Nhà Trắng cấm lãnh đạo quân đội Mỹ nói về “cạnh tranh quyền lực” với Trung Quốc
Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ mới có chỉ thị, ra lệnh cho các nhà lãnh đạo quân sự nước này không đưa ra những phát biểu như vậy.
Navy Times ngày 26/9 đưa tin, Nhà Trắng đã cấm các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc bình luận về những thách thức quân sự gây ra bởi Trung Quốc.
Tháng Hai năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã nhắc đến sự trở lại của cạnh tranh sức mạnh siêu cường tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang lớn mạnh.
Tương tự, Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc John Richardson đã gọi Trung Quốc và Nga là hai đối thủ cạnh tranh quyền lực siêu cường với Hoa Kỳ về chiến lược biển.
Nhưng 4 nguồn tin độc lập nói với Navy Times, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ mới có chỉ thị, ra lệnh cho các nhà lãnh đạo quân sự nước này không đưa ra những phát biểu như vậy.
Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice và Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: medium.com
Một số chuyên gia và quan chức trong chính quyền Obama cho rằng, nói những va chạm Trung – Mỹ là cạnh tranh quyền lực siêu cường là không chính xác.
Tuy nhiên những chuyên gia khác cảnh báo, những con tàu khổng lồ của Trung Quốc, đảo nhân tạo và tuyên bố bành trướng ở Biển Đông, Hoa Đông là thù địch với lợi ích của Hoa Kỳ.
Đầu năm nay, một số lãnh đạo Lầu Năm Góc kêu gọi phản ứng cứng rắn với các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, đe dọa đồng minh Philippines.
Trong tháng Ba, Nhà Trắng đưa ra những lập luận tương tự để thuyết phục Lầu Năm Góc rằng, các tướng nên hạn chế bình luận khác biệt về các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông để không làm phức tạp thêm hội nghị thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình với ông Obama.
Chỉ thị mới nhất của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ được đưa ra sau khi Tổng thống Obama và Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice đi Trung Quốc dự G-20 ở Hàng Châu.
Video đang HOT
Tin đồn về chỉ thị này cũng đã đến tai Đồi Capitol. Trong một buổi điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện gần đây, Thượng nghị sĩ Tom Cotton hỏi Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ:
“Tướng Dunford, có phải chúng ta đang ở trong cuộc cạnh tranh quyền lực siêu cường với Trung Quốc?”, tướng Dunford đáp: “Đúng thế, thưa thượng nghị sĩ.”
Ông Tom Cotton lại quay sang hỏi câu tương tự với Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, ông chủ Lầu Năm Góc đáp: “Vâng, hoàn toàn đúng!”
Navy Times cũng xuất bản lại bài báo đã đăng ngày 6/4 cho biết, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris đã tranh cãi đằng sau cánh cửa đóng kín về cách tiếp cận đối đầu hơn, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tìm cách đảo ngược tình hình.
Đô đốc Harry Harris đề xuất một phản ứng cứng rắn của Mỹ đối với các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông, bao gồm điều chiến đấu cơ và tiến hành các hoạt động quân sự bên trong 12 hải lý các đảo nhân tạo này.
Tuy nhiên Nhà Trắng đã tìm cách đè những phản ứng và phát biểu này từ Đô đốc Harry Harris cũng như các tướng lĩnh khác, những người cảnh báo Trung Quốc đang củng cố sự gia tăng sức mạnh quân sự, theo đuổi mục tiêu bành trướng trên toàn Biển Đông.
Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice là người được Nhà Trắng giao nhiệm vụ áp đặt một trật tự xuống lãnh đạo Lầu Năm Góc về vấn đề Biển Đông.
Theo Giáo Dục
Trung - Ấn cạnh tranh quyền lực
Việc Trung Quốc và Ấn Độ hủy đàm phán biên giới vào phút chót cho thấy mối bất hòa âm ỉ đang lộ rõ. Bắc Kinh không bằng lòng với việc New Delhi khai thác dầu khí ở Biển Đông và chào đón Đạt Lai Lạt Ma.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng trước.
Giới quan sát cho rằng hai nước đang bị cuốn dần vào một vũ điệu nguy hiểm của chính sách bao vây và phản bao vây lẫn nhau. Trong khi Ấn Độ tăng cường thâm nhập vào các lĩnh vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngày càng quyết liệt trong việc giao hảo với cả đối thủ lẫn đồng minh của New Delhi.
Tháng trước, sau khi Ấn Độ đạt một thỏa thuận khai thác dầu khí trên biển ở Đông Nam Á, thái độ của Trung Quốc tỏ ra cứng rắn. "Chúng tôi không hy vọng nhìn thấy các lực lượng bên ngoài can thiệp vào sự tranh chấp... và chúng tôi cũng không mong muốn thấy các công ty nước ngoài tham gia vào các hoạt động" ở khu vực này, phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vị Dân phát biểu. Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền ở hầu hết vùng biển nói trên, điều mà các nước liên quan mạnh mẽ phản đối.
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra tháng trước, trong một bài xã luận còn thẳng thừng cáo buộc Ấn Độ "liều lĩnh đối đầu với Trung Quốc" và cảnh báo rằng xã hội Ấn Độ không được chuẩn bị cho một "cuộc xung đột khốc liệt" với Trung Quốc về vấn đề này.
Vòng đàm phán thứ 15 giữa các quan chức cấp cao hai nước dự kiến diễn ra vào thứ hai tuần này đã bị hủy ở phút chót. Truyền thông Ấn Độ giải thích nguyên nhân là do "sự bất hòa" nảy sinh sau hội nghị ở Bali, nơi lãnh đạo các nước châu Á Thái Bình Dương tụ họp. Cụ thể truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc yêu cầu chính phủ Ấn Độ ngăn cản Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Hội nghị Phật giáo quốc tế sẽ diễn ra ở thủ đô Ấn Độ tuần này, nhưng New Delhi từ chối.
Những diễn biến này thể hiện mối quan hệ đang suy yếu giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong vòng sáu năm qua. Trong khi các nhà lãnh đạo của hai chuyên gia và quan chức lại cho rằng hai cường quốc củ nước khẳng định rằng sẽ có "đủ không gian" cho cả hai nước phát triển, thì cáca châu Á đang và sẽ cạnh tranh nhau càng ngày càng nhiều.
