Nhà Trắng’ bật đèn xanh’ cho thỏa thuận vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chấp thuận thúc đẩy thương vụ bán máy bay chiến đấu F-16 gây tranh cãi cho Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ vài giờ sau khi Ankara ngừng cản trở Stockholm gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ bay theo đội hình trong cuộc tập trận chung hồi tháng 5 ở Philippines. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã xác nhận quyết định trên vào hôm 11/7. Ông Sullivan cho biết Tổng thống Biden sẽ tham vấn Quốc hội để hoàn tất thỏa thuận mua vũ khí này.
“Tổng thống Biden không đưa ra bất kỳ cảnh báo hay điều kiện nào. Ông ấy dự định tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận chuyển giao này với sự tham vấn của Quốc hội”, ông Sullivan nói với các phóng viên tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva.
Trước đó, hồi tháng 2, một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đe dọa sẽ chặn thỏa thuận F-16 trừ phi Ankara chấp thuận Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu. Phần Lan đã trở thành thành viên NATO hồi tháng 4.
Video đang HOT
Hôm 10/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại Vilnius. Tại đây, ông Erdogan đã chấp thuận ủng hộ đơn xin gia nhập liên minh của Stockholm. Suốt nhiều tháng trước đó, ông Erdogan đã sử dụng quyền phủ quyếtđể phản đối Thụy Điển gia nhập liên minh. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ lập luận rằng Thụy Điển đã không thực hiện đủ nghĩa vụ đập tan các hoạt động của đảng Công nhân người Kurd – tổ chức mà Ankara liệt vào danh sách khủng bố.
Bất chấp sự thay đổi quan điểm của Ankara, một số nhà lập pháp Mỹ vẫn lo ngại về thương vụ F-16. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez cho biết Mỹ phải “tìm cách đảm bảo chấm dứt hành động gây hấn của Thổ Nhĩ Kỳ với các nước láng giềng”. Ông cũng bày tỏ lo ngại về các chuyến bay của Ankara qua không phận Hy Lạp.
Theo ông Menendez, cần đảm bảo thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không sử dụng máy bay chiến đấu F-16 “để hành động theo cách liều lĩnh mà họ thực hiện đối với các đồng minh NATO khác, không chỉ Hy Lạp”.
Năm 2019, Washington đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình mua máy bay chiến đấu F-35 vì Ankara đã mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất.
Tháng 10/2021, Ankara đã yêu cầu Mỹ chấp thuận thương vụ vũ khí trị giá 20 tỷ USD, bao gồm mua các máy bay chiến đấu F-16 mới do Lockheed Martin chế tạo, cũng như khoảng 80 bộ dụng cụ hiện đại hóa cho các máy bay chiến đấu hiện có của nước này.
Hy Lạp sử dụng S-300 của Nga 'khóa mục tiêu' máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Hy Lạp có "hành động thù địch" đối với máy bay chiến đấu F-16 của nước này.
Một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Dailysabah.com
Theo trang Tin tức Arab (Arab News), Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/8 cáo buộc nước thành viên NATO là Hy Lạp đã sử dụng hệ thống phòng không do Nga sản xuất để "quấy rối" máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong một nhiệm vụ do thám, gọi đó là "hành động thù địch".
Vụ việc xảy ra hôm 23/8 khi hệ thống tên lửa S-300 của Hy Lạp được triển khai trên đảo Crete đã "khóa mục tiêu" máy bay phản lực F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây đảo Rhodes, các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, lưu ý rằng điều đó "không phù hợp với tinh thần của liên minh (NATO)" và tương đương với "các hành động thù địch" theo các quy tắc của NATO.
Trong những tháng gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã phàn nàn về những gì họ gọi là hành động khiêu khích của Hy Lạp, nói rằng những động thái như vậy làm suy yếu các nỗ lực hòa bình.
Hai nước láng giềng thành viên NATO có tranh chấp biên giới trên biển và trên không từ lâu, dẫn đến các cuộc tuần tra và đánh chặn gần như hàng ngày của lực lượng không quân chủ yếu xung quanh các hòn đảo của Hy Lạp gần bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ.
Athens cáo buộc Ankara vi phạm không phận trên những hòn đảo nằm ở Hy Lạp. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Hy Lạp đang đóng quân trên các đảo ở Biển Aegean vi phạm các hiệp ước hòa bình được ký kết sau Thế chiến I và II.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cắt đứt đối thoại với Hy Lạp sau khi cáo buộc rằng Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã vận động hành lang để Mỹ ngừng bán vũ khí cho Ankara.
Trong khi đó, Washington đã trừng phạt Ankara vì nhận một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của Nga vào năm 2019. Thương vụ này cũng dẫn đến việc Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình tiêm kích tấn công F-35.
Các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Hy Lạp cũng đã mua hệ thống phòng không do Nga sản xuất và cáo buộc các nước phương Tây (không nêu đích danh) theo đuổi chính sách "hai mặt".
Tính toán ngoại giao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ đang phát huy thế mạnh ngoại giao trên trường quốc tế trong bối cảnh Tổng thống Erdogan đối mặt với những thách thức bầu cử lớn nhất trong gần 20 năm cầm quyền. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại dinh thự Bocharov Ruchei ở Sochi, Nga, ngày 28/9/2021. Ảnh: EPA...