Nhà trai ‘bỏ tráp’ 450 nghìn đồng, cô dâu hoang mang ‘cuộc đời mình rẻ mạt đến bất ngờ’
Tiền nhà trai bỏ vào tráp hỏi được coi như món quà để tỏ lòng cám ơn gửi đến nhà gái vì công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu của họ. Thế nhưng phải làm sao khi số tiền chỉ có 450.000 đồng giống như nàng dâu dưới đây?
Từ xưa, lễ đen (nạp tài) tượng trưng cho tục “thách cưới”. Dần dần, tục này được xóa bỏ. Thay vào đó, lễ cưới do hai bên gia đình cùng lo liệu nên khoản tiền “thách cưới” sẽ được căn cứ tùy vào hoàn cảnh của gia đình đôi bên. Ở miền Bắc, tiền bỏ tráp thường theo số lẻ, có thể là 9 triệu, 15 triệu hoặc hơn; còn ở miền Nam thường được tính chẵn, có thể là 10-20 triệu.
Tuy nhiên số tiền này được coi là chuyện tế nhị nên mỗi gia đình không giống nhau. Để rồi rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười nảy sinh xung quanh câu chuyện này. Giống như nàng dâu trong câu chuyện dưới đây vẫn đang hoang mang khi nhà trai bỏ tráp 450 nghìn đồng.
L.H cho biết, cô sinh năm 1992 và mới ăn hỏi xong ngày hôm qua. Nhà H không chủ động thách cưới, chỉ tùy thuộc vào tâm ý và điều kiện của nhà trai. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu số tiền trong cay trầu chỉ có 450 nghìn đồng. Cô gái trẻ cảm thấy số tiền này khá ít vì bản thân cho rằng chí ít cũng phải là 1-2 triệu đồng.
“ Em chỉ muốn tham khảo ý kiến là ở đây có chị nào có kinh nghiệm chỉ cho em xem con số 450 là số mang may mắn hay gì không mà phong bao lại bỏ số lẻ khó hiểu vậy? Chứ từ lúc em biết em chỉ thấy hoang mang và cuộc đời mình rẻ mạt tới bất ngờ“, H hoang mang.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Ngay sau khi đăng tải bài viết đã nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Người cho rằng số tiền nhà trai dẫn cưới là quá ít. “ Trước giờ đi ăn cưới, bạn bè hay họ hàng ít cũng toàn 5-10 triệu chứ chưa thấy tiền trăm lại còn lẻ như vậy bao giờ. 450 nghìn đồng thì sỉ nhục quá không bõ nuôi mấy bữa cơm chứ chưa nhắc đến hai mấy năm nuôi ăn học ròng rã“, tài khoản T.H.P viết.
Một số lại cho rằng 450 nghìn là số tiền may mắn nên khuyên nàng dâu nên tôn trọng tâm ý của nhà trai.
“ 450.000 nghĩa là quan niệm 4 5=9 là tốt đó chị, chứ không có ý gì đâu. Còn cái tiền đó không đánh giá điều gì đâu chị, lấy rồi thì phải tin tưởng cho vui vẻ chị ơi“, tài khoản T.O bày tỏ quan điểm.
Thế nhưng dù thế nào mọi người cũng khuyên nàng dâu không nên quá đặt nặng vấn đề thách cưới mà sinh ra ác cảm với gia đình nhà trai, quan trọng là họ đối xử với mình như thế nào!
Theo Emdep
Hôm nạp tài em đã thất vọng, đến hôm cưới mà nhà trai còn làm thế này thì hỏi mặt mũi bố mẹ em biết để ở đâu?
Chưa về làm dâu trong căn nhà ấy nhưng em đã thấy chán nản và thật sự muốn bỏ cuộc.
Em đang chuẩn bị lấy chồng. Nhà chồng em không phải gia đình giàu có, thế nhưng cũng không thiếu thốn đến mức cái gì cũng ỷ lại nhà em thế này. Chưa về làm dâu trong căn nhà ấy nhưng em đã thấy chán nản và thật sự muốn bỏ cuộc. Cảnh lấy chồng xa chị nào đã trải qua sẽ hiểu. Người ta tốn kém một thì những người phải lấy chồng xa như em tốn kém gấp nhiều lần.
