Nhà Trắng đồng ý chuyển báo cáo mật cho Biden
Nhà Trắng đồng ý chuyển Báo cáo Tình báo Tổng thống cho Biden, giúp ông có thể tiếp nhận các thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
“Theo Đạo luật Chuyển giao quyền lực Tổng thống, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) sẽ cung cấp những hỗ trợ theo quy định cho nhóm chuyển giao. Nhà Trắng chiều nay đã chấp thuận để ODNI cung cấp Báo cáo Tình báo Tổng thống (PDB) cho Biden như một phần hỗ trợ quá trình chuyển giao quyền lực”, một phát ngôn viên của ODNI cho biết hôm 24/11.
Quan chức này cho biết trong giai đoạn chuyển đổi này, ngoài PDB, nhóm của Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể nhận những thông tin tổng quát về ODNI và các hoạt động tình báo liên quan.
Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu ở Wilmington, Delaware, hôm 10/11. Ảnh: AFP.
PDB là báo cáo tình báo tuyệt mật, được giám đốc tình báo quốc gia chuẩn bị hàng ngày để trình lên tổng thống Mỹ. Báo cáo này thường được điều chỉnh cho phù hợp với các tổng thống đương nhiệm.
Cựu tổng thống George W. Bush thích được các trợ lý tình báo hàng đầu thông báo miệng ngắn gọn về PDB, trong khi Barack Obama thường tự đọc báo cáo trên máy tính bảng. Tổng thống Trump thường nhận PDB trong các cuộc họp sáng muộn với quan chức tình báo.
Theo truyền thống, tổng thống đắc cử thường được cung cấp PDB để nắm được những mối đe dọa mà Mỹ phải đối mặt trước khi nhậm chức. Tuy nhiên, đã ba tuần sau khi Biden được truyền thông dự đoán giành chiến thắng, ông vẫn chưa nhận được PDB do Trump quyết không chấp nhận kết quả bầu cử.
Thời điểm Biden nhận PDB đầu tiên vẫn được xem xét, song động thái từ Nhà Trắng cho thấy quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống đang nhanh chóng được thúc đẩy kể từ khi Cơ quan Dịch vụ Công (GSA) chứng nhận chiến thắng của ứng viên Dân chủ.
Một quan chức trong nhóm chuyển giao quyền lực của Biden hiện chưa bình luận về thông tin. Tổng thống đắc cử khi giới thiệu đội ngũ an ninh hôm 24/11 cho biết ông chưa bắt đầu buổi họp cung cấp tin tình báo nào, nhưng đã nhận được đề nghị tham gia. Ông dự định nhận các tin tình báo quan trọng thường xuyên.
Bất chấp Trump vẫn quyết không nhận thua, chính quyền của ông đang nhanh chóng bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực như lên kế hoạch bảo vệ Tổng thống hậu Nhà Trắng. Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows cũng thông báo cho các nhân viên Cánh Tây rằng quá trình chuyển giao quyền lực cho Biden đã chính thức được tiến hành.
Nhóm Biden chưa được ký thư chuyển giao quyền lực
Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Công quyết vẫn chưa ký thư chuyển giao quyền lực cho Joe Biden, khiến quá trình này có thể bị gián đoạn.
Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Công quyết (GSA) Emily Murphy, người được chính quyền Trump bổ nhiệm, tính đến tối 8/11, tức 36 giờ sau khi truyền thông xướng tên Joe Biden là người chiến thắng, vẫn chưa ký bất cứ giấy tờ nào chuyển giao quyền lực cho nhóm của ứng viên Dân chủ.
GSA là một cơ quan cấp thấp phụ trách các tòa nhà liên bang, có nhiệm vụ ký các thủ tục giấy tờ chính thức sau khi có tổng thống đắc cử, để chuyển hàng triệu USD, trao quyền tiếp cận cho các quan chức chính phủ, chuyển giao các văn phòng và thiết bị cho nhóm chiến thắng. Động thái này giống như tuyên bố chính thức từ chính phủ liên bang, bên cạnh các phương tiện truyền thông, về tân tổng thống.
Việc lãnh đạo GSA Murphy hành động chần chừ có thể dẫn tới lần chuyển giao quyền lực tổng thống chậm trễ đầu tiên trong lịch sử hiện đại nước Mỹ, ngoại trừ năm 2000, khi Tòa án Tối cao quyết định kiểm lại phiếu trong "cuộc đua" giữa Al Gore và George W. Bush.
"Quá trình xác minh đang diễn ra và lãnh đạo của chúng tôi vẫn tiếp tục tuân thủ, thực hiện tất cả các yêu cầu theo luật pháp", Pamela Pennington, phát ngôn viên của GSA, cho biết trong một email hôm 8/11.
Tổng thống đắc cử Joe Biden (phải) và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris trong buổi lễ ăn mừng ở Wilmington, Delaware, hôm 7/11. Ảnh: AFP.
Tuyên bố từ GSA khiến nhiều chuyên gia tự hỏi liệu khi nào Nhà Trắng mới chuyển giao quyền lực cho chính quyền tiếp theo, trong khi Trump dường như đã hết hy vọng lật ngược tình thế và chỉ còn 74 ngày nữa là tới lễ nhậm chức hôm 20/1 của Biden.
Nhiều quan chức cũng đã lên tiếng chỉ trích lãnh đạo GSA Murphy. "Hành động của bà ấy bây giờ đáng bị lên án. Bà ấy rõ ràng đang phục tùng theo ý muốn của cá nhân Tổng thống và điều này rõ ràng gây cản trở tới quá trình chuyển giao quyền lực một cách có trật tự", Hạ nghị sĩ Gerald E. Connolly, người lãnh đạo ban giám sát Hạ viện về các hoạt động liên bang, cho biết.
"Cuộc bầu cử đã gọi tên Joe Biden, chúng tôi mong muốn GSA nhanh chóng xác nhận ông và Kamala Harris là Tổng thống và Phó tổng thống đắc cử. An ninh quốc gia và lợi ích kinh tế Mỹ phụ thuộc vào việc chính phủ liên bang thể hiện rõ ràng rằng họ tôn trọng ý chí của người dân cũng như hỗ trợ chuyển giao quyền lực một cách suôn sẻ và hòa bình", phát ngôn viên của Biden nói.
Các hãng tin Mỹ đã xướng tên Biden là tổng thống Mỹ thứ 46 khi giành được 290 phiếu đại cử tri, song Trump không chấp nhận kết quả này, cho biết "bầu cử còn lâu mới kết thúc" và chiến dịch tranh cử của ông sẽ khởi kiện vào ngày 9/11.
Bất chấp các cáo buộc gian lận bầu cử từ Tổng thống Trump, Biden vẫn tiếp tục lên kế hoạch nhanh chóng ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp sau khi nhậm chức nhằm thay đổi các ưu tiên của đất nước, trong đó có các chính sách ứng phó với Covid-19.
So sánh phản ứng của Trump với các ứng viên tổng thống Mỹ khi gặp bất lợi. Video: Guardian.
Cựu Ngoại trưởng John Kerry sẽ là quan chức trong chính quyền Biden Ông Biden đã bổ nhiệm John Kerry làm Đặc phái viên của Tổng thống về biến đổi khí hậu, chức vụ hoàn toàn mới được đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tổng thống đắc cử Joe Biden giới thiệu Jonh Kerry tại một sự kiện hôm 24/11 ở Wilmington, Delaware, cùng các ứng cử viên khác trong chính quyền...