Nhà tiên tri Vanga dự đoán châu Âu diệt vong vào năm 2016
Nhà tiên tri mù danh tiếng người Bulgaria mặc dù đã qua đời cách đây 20 năm nhưng từng dự đoán ‘đại chiến Hồi giáo’ sẽ bùng nổ và châu Âu sẽ diệt vong vào năm 2016.
Một phần tử IS cầm cờ tổ chức này ở Syria – Ảnh: Reuters
Bà Baba Vanga, nhà tiên tri mù lừng danh người Bulgaria qua đời vào năm 1996 ở tuổi 85, đã đưa ra nhiều dự đoán với xác suất chính xác lên đến 85%, theo tờ Daily Mail (Anh) ngày 8.12.
Bà Vanga từng đưa ra dự đoán chính xác về vụ tấn công khủng bố 11.9.2001 tại Mỹ và trận động đất – sóng thần năm 2004, sự trỗi dậy của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), đồng thời cảnh báo những phần tử Hồi giáo cực đoan sẽ xâm lược châu Âu vào năm 2016.
Trong suốt cuộc đời mình, bà Vanga đưa ra hàng trăm dự đoán, bao gồm “đại chiến Hồi giáo” sẽ bùng nổ sau cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” hồi năm 2010.
Bà Vanga cũng dự đoán “đại chiến Hồi giáo” sẽ diễn ra tại Syria và kết thúc vào năm 2043 với kết quả là một nhà nước Hồi giáo sẽ được hình thành, với thủ đô đặt tại… Rome (Ý).
Theo dự đoán của bà Vanga, châu Âu sẽ diệt vong vào cuối năm 2016. Các nhà nghiên cứu theo thuyết âm mưu nhận định IS, hiện chiếm được nhiều khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria, có âm mưu bành trướng sang Libya và châu Âu, theo Daily Mail.
Trước khi động đất Ấn Độ Dương hay còn gọi là “Cơn địa chấn Sumatra-Andaman” xảy ra vào năm 2004, bà Vanga từng dự đoán “một đợt sóng lớn” ập vào các bờ biển, nhấn chìm nhiều người và thị trấn dưới biển nước.
Vào năm 1989, nhà tiên tri mù đã từng đưa ra dự đoán về vụ tấn công khủng bố 11.9, cho rằng “hai con chim thép” sẽ tấn công người Mỹ. Vào ngày 11.9.2001, bọn khủng bố cướp hai máy bay dân sự đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York (Mỹ), khiến hơn 3.000 người chết.
Bà Vanga được cho là bị mất thị lực trong một cơn bão, lúc đó bà bị ngọn gió lớn cuốn đi rồi rơi xuống đất.
Sau này, bà Vanga cho rằng bà có khả năng nhìn thấy tương lai và thành lập một giáo phái. Nhiều người giàu, nổi tiếng, thậm chí các chính trị gia khắp nơi trên thế giới, đã tìm đến nhà tiên tri mù để nghe lời tiên đoán cũng như các lời khuyên của bà, theo Daily Mail.
Video đang HOT
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Chiêu giăng bẫy của mật vụ FBI có thể tạo ra khủng bố
Nhiều mật vụ nằm vùng của FBI đã giăng bẫy dụ các phần tử cực đoan thực hiện những hành động khủng bố mà chúng chưa từng nghĩ tới.
Một nghi phạm bị FBI bắt giữ vì có âm mưu tấn công một máy bay quân sự. Ảnh:AP
Những năm gần đây, để đối phó với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ngày càng nở rộ, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã huy động một đội ngũ mật vụ nằm vùng cực lớn để theo dõi và giám sát các phần tử mới manh nha hình thành tư tưởng cực đoan. Tuy nhiên, lực lượng này bị cáo buộc đã nhiều lần "giăng bẫy", đẩy các phần tử cực đoan vào con đường khủng bố, theo Le Point.
Theo quy định của luật pháp Mỹ, chỉ khi các phần tử cực đoan này thực sự có ý định tấn công, FBI mới có đầy đủ bằng chứng để bắt giữ và xét hỏi. Trong quá trình điều tra, các nhân viên nội gián của FBI hoàn toàn có quyền "giăng bẫy" đối tượng bằng cách chỉ định mục tiêu và cung cấp vũ khí để tiến hành các hoạt động khủng bố.
Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, khi áp dụng biện pháp này, FBI trên thực tế đã vô tình tạo ra những kẻ khủng bố thật sự.
Theo các số liệu chính thức, FBI hiện có ít nhất 15.000 nhân viên nội gián cung cấp thông tin ngầm. Lực lượng này tham gia vào rất nhiều hoạt động điều tra như chống tội phạm ma túy, chống lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và được trả thù lao rất hậu hĩnh.
Tuy nhiên, theo giám đốc FBI James Comey, để xác định đúng và theo dõi những đối tượng khủng bố của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày càng phát triển chóng mặt về số lượng, con số này cần phải được tăng cường.
Trong một báo cáo chính thức mới đây, ông Comey cho biết trong suốt mùa hè năm 2015, FBI đã theo dõi hàng trăm đối tượng khủng bố Hồi giáo và phá vỡ nhiều kế hoạch của chúng.
"Tuy nhiên còn tồn tại một vấn đề là các nhân viên mật của chúng tôi nhiều lần đã buộc phải thực hiện một động thái không thể tránh khỏi là khuyến khích hay nói cách khác là gợi ý cho các nghi phạm thực hiện các hoạt động khủng bố mà nếu không chúng sẽ không bao giờ thực hiện" ông Comey bày tỏ.
Ngày 10/4, FBI bắt giữ thanh niên 20 tuổi Jhon Boker vì tội danh âm mưu đánh bom liều chết vào một căn cứ quân sự ở Kansas. Tuy nhiên, theo báo cáo điều tra mà AFP có được, Booker đã bị FBI điều khiển từ 6 tháng trước.
Chính những mật vụ nội gián của FBI đã giúp đỡ người thanh niên này hoàn thiện video tuyên truyền tư tưởng tử vì đạo của anh ta và cũng chính họ đã cung cấp cho anh ta những vật liệu cần thiết để chế tạo một quả bom. Và cuối cùng cũng chính họ đặt bom vào xe rồi chuyển cho Booker, trước khi bắt nghi phạm.
Trong một bản báo cáo vào tháng 7/2014, tổ chức Quan sát nhân quyền quốc tế cáo buộc FBI đã tạo ra khủng bố khi tiến hành "bừa bãi" các hoạt động giăng bẫy nhằm vào các đối tượng cực đoan dễ bị kích động.
Thậm chí chủ đề này đã được chuyển thể thành một bộ phim tài liệu có nhan đề "Khủng bố hay sai lầm" do nhà hoạt động nhân quyền Murtaza Hussain đạo diễn, được trình chiếu trong một festival điện ảnh độc lập tại Sundance trong năm 2015.
Bộ phim nói về việc 4 người đàn ông gốc Albani, trong đó có 3 anh em bị tuyên án chung thân với tội danh âm mưu tấn công một căn cứ quân sự ở New Jersey.
Trước khi bị bắt vào năm 2007, họ đã bị FBI giám sát theo dõi suốt 18 tháng, sau khi đăng tải một đoạn phim về những hoạt động giải trí của họ lên Internet, trong đó có cảnh họ dùng súng bắn vào đồ vật và hô vang "đấng Allah vĩ đại".
4 người này cho biết trước đây họ không bao giờ có ý tưởng thực hiện các vụ tấn công vào các căn cứ quân sự cho đến khi tiếp xúc với đặc vụ ngầm của FBI.
Trong một đoạn phim được FBI bí mật ghi hình, những nhân viên mật vụ rõ ràng đã khuyến khích những người đàn ông này đi đến ý định thực hiện các vụ tấn công dù họ rất miễn cưỡng.
"Các bạn sống theo lý tưởng của kinh Koran, tuy nhiên bạn lại không chiến đấu vì những người Hồi giáo. Đừng do dự gì nữa", một nhân viên mật vụ đã nói với những người đàn ông này.
Những 'con mồi' sa bẫy
Theo ông Hussain, việc sử dụng các nhân viên nội gián là cần thiết và bắt buộc để theo dõi khủng bố, nhưng chúng chỉ áp dụng đối với các âm mưu đã rõ ràng và có cơ sở chứng minh.
