Nhà Trắng đề xuất ngân sách bổ sung để ứng phó COVID-19 và viện trợ Ukraine
Truyền thông Mỹ ngày 3/3 đưa tin chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội với gói ngân sách bổ sung trị giá 32,5 tỷ USD để viện trợ cho Ukraine và tăng cường khả năng ứng phó của Mỹ với đại dịch COVID-19.
Người tị nạn từ Ukraine tại khu vực biên giới Medyka, Ba Lan, ngày 28/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Báo The Washington Post cho biết Nhà Trắng muốn chi 10 tỷ USD cho viện trợ nhân đạo vào quân sự khẩn cấp cho Ukraine. Số tiền này nhiều hơn 3,6 tỷ USD so với mức mà Nhà Trắng đề xuất hôm 25/2 vừa qua, một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại vùng Donbass (miền Đông Ukraine).
Báo trên cũng dẫn một bức thư từ Văn phòng Quản lý Ngân sách Mỹ (OMB) gửi cho các nghị sĩ, cho biết 22,5 tỷ USD sẽ được chi cho việc tăng cường ứng phó với đại dịch COVID-19, nhằm sang kiểm soát dịch bệnh về lâu dài và chuẩn bị cho tình huống xuất hiện biến thể mới và số ca nhiễm lại tăng cao. Nguồn tin trên cho biết Nhà Trắng sẽ chính thức đề nghị Quốc hội xem xét thông qua ngân sách bổ sung vào tối 3/3 (theo giờ Mỹ).
Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Theo kế hoạch, các nghị sĩ Mỹ sẽ phải thông qua một đạo luật chi tiêu tạm thời cho các cơ quan liên bang đến ngày 11/3 tới và sẽ phải thông qua một biện pháp khác để tránh nguy cơ chính phủ phải đóng cửa. Đảng Dân chủ của Tổng thống Biden đang kiểm soát hai viện Quốc hội.
Anh tuyên bố không gửi quân đến Ukraine tham chiến
Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết hỗ trợ Ukraine nhưng khẳng định nước này sẽ không triển khai quân tham chiến để đối đầu với lực lượng Nga.
Theo trang tin Euronews.com ngày 2/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết ủng hộ người dân Ukraine nhưng nước này sẽ "không chiến đấu với các lực lượng Nga ở Ukraine".
Người tị nạn từ Ukraine sang Ba Lan ngày 1/3. Ảnh: AP
Trong chuyến công du tới Estonia và Ba Lan ngày 1/3, ông Johnson nói: "Tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi sẽ không chiến đấu với các lực lượng Nga ở Ukraine và lực lượng tiếp viện của chúng tôi, giống như những lực lượng tiếp viện này ở Tapa (căn cứ quân sự của NATO ở Estonia), vẫn chỉ ở trong biên giới của các thành viên NATO và đó thực sự là điều đúng đắn cần làm".
Thủ tướng Johnson cũng cho biết Chính phủ Anh đã công bố "giai đoạn đầu tiên của lộ trình nhân đạo dành riêng" cho những người tị nạn đến Anh. Trước đó, Chính phủ Anh đã bị chỉ trích vì không hành động tương xứng với Liên minh châu Âu, vốn cho phép người Ukraine ở lại đến ba năm mà không cần xin tị nạn.
Anh cho biết họ sẽ cho phép người Ukraine ở nước này đưa các thành viên gia đình của họ đến Anh, nhưng chỉ áp dụng đối với vợ/chồng và con cái, không áp dụng cho cha mẹ hoặc anh chị em.
Trả lời câu hỏi về việc Anh và các đồng minh NATO có thực thi vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine hay không, ông Johnson cho biết: "Đó không phải là điều chúng tôi có thể làm và đã dự tính trước", lưu ý điều này có nghĩa là các lực lượng của Anh sẽ tham chiến trực tiếp với phía Nga.
Theo ông Johnson, Anh là quốc gia châu Âu đầu tiên cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine và London đang "làm mọi thứ có thể để trừng phạt kinh tế Nga", hy vọng rằng "nó sẽ hiệu quả".
Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm trung gian một lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, đồng thời tìm cách duy trì cả mối quan hệ kinh tế với Ukraine cũng như quan hệ kinh tế và chính trị với Nga. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/2 đã tiếp tục kêu gọi Nga chấm dứt chiến dịch...