Nhà trai đỏ mặt bỏ về sau lời thách cưới của nhà gái
Sau cuộc gặp đó, anh Hiếu buồn bã gọi điện cho tôi. Anh bảo, bố mẹ anh kiên quyết bắt anh chia tay vì bố mẹ tôi đòi hỏi quá vô lý.
Hai vợ chồng tôi ly dị khi con trai tròn 3 tuổi, tôi nhận nuôi con. Xong thủ tục ly hôn, tôi xin làm công nhân khu công nghiệp cách nhà 5 km, con trai gửi ông bà ngoại chăm sóc.
Chồng cũ của tôi là người cùng làng, có cửa hàng sửa xe máy trên thị trấn khá đông khách. Vậy mà trước tòa, anh ta kêu ca làm ăn thua lỗ, vay nợ ngân hàng nên chỉ đóng góp nuôi con mỗi tháng 800 nghìn.
Ly hôn chưa được bao lâu, anh ta đã có người yêu là nhân viên bán hàng siêu thị. Cô gái trẻ trung, sành điệu. Khi yêu, họ còn gửi ảnh mặn nồng nhằm trêu tức tôi. Tuy nhiên tôi không để ý.
Tôi mới 26 tuổi, nhan sắc gái một con mặn mà nên cũng khiến nhiều người nghiêng ngả. Trong đó có anh Hiếu – tổ trưởng của tôi.
Người đàn ông này có hoàn cảnh giống tôi, đã qua một lần tan vỡ hôn nhân vì vợ ngoại tình. Hiện anh đang nuôi con trai, vợ anh nuôi con gái.Thấy tôi làm mẹ đơn thân, anh theo đuổi và chiều chuộng tôi hết mức khiến trái tim tôi tan chảy.
2 năm sau đó, anh và tôi quyết định sẽ về chung một nhà.
Chồng cũ của tôi nhanh chân hơn tôi. Anh ta cưới vợ từ đầu năm. Hôm cưới, anh ta tổ chức linh đình, lễ ăn hỏi 7 tráp, đám cưới cả trăm mâm. Mẹ anh tặng con dâu dây chuyền, lắc tay rất hoành tráng.
Anh ta còn thuê quay phim, chụp ảnh tốn cả chục triệu đồng. Ai cũng khen đám cưới anh ta to nhất làng khiến mẹ tôi uất hận cay cú. Bà bảo, anh ta keo kiệt từng đồng chu cấp nuôi con mà lúc lấy vợ mới thì phung phí.
Đến khi biết tin tôi rục rịch lấy chồng, bố mẹ tôi tuyên bố phải làm đám cưới trang trọng không thua kém đám cưới gã chồng cũ của tôi.
Ngày gia đình anh Hiếu tới thăm nhà, bàn chuyện hôn lễ, bố mẹ tôi tiếp đón nồng hậu. Ông bà nói thẳng với bên nhà trai rằng lễ ăn hỏi cần 7 tráp, lễ đen là 15 triệu đồng.
Video đang HOT
Bố mẹ anh Hiếu sững sờ. Họ nói, gia đình anh mới dồn tiền xây căn nhà 3 tầng, còn nợ tiền ngân hàng cả trăm triệu đồng. Đám cưới chúng tôi, ông bà chỉ muốn tổ chức gọn nhẹ, lễ ăn hỏi 5 tráp và lễ đen là 5 triệu.
Bố mẹ tôi không đồng ý nên nhà trai xin phép ra về để bàn bạc lại.
Sau cuộc gặp đó, anh Hiếu buồn bã gọi điện cho tôi. Anh bảo, bố mẹ anh kiên quyết bắt anh chia tay vì bố mẹ tôi đòi hỏi quá vô lý. Theo ý họ, đám cưới chỉ cần đủ thủ tục, đâu cần hoành tráng, tốn kém nhất là anh và tôi đều cưới lần 2, kinh tế eo hẹp, sau này còn lo nuôi con chung, con riêng.
Tôi thú thật với bố mẹ đã có thai 3 tháng với anh Hiếu, mong bố mẹ thuận theo ý nhà trai, vun đắp cho tình yêu của chúng tôi.
Bố tôi muối mặt gọi cho bố mẹ anh Hiếu để nhanh chóng lo đám cưới cho hai con. Ông nói chỉ cần đủ 5 lễ ăn hỏi để đẹp mặt với bà con , làng xóm và bỏ luôn lễ đen.
Thế nhưng bố mẹ chồng tương lai của tôi lại quay ngoắt thái độ. Họ nói, đám cưới lần 2 thì cần gì tới lễ ăn hỏi, tốn tiền bạc, thời gian đi lại, chỉ cần làm dăm mâm cỗ biến báo bà con là xong xuôi.
Bố mẹ tôi thở dài ngao ngán, khuyên tôi hủy hôn khi thấy gia đình anh Hiếu được đà lấn lướt, coi thường.
Tôi vô cùng đau khổ vì hoàn cảnh éo le của mình. Làm cách nào để bố mẹ thông suốt tư tưởng lo cho ngày vui của tôi được trọn vẹn? Lẽ nào tôi lần nữa dở dang chỉ vì thủ tục đám cưới nhiêu khê và sĩ diện của bố mẹ…
Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Theo tintuconline.com.vn
Cô dâu trẻ CƯỜI NHƯ NẮC NẺ nhớ lại màn tiễn nhà gái ra về "bá đạo" trong ngày cưới
Ngược lại với cảnh cô dâu mới khóc sướt mướt trong khoảnh khắc tiễn họ nhà gái ra về, có những cô dâu trẻ đã khiến cả họ bật cười vì sự hồn nhiên, bá đạo của mình.
