video đang HOT
Tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò do Gallup thực hiện vẫn ở mức trên 55% kể từ thời điểm ông nhậm chức ngày 20/1 và tỷ lệ ủng hộ đối với gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD của Nhà Trắng đang ngày càng tăng cao.
“Tại sao một người với tỷ lệ tín nhiệm 60% lại phải đi tranh đấu với một người chỉ có 33% tín nhiệm”, Shrum nói.
Chiến lược gia đảng Dân chủ Steve Elmendorf đồng tình. “Một trong những điểm mạnh của Biden khi ông tiến hành chiến dịch tranh cử là chỉ tập trung vào tương lai… Ông ấy đã làm chính xác những gì cần làm là nói về Covid-19 và kinh tế”, Elmendorf đánh giá.
Trump tại hội nghị bảo thủ ngày 28/2 ở Florida được cho là sẽ phát đi tín hiệu về việc tranh cử vào năm 2024, công kích những đảng viên Cộng hòa đã ủng hộ luận tội ông, đồng thời chỉ trích Tổng thống Biden vì chính sách mở cửa cho người nhập cư.
Nhà Trắng vẫn dự định phớt lờ.”Chúng tôi không coi cựu tổng thống Trump hay bất kỳ cố vấn nào của ông ấy là hình mẫu về cách tiếp cận vấn đề nhập cư”, Thư ký báo chí Psaki nói.
CPAC là hội nghị quan trọng của đảng Cộng hòa, diễn ra thường niên, tập hợp các nghị sĩ và gương mặt truyền thông có quan điểm bảo thủ. Một số đảng viên Cộng hòa hàng đầu được đánh giá là những gương mặt sáng giá cho vị trí ứng viên đảng tranh cử tổng thống năm 2024 cũng dự kiến phát biểu tại CPAC, như cựu ngoại trưởng Mike Pompeo hay Thống đốc bang Nam Dakota Kristi Noem.
Biden không 'tự quyết' ngừng cấp tin tình báo cho Trump
Biden quan ngại việc tiếp tục chuyển báo cáo tình báo cho Trump, song không ra quyết định cuối cùng về cách cấp thông tin cho cựu tổng thống.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/2 nói trên kênh NCB rằng không nên cung cấp thông tin mật cho người tiền nhiệm Donald Trump vì "hành vi thất thường của ông ấy", không chỉ riêng trong vụ bạo động tại tòa nhà quốc hội hôm 6/1.
Tuy nhiên, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki một ngày sau đó ra thông cáo làm rõ rằng Biden sẽ không ra quyết định cuối cùng về việc có cung cấp thông tin tình báo cho Trump hay không, mà để đội ngũ cố vấn định đoạt.
"Tổng thống bày tỏ quan ngại về việc cựu tổng thống Trump được quyền truy cập thông tin tình báo nhạy cảm, song ông cũng tin tưởng sâu sắc vào đội ngũ cố vấn tình báo để quyết định cách cung cấp thông tin nếu cựu tổng thống yêu cầu báo cáo tình báo vào bất cứ thời điểm nào", Psaki cho biết trong thông cáo ngày 6/2.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 5/2, khi được hỏi về nỗi sợ lớn nhất khi cho Trump tiếp tục nhận báo cáo tình báo, Biden nói không muốn "suy đoán". "Tôi chỉ nghĩ rằng không nên chuyển các báo cáo tình báo cho ông ấy. Điều này mang lại lợi ích gì? Ông ấy có tác động gì ngoài việc có thể lỡ lời nói điều gì đó", Tổng thống Biden nói.
Tỏng thống Mỹ Joe Biden vẫy tay sau khi phát biểu tại Bộ Quốc phòng, ngày 4/2. Ảnh: Reuters .
Theo truyền thống, các cựu tổng thống Mỹ thường được chính quyền đương nhiệm tiếp tục cung cấp thông tin tình báo và tiếp cận các báo cáo mật quốc gia. Tuy nhiên, một số quan chức đảng Dân chủ đã đề nghị không nên cấp quyền này cho Trump vì lo ngại ông có thể làm lộ bí mật quốc gia hoặc lạm dụng thông tin theo hướng có lợi cho bản thân.
Nhà Trắng hồi đầu tuần trước cho biết nhóm cố vấn an ninh của họ đang xem xét liệu có nên tiếp tục gửi các báo cáo tình báo cho Trump sau khi ông rời nhiệm sở hay không. Truyền thông Mỹ ngày 4/2 đưa tin cộng đồng tình báo nước này sẽ xem xét mọi yêu cầu thông tin từ Trump theo thông lệ.
Một số quan chức Mỹ kêu gọi không chuyển thông tin tình báo cho Trump. Sue Gordon, từng là Phó giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ dưới thời Trump, cho biết cựu tổng thống Mỹ có nguy cơ "đặc biệt dễ bị tổn thương trước những kẻ có ý đồ xấu" và không nên chuyển cho ông thêm các báo cáo tình báo.
Cựu tổng thống Trump trong suốt 4 năm nắm quyền thường nhận báo cáo mật hàng ngày trong các cuộc họp sáng muộn với quan chức tình báo. Tuy nhiên, Trump thường xuyên bày tỏ hoài nghi với các quan chức tình báo và được cho là không quan tâm nhiều đến các bản báo cáo mật.
Nhà Trắng lý giải việc Biden ký sắc lệnh nhiều kỷ lục Thư ký Nhà Trắng nói Biden ký hơn 40 sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tại vị nhằm "thực hiện các cam kết trong phát biểu nhậm chức". "Trước tiên, tôi phải nói rằng một phần của quá trình đoàn kết đất nước là giải quyết các vấn đề mà người dân Mỹ đang phải đối mặt và nỗ lực liên hệ...