Nhà thờ hơn trăm tuổi ở Quảng Ninh được phá đi xây mới
Được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19, nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) đã xuống cấp nay được phá đi xây mới hoàn hoàn.
Tối 14/3, ông Dương Văn Cơ, chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết giáo xứ Trà Cổ đang tháo dỡ nhà thờ cũ để xây mới.
“Nhà thờ Trà Cổ không nằm trong danh mục di tích lịch sử văn hóa, không xếp hạng”, ông Cơ nói và cho biết việc phá đi xây mới là do đề xuất của giáo xứ Trà Cổ và đã được tòa giám mục Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng ý chủ trương.
Nhà thờ Trà Cổ hơn 100 tuổi được phá ngày 9/3, để xây mới do đã xuống cấp. Ảnh: Cấn Đình Loan
Theo linh mục Ngô Văn Vàng, Chánh xứ giáo xứ Trà Cổ cho biết, nhà thờ Trà Cổ đã xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn cho những giáo dân đến làm lễ. Những cấu kiện bằng gỗ trước đây không còn, dù đã được trùng tu nhưng tiếp tục xuống cấp nên giáo xứ đã xin phép các cơ quan chức năng để xây dựng nhà thờ mới.
Video đang HOT
Cũng theo linh mục Vàng, công trình mới vẫn giữ những hoa văn, họa tiết của nhà thờ cũ nhưng quy mô hơn, đáp ứng nhu cầu đi lễ của 1.500 giáo dân nơi đây. Việc xây dựng nhà thờ mới sẽ sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, chưa xác định cụ thể thời gian thi công. Trong thời gian này, các giáo dân sẽ làm lễ tại khu nhà tạm gần đó.
Nhà thờ Trà Cổ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 và được trùng tu năm 1995. Nhà thờ có hàng trăm bức phù điêu và một quả chuông 80 năm tuổi. Bởi kiến trúc đẹp, cổ kính, nhà thờ Trà Cổ lâu nay được coi là điểm tham quan nổi tiếng của vùng Trà Cổ, Móng Cái.
Minh Cương
Theo VNE
Bình máu thánh ngàn tuổi "dự báo" đáng sợ thế giới 2017
Bình máu của thánh Januarius ở Italy mới đây bị đông cứng và được cho là dấu hiệu dự báo thế giới năm 2017 sẽ trải qua nhiều sóng gió.
Giáo hoàng Francis lắc bình máu thánh năm 2015.
Theo Fox News, một số người tin rằng, nhân loại có thể phải đối mặt với thảm họa trong năm 2017 hay không phụ thuộc vào bình máu cổ xưa của thánh Januarius.
Truyền thuyết kể rằng, một phụ nữ đã thu thập máu của thánh Januarius (San Gennaro), giám mục sùng đạo của thành phố Naples, Italy, khi ông bị chém đầu vào năm 305. Số máu này được bảo quản trong một bình nhỏ bằng thủy tinh và đông cứng lại.
Giáo hoàng Francis cầm trên tay bình máu thánh.
Hiện tượng khối máu đông cứng trong bình trở nên hóa lỏng lần đầu ghi nhận vào năm 1389. Nhiều người tin rằng, nếu như bình máu thánh không thể hóa lỏng sau khi lắc, thảm họa có thể xảy ra trên thế giới sau vài tháng hoặc thậm chí vài năm.
Kể từ đó, các đời tổng giám mục thành phố Naples, Italy thực hiện nghi lễ lắc bình máu thánh 3 lần mỗi năm. Trong nghi lễ, bình máu sẽ được lắc mạnh cho tới khi khối máu hóa lỏng trước sự chứng kiến của hàng nghìn tín đồ.
Trong lần làm lễ ngày 16.12, khối máu trong bình vẫn đông cứng. Tờ The Week đưa tin, mỗi khi bình máu không hóa lỏng, trên thế giới lại xảy ra nhiều thảm họa khác nhau. Ước tính khi hiện tượng kỳ lạ không xảy ra, 22 đại dịch, 19 trận động đất, 4 cuộc chiến và nhiều thảm họa khác đã lần lượt tàn phá thê giới.
Bình máu được cho là có nguồn gốc kể từ khi thánh Januarius bị chém đầu năm 305.
Lần gần nhất bình máu không hóa lỏng là năm 1980. Khi đó, một trận động đất xảy ra cách Naples gần 50 km khiến 2.400 người chết. Khối máu đông cứng cũng không hóa lỏng vào năm 1939, thời điểm Thế chiến 2 nổ ra.
Tu viện trưởng ở Naples khẳng định các tín đồ không nên lo lắng về các thảm họa nếu chỉ dựa trên hiện tượng xảy ra với bình máu thánh này. Tờ New York Times năm 1991 đưa tin, các nhà nghiên cứu nhận định, giới khoa học thời Trung cổ đã tạo ra loại máu nhân tạo, có thể hóa lỏng khi bị lắc mạnh.
Cho đến nay, nhà thờ Naples vẫn chưa đồng ý cho các nhà khoa học mở bình máu để lấy mẫu phân tích.
Theo Danviet
Giáng sinh an lành tới mọi nhà 24h ngày 24/12, tiếng chuông các nhà thờ ngân vang, người dân lặng nghe bài thánh ca và cầu chúc năm mới bình an đến với mọi người, mọi nhà. Hàm Long (Hoàn Kiếm) là một trong những nhà thờ lớn ở Hà Nội. Trước khi cử hành thánh lễ mừng Chúa giáng sinh, giáo xứ tổ chức rước kiệu Chúa Hài Đồng....