"Dấu chân của cả hai sẽ mở rộng, và Trung Quốc sẽ nhanh hơn nhiều," C. Raja Mohan thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi nói. "Hai bên có thể dẫm lên vết chân của nhau, và sẽ có những rạn nứt. Vấn đề là làm thế nào để kiểm soát được những thách thức này." Hiện tại hai nước láng giềng không quản lý tốt các va chạm và tinh thần dân tộc dâng cao ở cả hai quốc gia, ông Mohan bình luận.
Lo sợ những vòng vây
Từ nhiều thập kỷ trước Ấn Độ đã lo sợ về sự bao vây của Trung Quốc, nhưng mối lo này ngày càng lên cao trong những năm gần đây. Lý do là Trung Quốc đang xiết chặt các mối quan hệ cũng như tăng đầu tư vào các nước Nam Á, từ Pakistan - nước đối địch với Ấn Độ, tới nước đồng minh truyền thống Nepal, hay từ Sri Lanka đến Bangladesh và Myanmar.
Về phía mình, Trung Quốc cũng lo ngại sự bao vây bởi những gì cựu tổng thống George W. Bush mô tả là "vòng vây thiết lập bởi các nước dân chủ" - Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Sự lo ngại này càng tăng lên khi tổng thống Obama tuyên bố điều thủy quân lục chiến đóng tại Úc để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở châu Á. Những tiến bộ trong mối quan hệ và chiến lược hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ, mà kết quả là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn năm 2008, cũng làm căng thẳng thêm mối quan hệ Trung-Ấn.
"Đó là điều không được người Trung Quốc chấp nhận," giáo sư về quan hệ quốc tế, Học viện công nghệ Georgia và cũng là một học giả hàng đầu về "thuyết vòng vây ngoại giao" và "chống vây hãm" đang diễn ra ở châu Á, John Garver nói.
Và đúng như tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cảnh báo, rằng New Delhi sẽ phải "trả giá cho những gì họ đã nhận từ Mỹ." Sự trừng phạt đã bắt đầu.
Câu chuyện về cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ lan rộng bắt đầu từ trang web của Trung Quốc. Những tín hiệu về tiến bộ đạt được từ tranh chấp biên giới đã bị đảo ngược khi Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền ở vùng lãnh thổ có tranh chấp song phương. Tại Hội nghị nhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Trung Quốc đã phản đối việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt toàn cầu chống thương mại hạt nhân dân sự đối với Ấn Độ.
Trung Quốc bắt đầu mở rộng mối quan hệ với các nước láng giềng của Ấn Độ. Một mặt là vì lý do kinh tế và chiến lược, nhưng mặt khác, trong con mắt của nhiều nhà phân tích, Trung Quốc muốn ngăn cản sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò một cường quốc ở châu Á và toàn cầu.
Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân, đồng thời ủng hộ Pakistan một cách mạnh mẽ hơn trong việc đòi chủ quyền của Kashmir - vùng đất tranh chấp giữa New Delhi và Islamabad. Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bangladesh.
Mối quan hệ của Trung Quốc với cảnh sát và quân đội Nepal ngày càng sâu sắc và hiện Trung Quốc đang giúp Nepal xây dựng một con đường mới đến biên giới Tây Tạng. Ở Sri Lanka, Trung Quốc hỗ trợ chính phủ nước này rất nhiều vũ khí giúp họ đánh bại quân nổi dậy Hổ Tamil, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 26 năm. Ngoài ra Trung Quốc còn giúp Sri Lanka xây dựng một cảng biển mới ở phía nam quốc đảo.
Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại đặt tại Brussels nói rằng Ấn Độ "đã bắt đầu nhận thức về một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ấn Độ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để bảo vệ quyền lợi của họ" trước sự cạnh tranh của Trung Quốc.
Ngôn từ và hành động
Trong nhiều năm, Ấn Độ đã đề cập đến mục tiêu "hướng Đông" của mình nhằm xây dựng quan hệ thân thiết hơn với các nền kinh tế lớn mạnh của Đông và Đông Nam Á. Nhưng Ấn Độ đã không đủ mặn mà với chính sách này.
Cuối cùng những tháng gần đây Ấn Độ cũng bắt đầu khởi động, dù vẫn còn chậm, các mối quan hệ kinh tế và an ninh với các nước như Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia.
Chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ có từ những năm 1990 chủ yếu có ý nghĩa về kinh tế, nhưng giờ đây nó mang ý nghĩa địa lý-chính trị, nhằm "tháo bỏ vòng vây," Garver nhận định.
Từ những trao đổi riêng và bí mật, Mỹ đã chuyển sang công khai kêu gọi Ấn Độ cũng như tuyên bố ủng hộ New Delhi thực hiện chính sách mà theo lời của ngoại trưởng Mỹ là chuyển từ khẩu hiệu "hướng Đông" thành hành động.
Các chuyên gia thừa nhận rằng khó có thể biết được một cách chính xác mối bất hòa mới giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể dẫn đến đâu. Quan hệ thương mại ở mức tuyệt vời và hai nước vẫn đang dùng ngôn từ của quan hệ đối tác và hợp tác.
"Cạnh tranh có thể dẫn tới đối đầu, nhưng tôi không cho rằng nó sẽ dẫn đến xung đột," Vikram Sood, một cựu giám đốc tình báo và nhà nghiên cứu ở Quỹ nghiên cứu và quan sát ở New Delhi nói.
Không phải ai cũng lạc quan như thế. Trong một bài viết cho tạp chí An ninh châu Á, Garver và Fei-Ling Wang tranh luận rằng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ "đang chơi một trò chơi có nguy cơ cao" đối với Trung Quốc.
"Con đường đi tới chiến tranh của Đức vào năm 1914 và của Nhật Bản vào năm 1941 là hệ lụy của cảm giác bị bao vây bởi một liên minh của các thế lực thù địch. Cả hai đã quyết tâm thoát ra khỏi vòng vây đó."
"Nếu Bắc Kinh thấy rằng liên minh chống Trung Quốc đang trở nên quá mạnh, quá chặt chẽ, quá rõ ràng hoặc đơn giản là quá bất công, họ có thể đi tới kết luận là cần thiết phải chống lại một thành viên trong liên minh đó", Garver và Wang đưa ra nhận định trong bài viết trên tạp chí An ninh châu Á.
Theo VNExpress











