Nhà trai thông báo ăn hỏi sẽ dẫn 9 tráp lễ nhưng đến ngày giờ chỉ mang đúng 1 món với lý do “đến rước cho là may” khiến bố cô dâu phải “lật bài”
“Sáng, theo lịch thì 10h sáng nhà trai sẽ tới nhà em tiến hành lễ ăn hỏi. Vậy mà tận gần 12h trưa nhà L. mới tới, đã vậy cũng chẳng có tráp lễ nào như thông báo…”, cô gái tâm sự.
Cặp đôi nào yêu nhau cũng mong chuyện tình yêu của mình được kết lại bằng 1 đám cưới rình rang với sự chúc phúc của đôi bên gia đình. Thế nhưng cũng chính trong khoảnh khắc trọng đại nhất đời người mà tưởng như “ván đã đóng thuyền” ấy lại vẫn xảy ra những tình huống không ngờ tới. Giống như cô dâu trong câu chuyện dưới đây chẳng hạn.
Cô gái tâm sự: “ Mộng đẹp của em tan cả rồi các chị ạ. Cứ nghĩ tình yêu của mình có cái kết có hậu, thế mà phút cuối vẫn tan tành.
Trước khi làm nhân viên văn phòng, vì hoàn cảnh gia đình, em từng có thời gian phải xin vào làm trong một môi trường không lành mạnh, bị xã hội coi thường. Đếm khi gặp và yêu L., em đã kể hết cho anh nghe, không giấu giếm. Song K. bảo: ‘Ai cũng có nỗi khổ của riêng mình, quan trọng là anh hiểu và yêu con người em’.
Yêu gần 2 năm, chưa 1 lần L. nhắc tới chuyện quá khứ của em. Tới khi em có bầu, L. dẫn em về xin gia đình anh cho cưới. Nói chung chuyện tình cảm của chúng em đều được bố mẹ hai bên ủng hộ. Đặc biệt mẹ anh, biết em có thai bà mừng lắm, suốt ngày gọi điện hỏi han ân cần.
Video đang HOT
Rồi ngày cưới hỏi của em với L. cũng được ấn định. Vì quê em ở xa, dịch vụ cưới hỏi chưa phát triển như trên phố nên khi nhà trai thông báo hôm ăn hỏi sẽ dẫn 9 tráp lễ, em với bố mẹ phải tìm mãi mới được 9 cô đỡ tráp. Tối trước hôm ăn hỏi, mẹ bạn trai vẫn còn gọi điện hỏi bên nhà em chuẩn bị mọi việc xong chưa. Bà còn dặn em không được chạy đi chạy lại nhiều không động thai.
Sáng, theo lịch thì 10h sáng nhà trai sẽ tới nhà em tiến hành lễ ăn hỏi. Vậy mà tận gần 12h trưa nhà L. mới tới, đã vậy cũng chẳng có tráp lễ nào như thông báo. Trên tay mẹ chồng tương lai của em, xách đúng 1 cái làn trong có đựng mấy quả cau lá trầu, bao thuốc với gói chè khô khiến nhà gái thần người. Nhất là 9 phù dâu xếp hàng dọc trước cổng đợi nhận lễ từ nhà trai cứ đứng như trời trồng, ngơ ngác hết nhìn nhau lại quay sang nhìn em khiến gia đình em ngượng đỏ mặt với họ hàng.
Nhà trai đi vào trong, bố mẹ em vẫn vui vẻ chuyện trò. Mẹ L. đặt làn trầu cau xuống bàn, bố em nhẹ nhàng hỏi: ‘ Sao bên ông bà hôm trước gọi sang thống nhất nay sẽ dẫn 9 tráp lễ, nay lại…’.
Chưa để thông gia dứt lời, mẹ L. đáp giọng tỉnh bơ: ‘Lúc trước tôi cũng định vậy nhưng xem ra con gái ông bà đâu có giá tới thế mà đòi hỏi 9 với 10 tráp lễ. Nói thật, lẽ ra ông bà phải các thêm tiền tôi cũng chẳng rước gái phục vụ về làm dâu đâu. Chẳng qua vì cái thai kia nên tôi mới phải nhắm mắt cho con trai cưới đó’.