Nhà em theo thủ tục truyền thống nên trước khi cưới phải có những thủ tục ăn hỏi, nạp tài như bình thường. Thật ra trước đó bố mẹ chồng em đã gọi điện cho bố em nói khéo về việc bỏ qua những lễ nghi cưới xin đó. Nhưng bố em không đồng ý, cả đời con gái có một lần lên xe hoa. Hơn nữa bố em cũng không muốn mất mặt với họ hàng.
Thế mà tin được không, tối về mở phong bì lễ đen, nhà trai chỉ bỏ vào cho nhà em đúng 5 triệu. (Ảnh minh họa)
Hôm ăn hỏi và nạp tài, nhà trai đến nhà em tất cả là 20 người. Bữa ấy nhà em có đặt nhà hàng, tiền ăn uống cũng tốn không ít. Thế mà tin được không, tối về mở phong bì lễ đen, nhà trai chỉ bỏ vào cho nhà em đúng 5 triệu. Chưa kể nhà người ta nạp tài mâm cao cỗ đầy. Còn nhà chồng em đến Hà Nội mới bắt đầu đặt lễ. Thành thử ra lễ thì kém mà tiền cũng chẳng bõ bèn cho 20 miệng người ăn.
Bố mẹ em thất vọng nhưng cố nhịn. Còn em vốn thẳng tính nên nói luôn với chồng. Không ngờ chồng em quay sang bảo em đòi hỏi. Nhà anh đi nhiều người cũng tốn kém tiền ăn ở khách sạn và tiền vé máy bay không ít. Nói như anh thì chẳng phải em là người ích kỷ lắm sao?
Còn một chuyện nữa khiến em ấm ức mấy ngày nay. Vì hôm nạp tài tiền lễ ít nên em cũng nghi ngờ bố mẹ chồng em là người keo kiệt. Mấy hôm bàn chuyện cưới xin, em cũng dò ý chồng xem nhà anh sẽ cho em bao nhiêu khi về nhà chồng?
Hôm nạp tài em đã thất vọng vì tiền lễ, đến ngày cưới nhà trai còn không lên trao vàng thì em và bố mẹ biết để mặt mũi ở đâu? (Ảnh minh họa)
Tưởng ít nhất cũng được một cây vàng hoặc vài ba chỉ. Vậy mà chồng em nói ở trong nhà anh không có tục lệ trao vàng nhà gái. Vì thế khi làm lễ cưới ở nhà gái, bố mẹ anh sẽ không trao gì cả. Có chăng thì hôm ở nhà trai, bố mẹ anh sẽ sắp xếp trao cho em chiếc dây chuyền hoặc một cái nhẫn thôi.
Đấy các chị xem, như thế làm sao em không buồn được. Hôm nạp tài em đã thất vọng vì tiền lễ, đến ngày cưới nhà trai còn không lên trao vàng thì em và bố mẹ biết để mặt mũi ở đâu? Cũng vì chuyện này mà em và chồng cãi nhau.
Chồng em nói em ham vật chất. Nhưng nói trắng ra thì em thấy bố mẹ anh khôn quá, cưới con dâu về mà lại chẳng muốn mất gì. Giờ em chán nản muốn hủy cả lễ cưới. Nếu em hủy lễ cưới thì liệu có được mọi người đồng tình không các chị?
Theo Afamily
Việc chọn ngày cưới khiến chúng tôi có nguy cơ tan vỡ Cô ấy nói mệt mỏi vì chưa làm dâu đã có chuyện, không muốn chung sống với bố mẹ tôi, không muốn tiếp tục đám cưới này. Tôi 27 tuổi, vợ sắp cưới bằng tuổi, chúng tôi yêu nhau được hơn một năm và dự định sẽ cưới vào mùa thu này. Gia đình tôi đi xem ngày cưới và báo với nhà...