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc hình sự hoá KOLs vi phạm bán hàng livestream và quảng cáo sai sự thật

NATO tăng mạnh hiện diện quân sự ở biển Baltic

Quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza

Cậu bé 11 tuổi nuốt thỏi vàng gần 3 lượng

Chiến hạm nước ngoài đầu tiên đến căn cứ Ream của Campuchia sau quá trình cải tạo

Campuchia và Trung Quốc ký thỏa thuận về dự án kênh đào Phù Nam Techo

Lộ thêm nhóm chat Signal về Yemen của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Mỹ, Iran sẽ tiếp tục đàm phán hạt nhân tại Geneva và Oman

BMPT Terminator, lá chắn thép mới của Nga được trang bị nhiều công nghệ hiện đại

Mỹ tấn công Houthi, Hamas bác đề xuất mới của Israel

Hàng trăm nhà kinh tế ký tuyên bố phản đối chính sách thuế quan của Mỹ

Điện Kremlin lên tiếng về thông tin kéo dài 'lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh'
Có thể bạn quan tâm

Lamborghini ra mắt tùy chọn màu sơn mô phỏng sợi carbon đúc
Ôtô
12:02:11 21/04/2025
Tài tử phong lưu nhất Cbiz: Mắng Thành Long, yêu chị dâu Lý Tiểu Long lại được 16 nghìn người thương tiếc
Sao châu á
12:00:32 21/04/2025
Môtô 'trên cơ' Honda Rebel 500, thiết kế siêu ngầu, động cơ 4 xi lanh, giá hấp dẫn
Xe máy
11:57:42 21/04/2025
Khoảnh khắc hai cô gái đổ đèo ở Tam Đảo đâm vào hộ lan, người bay khỏi xe
Tin nổi bật
11:25:21 21/04/2025
4 mẫu giày, dép tối giản nhưng sành điệu, nên có trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
11:24:26 21/04/2025
Lewandowski chấn thương, Barca bất an đấu Real Madrid và Inter
Sao thể thao
11:15:58 21/04/2025
iPhone thất thế trước đối thủ Trung Quốc tại thị trường cạnh tranh nhất thế giới
Thế giới số
10:58:40 21/04/2025
Diễn viên Kiều Trinh nhắc về 26 năm làm mẹ đơn thân
Tv show
10:27:33 21/04/2025
Bát muối đặt trong nhà vệ sinh tạo nên 5 hiệu quả
Sáng tạo
10:24:50 21/04/2025
Lần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong dịch nang buồng trứng của con người
Lạ vui
10:17:01 21/04/2025