Nhà Trắng: F-16 sẽ không thay đổi cục diện ở Ukraine
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói việc chuyển giao chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine sẽ khó có tác động đáng kể đến xung đột hiện nay.
Đề cập đến việc Ukraine liên tục yêu cầu Mỹ và đồng minh nhanh chóng cung cấp các máy bay phản lực F-16 cho Kiev, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói Washington đang ” hành động nhanh chóng để cố gắng giúp Ukraine có được khả năng cần thiết, có thể thực sự vận hành F-16 đó một cách hiệu quả”.
Ông Sullivan cho rằng, Mỹ sẽ hợp tác với đồng minh để đào tạo phi công Ukraine, đồng thời tìm ra cách thức bảo trì và vận hành phi đội F-16 trong tác chiến.
Chiến đấu cơ F-16. (Ảnh: Getty)
Video đang HOT
Ông Sullivan cho hay, F-16 sẽ khó tác động đến cục diện xung đột. Ông nói, các chỉ huy quân đội Mỹ không tin F-16 có thể đóng vai trò quyết định trong cuộc phản công, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng đối với “khả năng phòng thủ và răn đe lâu dài của Ukraine”.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley trước đó thừa nhận Washington không có khả năng cung cấp đủ máy bay chiến đấu F-16 để hỗ trợ cuộc phản công của Ukraine.
Ông cho biết sẽ mất “nhiều năm” để đào tạo các phi công Ukraine vận hành F-16 và cần nhiều thời gian và chi phí để cung cấp đủ số lượng F-16 tương xứng với hạm đội không quân của Nga.
Ukraine nhiều lần hối thúc phương Tây cung cấp thêm lực lượng không quân cho nước này, nhất là F-16. Bộ trưởng Ngoại giao Dmitry Kuleba từng cho biết Ukraine có thể triển khai những chiếc F-16 đầu tiên vào cuối tháng 3/2024.
Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo bất kỳ chiếc F-16 nào được giao cho Ukraine ” sẽ bị đốt cháy”, như đã từng xảy ra với xe tăng và các loại vũ khí khác do phương Tây cung cấp.
Cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu vào tháng 6, nhưng đã bị chậm lại khi đối mặt với loạt khó khăn. Theo Politico, một số quan chức cấp cao của Mỹ tin rằng sự hỗ trợ trong tương lai cho Ukraine sẽ phụ thuộc vào thành công của chiến dịch phản công.
Đài truyền hình Đức: Đàm phán hòa bình cho Ukraine có thể bắt đầu vào tháng 7
Đài truyền hình công cộng ARD của Đức ngày 25/6 đưa tin các cuộc đàm phán hòa bình về xung đột Ukraine có thể bắt đầu vào tháng tới.
Các binh sĩ Ukraine khai hoả trên chiến trường. Ảnh: Getty Images
Theo ARD, vào tuần trước, các quan chức cấp cao của các cường quốc trên thế giới đã tổ chức một cuộc họp không chính thức tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch để thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Đài truyền hình trên cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan là một trong những quan chức có mặt tại sự kiện này. Mục tiêu chính của cuộc họp là nhằm đảm bảo sự ủng hộ từ các quốc gia trung lập như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.
ARD nhấn mạnh cuộc gặp cấp cao trên là một bước tiến quan trọng hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình thực sự.
Trích dẫn nguồn tin từ văn phòng đại diện ở Brussels (Bỉ), đài truyền hình của Đức này tin tưởng các cuộc đàm phán có thể được tiến hành sớm nhất vào tháng 7 tới.
Nga và Ukraine đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột, nhưng các cuộc hòa đàm đã bị đình trệ kể từ cuối tháng 3 năm ngoái. Điện Kremlin cho biết Nga không nhận thấy triển vọng cho giải pháp chính trị nào do tình hình Ukraine đang rất phức tạp.
Hồi tháng 5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva thấy không có ích gì khi tiến hành đàm phán về tình hình ở Ukraine và các vấn đề xung quanh ở thời điểm hiện tại.
Nêu điều kiện đàm phán, Điện Kremlin muốn Kiev công nhận chủ quyền của Nga đối với bản đảo Crimea đã sáp nhập nước này vào năm 2014, đồng thời công nhận việc sáp nhập các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine hồi tháng 10/2022.
Về phần mình, Ukraine đã bác bỏ những yêu cầu trên. Bình luận triển vọng hòa đàm chấm dứt xung đột, Ukraine cho rằng trước tiên Nga phải đáp ứng những điều kiện của Kiev. Các điều kiện này gồm rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, chịu trách nhiệm trước tòa án quốc tế, bồi thường thiệt hại và cuối cùng là Ukraine có được cam kết an ninh của các bên.
Phản ứng của Nga trước đề nghị đàm phán về thỏa thuận hạt nhân mới của Mỹ Nga cho rằng việc Washington sẵn sàng đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí là một tín hiệu tích cực song đến nay vẫn chưa có bất kỳ chi tiết cụ thể nào. Hệ thống tên lửa đạn đạo RS-24 Yars của Nga trong cuộc diễu binh tại Quảng trường Đỏ. Phát biểu với báo giới ngày 5/6, Thư ký báo...