"Chỉ có cô dâu mới hiểu"
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh cô dâu khóc nức nở, níu chặt tay chú ruột trong ngày cưới khiến nhiều người vô cùng xúc động. Theo chia sẻ, đám cưới này diễn ra tại Quảng Ngãi.
Hoàn cảnh của cô dâu cũng khá đáng thương vì bố mẹ mất sớm nên ngày đi lấy chồng cũng chỉ có người thân họ hàng lo giúp. Sau khi về nhà chồng, trong lúc tiễn nhà gái ra về cô dâu đã òa khóc nức nở, chạy theo níu tay người chú ruột vì không muốn xa mọi người.
Khoảnh khắc xúc động này khiến các "cựu cô dâu" bồi hồi nhớ lại ngày cưới của mình. Ảnh chụp từ clip.
Thấy cháu gái mình không kìm nén được cảm xúc, người chú đã nhẹ nhàng vỗ về cháu gái, xoa đầu rồi cầm tay cháu trao lại cho chú rể rồi tạm biệt ra về cho kịp giờ.
Đám cưới là ngày trọng đại trong đời người con gái với bao nhiêu cảm xúc đan xen lẫn lộn. Đúng là chỉ những cô gái nào lấy chồng xa mới hiểu cảm giác "tiễn nhà gái ra về trong nước mắt", không nỡ rời xa người thân này.
Tuy nhiên, không phải cô dâu nào cũng "sướt mướt" như thế. Đặc biệt là với những cô gái may mắn lấy chồng gần, điều kiện thuận lợi, không ít người đã có màn tiễn nhà gái vô cùng "bá đạo".
Chị Thu Phương (Q. Đống Đa, Hà Nội) vẫn cười ngặt nghẽo mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc chào tạm biệt mẹ về nhà chồng.
Mấy ngày trước khi cưới, cứ nhắc đến chuyện cưới xin là hai mẹ con chị ai nấy mắt đỏ hoe. Nhà chỉ có hai chị em, chị gái đã lấy chồng, giờ còn mình chị đi lấy chồng nốt là chỉ còn bố mẹ thui thủi sống với nhau. Chị Phương lại quen được mẹ chiều chuộng từ bé.
Nên cứ mỗi khi nghĩ tới việc không được ở với mẹ nữa, chị lại rơm rớm nước mắt. Tối hôm trước lễ cưới, chị rơi nước mắt trong lúc nói chuyện với bạn vì tủi thân. Bạn thân của chị Phương còn lo "mai thể nào cô dâu cũng khóc lụt nhà vì nhớ mẹ".
"Ai ngờ đến giây phút nói chào mẹ, cô dâu quay ngoắt 180 độ, chào xong đi thẳng, cười phớ lớ nắm tay chú rể. Không thể nghĩ nổi mình có thể... toe toét đến mức ấy", chị Phương nhớ lại.
Giây phút chia tay gia đình, quay đầu bước về nhà chồng luôn để lại trong lòng cô dâu nhiều dư âm. Ảnh: Thu Hà
Theo chị Phương, đúng là cô dâu rất khó tránh khỏi cảm giác buồn khi phải xa bố mẹ đẻ, xa ngôi nhà mình gắn bó bao nhiêu năm.
Nhưng nếu nghĩ thoáng thì lấy chồng rốt cuộc cũng chỉ là "chuyển từ nhà này sang nhà khác". Trong đời cô gái nào cũng (ít nhất) một lần trải nghiệm như thế! Cho nên cứ thoải mái tinh thần đón nhận sự kiện trọng đại trong đời và sống tốt để bố mẹ đẻ vơi bớt lo lắng.
Khi cô dâu "cười sung sướng vì lấy được chồng như ý"
Tốt nghiệp Đại học, chị Kiều Trang (Hà Nội) chân ướt chân ráo lên xe hoa với mối tình thứ hai của mình. Yêu nhau 3 năm, người yêu chị là con cả trong nhà, lại khá lớn tuổi nên anh quyết tâm cưới chị ngay khi chị mới ra trường vì "sợ người yêu đi làm có người cuỗm mất".
Đến với nhau bằng sự thấu hiểu, yêu thương vô vàn, lại gần nhà, hai họ ủng hộ nên cả cô dâu lẫn chú rể cứ "tưng tửng" như không có chuyện gì xảy ra.
Ảnh minh họa
Chị Trang vẫn nhớ như in cảm xúc khi tiễn nhà gái ra về. Khi đó, chú ruột ra cầm tay chị, dặn dò đủ điều về nhà chồng phải ngoan, thế này thế kia, còn chị Trang thì cười toe toét. Suýt nữa chị buột miệng nói "Ui trời! Chú không phải lo đâu" nhưng chợt nhớ ra đây là lễ cưới của mình.
Trước khi ra về, các dì ruột chị còn xúm lại bảo: "Đáng nhẽ dì phải mua cho cô dâu lọ thuốc nhỏ mắt, có tí nước mắt cho...phải phép chứ!".
Nói rồi ai nấy cười ngặt ngẽo. Chứng kiến màn tiễn nhà gái ra về "bá đạo như hạt gạo" đó, bạn chị Trang đã phải thốt lên: " Chưa thấy cô dâu nào chia tay nhà gái mà vô tư, hồn nhiên như mày! Chắc sướng vì lấy được chồng!".
Theo Emdep
Nhà gái đòi làm lễ cưới long trọng dù bố của tôi mới mất chưa lâu Vậy mà điều tôi không ngờ là phản ứng của gia đình người yêu tôi. Bố mẹ em khó chịu đã đành, người yêu tôi cũng tỏ ra hậm hực vì không được làm đám cưới lớn như em mong muốn. Chào các bạn, hôm nay tôi có 1 chuyện muốn tâm sự với các bạn. Hy vọng qua đây, tôi có thể...