"Hiện nay đang lưu truyền một tâm lý sợ hãi, đặc biệt là trong cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ. Họ không thể bàn bạc hoặc bày tỏ các lập trường đấu tranh chính trị khi luôn lo lắng rằng bất cứ ai xung quanh mình đều có thể là nhân viên nội gián của FBI", ông Hussain cho biết.
Nhưng Cơ quan điều tra liên bang, Bộ Tư pháp Mỹ đã khẳng định rằng phương thức này là hợp pháp và đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của mọi công tác đấu tranh, điều tra chống khủng bố.
Hơn nữa FBI còn đảm bảo, việc sử dụng các nhân viên nội gián đã được đánh giá và giám sát rất cẩn thận, hoàn toàn không vi phạm các quyền công dân của người bị điều tra, và hoàn toàn cần thiết trong rất nhiều trường hợp.
Theo các kết quả điều tra xã hội, các phần tử cực đoan tại Mỹ đa phần là những thanh niên chán nản và thất vọng về bản thân, họ tìm kiếm trên Internet một phương thức khác để nâng cao giá trị sống của mình.
Ryne Joshua Goldberg , một thanh niên Do Thái sống tại nhà bố mẹ đẻ ở Florida, đã sáng tạo ra cuộc đời thứ hai của mình bằng cách giả vờ sống tại Australia và tung lên mạng rất nhiều thông điệp ủng hộ thánh chiến. Anh ta đã mắc bẫy FBI, khi bị các nhân viên mật vụ thuyết phục gửi cho họ các thông tin để chế tạo một quả bom. Bị bắt hồi tháng 9, thanh niên này sẽ phải sống 20 năm tiếp theo của cuộc đời trong nhà tù.
Một trường hợp khác là Ali Amin , một thiếu niên ở bang Virginia, người bị kết án 11 năm tù hồi tháng 8 vì tội tuyên truyền hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo với tài khoản Twitter có hơn 4.000 người theo dõi thường xuyên.
Thiếu niên này bỗng chốc trở thành người hùng đối với các phần tử cực đoan tại Mỹ nhờ một một dòng Tweet được thực hiện dưới sự gợi ý của các nhân viên FBI.
Theo Mubin Shaikh, một cựu điệp viên người Canada, tác giả của cuốn sách "Bí mật về thánh chiến", một nhân viên nội gián cần phải lấy lòng tin của khủng bố bằng cách cung cấp cho chúng những mục tiêu và phương tiện cần thiết, nếu không mọi việc sẽ bại lộ.
Theo ông, việc gợi ý và khuyến khích cho các phần tử cực đoan tấn công là một hoạt động bắt buộc để quá trình nhập vai được lý tưởng.
Ông kể về một nhiệm vụ của mình đã thực hiện khi điều tra một nghi phạm Hồi giáo cực đoan: "Tôi nói với hắn ta rằng chúng ta có thể sẽ tổ chức một trại đào tạo tân binh vào tháng 12, anh có muốn tham gia đào tạo một vài gã không? Hắn hoàn toàn hiểu những gì tôi nói nhưng lại trả lời: 'Không, người anh em, tôi ở đây là để nghiên cứu đạo'. Ngay lập tức, tôi hiểu rằng hắn không phải dạng người mà chúng tôi tìm kiếm hoặc hắn đã không cắn câu. Nhưng nếu tôi nói điều này với các tên khác, trong trường hợp chúng trả lời có, thì không phải tôi là người giăng bẫy bất chính, mà chính chúng đã mắc bẫy".
Mubin Shaikh kể về kinh nghiệm gài bẫy khủng bố của mình. Ảnh: TimesofIsrael
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Báo Nga: Thổ Nhĩ Kỳ tuồn vũ khí cho khủng bố Syria, đổi lấy dầu và cổ vật Không chỉ ngó lơ cho chiến binh nước ngoài tới gia nhập IS, mua dầu lậu, cổ vật của IS, cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ còn đang bị tòa án xét xử vì đưa nhiều vũ khí cho các chiến binh Hồi giáo cực đoan tại Syria, RT và Reuters đưa tin. Sau vụ máy bay ném bom Su-24 của Nga...