Em ớ người nhìn L., hóa ra bà thay đổi vào phút chót vì biết chuyện quá khứ của em. Vì trước đây L. yêu cầu em không được để lộ chuyện quá khứ của em cho nhà anh biết nên em cũng không dám nói. Ai ngờ đúng sát ngày ăn hỏi, không biết từ nguồn cơn nào mà bà lại rõ chuyện mới tỏ thái độ xem thường em như thế. Thậm chí bà còn đòi hủy hôn nhưng L. thuyết phục mãi bà mới chịu tới nhà em ăn hỏi. Đó cũng là lý do nhà trai không dẫn 9 lễ như đã hẹn mà chỉ mang xách duy nhất làn trầu cau.
Bố em thần người, mẹ em giải thích rằng vì hoàn cảnh này kia và em không hề để môi trường tha hóa nhưng mẹ L. vẫn tỏ thái độ xem thường gia đình em ra mặt. Bố em thở dài: ‘Nếu bà thật sự không thể thông cảm được với cháu thì tốt nhất hai nhà nên hủy hôn, giờ vẫn chưa muộn. Con gái chúng tôi như thế nào chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết. Nó đã vì chúng tôi mà chịu khổ quá nhiều rồi. Tôi không muốn nó phải chịu thiệt thòi gì nữa, đứa con trong bụng nó chúng tôi sẽ nuôi dưỡng, không cần nhà bà chịu trách nhiệm gì đâu’.
Nghe bố em nói thế, mẹ L. đỏ mắt đứng luôn dậy kéo L. về. Còn em, bố mẹ động viên nên từ bỏ chuyện tình cảm với anh bởi có cố cũng khó hạnh phúc. Giờ em không biết phải làm sao, em yêu L. và muốn tiến tới hôn nhân cùng anh. Con em cần có bố. Bản thân L. cũng nói sẽ không từ bỏ mẹ con em song thái độ của mẹ anh như thế khiến em hoang mang vô cùng. Em nên làm gì với hoàn cảnh của mình đây hả mọi người?”.
Hoàn cảnh của đôi bạn trẻ trên khiến nhiều người ái ngại, đồng cảm cùng. Nhiều người lên tiếng trách mẹ L. đã quá khắt khe với cô gái bởi quá khứ đã qua, hơn nữa cũng cô cũng là vì hoàn cảnh mới vậy.
Còn với cô gái, mọi người khuyên cô nên vững tâm, đừng suy nghĩ quá nhiều, hãy hướng tới tương lai. Nếu thật sự L. yêu và quyết tâm đến với cô thì cô nên vững lòng cho cả hai cơ hội bởi hạnh phúc của hai người chỉ có 2 người mới định đoạt được, không quyết ai có thể quyết định thay.
Hỏi thăm nhau
Tôi hôm nay bắt đầu quá trình làm việc tại nhà. Sáng, đeo khẩu trang và đi bộ ra cái chợ cóc gần phía sau hẻm.
Lấy vội ký thịt cốt lết, lốc sữa chua, mấy ký khoai lang bí đỏ, thêm 2 hộp pa-tê gan mà lũ trẻ ưa thích.
Vừa đủ dùng vài ngày là được. Ghé nhà thuốc mua ít vỉ thuốc cảm, thuốc đau bụng thông thường. Chị dược tá quen mặt hỏi thăm: "Em cũng lo mua dự trữ à?". "Dạ không, chỉ là e ngại nếu như cả con hẻm bị cách ly, thì phiền người nhà. Chứ cũng không lo việc lương thực, thuốc thang này nọ lắm, chị".
Nhắc tới người nhà. Tôi có tham gia 2 cái group (nhóm) trên mạng. Một cái là Người nhà, một tên Anh chị em họ. Cuộc sống bận rộn, chúng tôi thật sự cũng ít tương tác với nhau ở đó. Các em họ của tôi đều mới ngoài 20 tuổi, đi học hoặc đi làm, lương bổng hạn hẹp, vị trí xã hội thấp bé. Thương lắm nhưng cũng chẳng giúp được gì nhiều.
Cái cảm giác hôm nay bạn nhắn vô một nhóm người thân, rằng: Các em ổn không? Vẫn còn kiếm được tiền tiêu chứ, nhớ mua chút gạo mắm cất ở nhà cho ba mẹ, đừng chủ quan nhé... mới rưng rưng làm sao. Như thể, cái tết vui vẻ hồn nhiên mới đây mà đã xa ngái, lùi đâu đó tít tắp trong ký ức, chứ chẳng phải mới chừng 2 tháng trời...
Mà phải là khi nguy hiểm cận kề, những ngày tháng bình thường yên ả không còn nữa thì dường như chúng mới có chút thời gian để nghĩ tới bà con ruột thịt. Hàng ngày, tôi nhiều lúc hẹn khách hàng, đối tác, bạn bè ghé quán, uống cà phê ăn cơm trưa, nhưng lại ít khi chủ động giao tiếp, gặp mặt người thân. Sống cùng thành phố, nhưng hầu như chúng tôi chỉ gặp nhau vào ngày tết là chắc chắn. Còn lại đám giỗ, lễ lạt, thì lúc vắng người này, lúc kẹt người kia đi công tác xa, bận bịu không tới được. Ngay cả vài câu thăm hỏi nhau cũng là họa hoằn...
Tôi nhắn cho cô bạn cách đây vài tuần còn đi ăn cơm chay với nhau, trong một cái quán nhỏ. Hôm ấy, chỉ mới lác đác vài ca nhiễm bệnh, nhưng thế giới thì không còn bình ổn. Chúng tôi nói về mai này, là chỉ lo dịch bệnh lan rộng, chứ thành phố đâu thiếu đồ ăn, thức uống hay thuốc thang các kiểu. Bạn bảo, những hoang mang của buổi trò chuyện hôm ấy, nay đã trở thành hiện thực. Hàng quán đóng cửa, nhiều người bị giảm lương, hoặc tệ hơn nữa là thất nghiệp. "Giờ thì tớ vẫn ổn. Nhưng chỉ cầu phía trước bình an thôi".
Một người bạn học cũ của tôi ở bên Mỹ nhắn tin qua mạng xã hội, hỏi tôi khỏe không. Gia đình nhớ giữ gìn sức khỏe nhé. Nhắc bố mẹ ở yên trong nhà. Mấy câu chữ vô tri mà khiến tôi nghẹn lời muốn khóc. Bạn xa quê đã lâu và chúng tôi vốn chỉ là mấy cô bạn chung lớp, thi thoảng gửi cho nhau vài câu chúc dịp lễ tết, thế thôi. Nhưng khi dịch tới, bạn đã nhớ tới tôi, cùng biết bao là ân cần. Nhiêu đó thôi, cũng đủ để khiến cho tôi thấy ấm lòng...
"Cả nhà mình thế nào rồi, có ai gặp vấn đề gì không?". Chỉ một câu đơn giản, mà em dâu tôi, vốn là cô giáo mầm non, bị thất nghiệp sớm nhất nhà, bùng ra bao nhiêu tâm trạng. Mọi người xúm vào trêu chọc một em dâu khác, gia đình vốn có tiệm thuốc tây. Là "thất nghiệp của chị Thúy là cơ hội của bé Thanh" đây mà! Rồi chỉ nhau cách giữ gìn, phòng bệnh. Ăn gì, uống gì mới tốt. Trồng thêm mớ rau hoa, đọc mấy cuốn sách này nè. Động viên nhau lạc quan, mạnh mẽ, vững lòng. Chịu khó vận động, giữ tâm trạng thoải mái, chớ có... "tự kỷ" mà phiền. Chỉ vậy, nhưng ai nấy bỗng thấy mình không hề đơn độc.
Một chị đồng nghiệp vừa về hưu lại rưng rưng rằng, lâu lâu rảnh thì nhớ giữ liên lạc nghen em. Chị cảm ơn em đã nghĩ tới chị. Bởi tôi vừa nhắn tin hỏi thăm xem chị có ổn không, cuộc sống giữa thời dịch bệnh thế nào. Con trai chị vẫn kiếm được tiền mang về cho mẹ đấy chứ. Thế thôi. Mà chị bảo mình xúc động...
Thật hạnh phúc biết bao khi giữa mùa khốn khó, chúng ta vẫn luôn nhớ tới nhau.
HOÀNG MY
Người yêu giàu có về chơi nhà, lì xì bố mẹ, các cháu, tôi lặng người khi mở phong bì Lúc anh chào ra về anh không quên lì xì bố mẹ tôi và các cháu. Nhà tôi có khá là nhiều cháu, tầm 4-5 đứa nên anh cũng không ngại mà rút lì xì ra lì xì tất cả. Yêu nhau hơn 1 năm nhưng tôi chưa từng công khai bạn trai của mình. Nhiều lần bố mẹ ướm hỏi chuyện người...