Nhà Trắng công bố kế hoạch đẩy lùi bệnh béo phì và nạn đói
Sự thay đổi các điều kiện kinh tế, xã hội khiến người dân Mỹ ngày càng ít ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng như không tập thể dục đủ, dẫn tới gia tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì tại nước này.
Trước thực trạng trên, ngày 28/9, Nhà Trắng đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ USD, với sự cam kết của các tập đoàn lớn, nhằm đẩy lùi bệnh béo phì và nạn đói.
Một phụ nữ bị mắc bệnh béo phì tại Chicago, bang Illinois, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, hơn 100 tổ chức, từ bệnh viện cho tới các công ty công nghệ và doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đã cam kết dành 8 tỷ USD để xây dựng chiến lược quốc gia trong việc chấm dứt hai thách thức là nạn đói và tình trạng béo phì của người dân Mỹ.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ kế hoạch, Tập đoàn General Electric (GE), công ty hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, hàng không vũ trụ, chăm sóc sức khỏe đa quốc gia sẽ hợp tác với các chuyên gia sáng tạo trong ngành thực phẩm thuộc Hệ thống thực phẩm cho tương lai thành lập một liên minh các nhà đầu tư với ngân sách 2,5 tỷ USD trong 3 năm tới. Bên cạnh đó, Hiệp hội Nhà hàng quốc gia sẽ mở rộng một dự án nhằm tạo điều kiện để trẻ em được tiếp cận thực phẩm lành mạnh hơn tại 45.000 cửa hàng trên toàn quốc, bao gồm cả các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như Burger King. Ngoài ra, tập đoàn truyền thông và công nghệ thông tin Cisco sẽ đóng góp 500 triệu USD trong 5 năm cho việc cung cấp các bữa ăn lành mạnh hơn cũng như sản xuất thực phẩm ở các khu vực mà công ty kinh doanh.
Theo các quan chức Nhà Trắng, tất cả đều cam kết thực hiện một cách quyết liệt và trong một số trường hợp, các cam kết chuyển đổi mô hình được kỳ vọng sẽ mang lại sự cải thiện về mặt dinh dưỡng, thúc đẩy hoạt động thể chất và giảm nạn đói cũng như các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống trong 7 năm tới. Mặc dù chương trình chi tiêu trên không có cơ chế thực thi, song các quan chức khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác trên để đảm bảo việc thực thi đầy đủ các cam kết.
Các cam kết trên được công bố khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì hội thảo về “Nạn đói, dinh dưỡng và sức khỏe”. Một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết tại hội thảo, Tổng thống Biden sẽ kêu gọi chính phủ, quốc hội, các công ty tư nhân và cả xã hội cùng chung tay để đạt được mục tiêu chấm dứt nạn đói và giảm các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống tại Mỹ vào năm 2030.
Theo thống kê mới nhất của chính phủ Mỹ, gần 42% người trưởng thành ở nước này bị béo phì và khoảng 10% hộ gia đình chịu tình cảnh mất an ninh lương thực. Nhà Trắng cho biết chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến gia tăng các ca bệnh tiểu đường type 2, béo phì, tăng huyết áp và một số bệnh ung thư, đồng thời cảnh báo đây là một vấn đề phức tạp, khó có thể giải quyết trong “một sớm một chiều”.
Mỹ chi thêm gần 3 tỷ USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thông báo hỗ trợ thêm 2,9 tỷ USD cho quỹ giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Washington, DC ngày 20/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà Trắng cho biết dự kiến, Tổng thống Biden sẽ đưa ra thông báo trên khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 77 đang diễn ra tại New York trong ngày 21/9. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, số tiền trên là khoản bổ sung cho gói 6,9 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ đã cam kết trong năm nay nhằm hỗ trợ an ninh lương thực toàn cầu.
Nhà Trắng cho biết thêm các nguồn cung lương thực đang bị gián đoạn nghiêm trọng do tác động của nhiều cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19, khủng hoảng khí hậu, giá năng lượng và phân bón tăng cao, trong khi các cuộc xung đột kéo dài, trong đó có cả cuộc xung đột ở Ukraine, khiến giá lương thực toàn cầu cũng tăng vọt. Đặc biệt, hạn hán kéo dài cũng đang khiến nhiều khu vực ở Somalia có nguy cơ xảy ra nạn đói.
Theo đó, Nhà Trắng cho rằng khoản hỗ trợ 2,9 tỷ USD của Mỹ nói trên sẽ cứu sống nhiều người thông qua các biện pháp can thiệp khẩn cấp và đầu tư vào hỗ trợ an ninh lương thực trong trung hạn và dài hạn nhằm bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
Trước đó, phát biểu tại sự kiện trên của LHQ, nhiều nhà lãnh đạo thế giới cũng đã kêu gọi hành động khẩn cấp để đảm bảo an ninh lương thực. Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho rằng không có hòa bình khi còn đói kém và không thể chống đói kém khi hòa bình không tồn tại.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng an ninh lương thực vẫn là vấn đề đặc biệt khẩn cấp dù Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại hội nghị cấp cao hồi tháng 6 ở Đức đã cam kết chi 5 tỷ USD cho mục tiêu này. Theo Thủ tướng Đức, xung đột giữa Nga và Ukraine là một phần nguyên nhân và thúc đẩy một cuộc khủng hoảng đa chiều toàn cầu. Những nước ở khu vực phía Nam bán cầu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố nước này sẽ tài trợ chuyến tàu vận chuyển bột mì của Ukaine tới Somalia - quốc gia đang đối mặt với nạn đói.
Các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp để đảm bảo an ninh lương thực Đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh thiếu nguồn cung là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong phát biểu của các lãnh đạo thế giới tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 77 diễn ra tại LHQ. Đây cũng là chủ đề của hội nghị giữa Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi...