Nhà thiết kế Sĩ Hoàng: ‘Chê nam công chức mặc áo dài là kém hiểu biết’
Theo nhà thiết kế Sĩ Hoàng, việc nam giới mặc áo dài đi làm giúp tạo sự nhận diện cho bộ quốc phục Việt trước bạn bè quốc tế.
Mới đây, hình ảnh các nam công chức mặc áo dài đi làm ở Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Thừa Thiên – Huế thu hút sự quan tâm.
Việc này nhanh chóng tạo ra luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người nhận định mặc áo dài không phù hợp với thời tiết và gây bất tiện trong lúc làm việc. Số còn lại ủng hộ, cho rằng đây là cách duy trì nét đẹp văn hoá.
Nam cán bộ ở Sở VH&TT Thừa Thiên – Huế mặc áo dài truyền thống. Ảnh: svhtt.thuathienhue.
Giá trị văn hóa song hành với đời sống
Trao đổi, nhà thiết kế (NTK) Sĩ Hoàng cho hay: “Tôi ủng hộ việc các nhà lãnh đạo ban hành quyết định để nam cán bộ đi làm trong chiếc áo dài ngũ thân, mang đậm giá trị truyền thống của người Việt. Phục hồi tà áo dài cho phụ nữ và đàn ông mang ý nghĩa rất tốt. Bởi đa phần tâm lý chung của nam giới đều cho rằng mặc áo dài sẽ khiến bản thân trở nên yếu đuối, không có sự nam tính. Nhưng các vị lãnh đạo thành phố hay đại sứ của Việt Nam tại Italy, Singapore hay Ấn Độ đều được bạn bè quốc tế tiếp đón nồng nhiệt, cũng như bày tỏ sự nể trọng đối với bộ quốc phục”.
Nhà thiết kế nhấn mạnh mặc áo dài đến chốn công sở là điều đáng mừng. Bởi đây chính là biểu tượng rõ nét nhất về văn hóa của người Việt đối với thế giới. Phát triển kinh tế phải đi song hành cùng văn hoá của một đất nước.
“Tại sao một số người lại phản đối việc cán bộ mặc áo dài ngũ thân đi làm? Giá trị văn hóa phải có gắn kết mật thiết với đời sống. Thành phố Huế đang là nơi tiên phong xây dựng nếp sống và giá trị của người Việt. Chúng ta không thể bị nhấn chìm, hòa tan bởi lối sống của các nước khác. Tà áo dài chính là biểu tượng giúp bạn bè quốc tế nhận diện con người Việt Nam”, anh bày tỏ thêm.
Video đang HOT
Áo dài là một trong những biểu tượng của người Việt Nam. Ảnh: Getty.
“Tại sao lại chỉ trích việc mặc áo dài đi làm?”
Dưới các bài đăng trên mạng xã hội, nhiều người để lại bình luận ủng hộ, số còn lại cho rằng đây là quy định không hợp lý, gây bất tiện. Thậm chí, có bài viết nhận xét trang phục truyền thống chỉ nên áp dụng với một số vị trí công tác đặc thù.
Để bày tỏ quan điểm, NTK Sĩ Hoàng nhận định: “Năm 1992, khi tôi bắt đầu giảng dạy ở trường, nhà nước cũng có quy định về trang phục cho các giáo viên thời đó phải chỉn chu với sơ mi, quần đi kèm giày tây. Lúc bấy giờ, quy định này tạo nên nhiều sự tranh cãi và làn sóng phản đối từ một bộ phận người làm trong ngành giáo dục. Tuy nhiên sau thời gian dài, ai cũng đều chấp nhận và cho rằng điều này hợp lý. Đối với câu chuyện cán bộ mặc áo dài đi làm cũng vậy, nó chỉ nằm ở vấn đề thời gian”.
NTK Sĩ Hoàng. Ảnh: FB Sĩ Hoàng.
Anh nói thêm chiếc áo dài ngũ thân mà nam cán bộ ở Sở VH&TT Thừa Thiên – Huế mặc có cấu trúc thoải mái, dễ dàng trong lúc làm việc. Hành động đem áo dài đến gần hơn với mọi người sẽ giúp phục hồi làng dệt và nghề may truyền thống, tạo thêm việc làm cho những người thợ trong thời điểm khó khăn.
Theo nhà thiết kế, điều này thể hiện giá trị kinh tế nhân văn khi văn hóa bản sắc và kinh tế của đất nước song hành cùng nhau. Ngoài ra, một bộ phận giới trẻ nhờ đó sẽ bắt đầu tìm hiểu về cội nguồn văn hóa xưa và hãnh diện trước giá trị của chiếc áo dài.
“Trang phục của cán bộ nhà nước dựa trên nền tảng tà áo dài xưa, không được quyền làm khác đi. Kỹ thuật may sẽ thay đổi từ thủ công sang cách sản xuất bằng máy. Chất liệu dệt ngày nay phải hợp thời. Khăn vấn sẽ không cầu kỳ như trước, được may sẵn để người mặc đỡ tốn thời gian”, anh chia sẻ.
Ngoài ra, nhà thiết kế Sĩ Hoàng nhận định hình ảnh tà áo dài còn mang giá trị đạo đức. Bởi khi một người mặc chiếc áo truyền thống sẽ đi đôi với lời nói, phong thái, ngôn ngữ cũng trở nên điềm đạm, có sự chừng mực hơn trước đối phương.
Đối với nhà thiết kế, những ai phản đối việc mặc áo dài đến công sở chỉ thể hiện bản thân là người kém hiểu biết: “Tại sao lại có những lời chỉ trích khi nhìn thấy người khác mặc áo dài truyền thống? Đáng ra phải nên vui mừng, bởi họ phần nào đã truyền tải được nét văn hoá, giúp tạo nên sự nhận diện cho bộ quốc phục của Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Đừng làm anh hùng bàn phím!”.
Theo NTK Sĩ Hoàng, mọi người nên vui mừng trước quy định mặc áo dài đi làm. Ảnh: FB Sĩ Hoàng.
Nam cán bộ công chức mặc áo dài ngũ thân đến công sở
Hình ảnh cán bộ, công chức Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài truyền thống được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm đồng tình, ủng hộ việc mặc áo dài truyền thống nhưng cũng có nhiều ý kiến khác trái chiều.
Lễ tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài Việt Nam Lễ hội Áo dài Hội An - Danh thắng Việt Nam Áo dài trong hành trình di sản
Ngày 7/9, toàn thể cán bộ, công chức khối văn phòng Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài truyền thống đến công sở dự lễ chào cờ, giao ban đơn vị và làm việc. Trong đó, các cán bộ nữ mặc áo dài màu tím đặc trưng, có họa tiết hoa sen còn cán bộ nam mặc áo dài ngũ thân với tông nền áo màu xanh đậm, quần trắng.
Theo Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế, sau khi tham khảo ý kiến của các cán bộ, nhân viên, Sở quyết định chọn thứ Hai đầu mỗi tháng và các ngày lễ truyền thống của ngành, các lễ hội... thì toàn thể CBCC khối cơ quan văn phòng Sở mặc áo dài truyền thống. Việc mặc áo dài truyền thống nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống của "quốc phục" dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh cán bộ, công chức nam Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài ngũ thân truyền thống đến công sở. (Ảnh: Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế).
Hình ảnh cán bộ, công chức Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài truyền thống được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm đồng tình, ủng hộ việc mặc áo dài truyền thống nhưng cũng có nhiều ý kiến khác trái chiều, cho rằng "trang phục công sở Nhà nước đã có quy định rõ ràng, mặc như vậy sẽ ảnh hưởng đến công việc", "công chức mặc áo dài ngũ thân như các liền anh đi hát quan họ" hay "mặc áo dài mà đi giày Tây, sao không đi guốc mộc"...
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc mặc áo dài truyền thống của nữ giới đã có từ lâu, còn đối với nam giới thì chuyện chọn áo dài ngũ thân làm trang phục truyền thống là phù hợp. Bởi lẽ, trang phục này ra đời tại Huế từ năm 1744 và vào thời Nguyễn đã lấy làm quốc phục, nghĩa là nó đã hoàn chỉnh và có hàng trăm năm lịch sử.
Nữ cán bộ, công chức Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế duyên dáng với trang phục áo dài tím. (Ảnh: Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế).
Ông Hải lý giải, áo dài ngũ thân là di sản của người Việt Nam, áo có năm thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và một thân con (nhỏ nhất, nằm trong) tượng trưng cho người mặc. Áo luôn có 5 cúc cài thể hiện Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín, có ý nghĩa người mặc áo dài phải tự răn mình cần giữ tư cách đàng hoàng, sống đúng đạo lý của người quân tử.
Ngoài ra, Sở VH-TT còn là đơn vị được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện đề án Huế - Kinh đô áo dài. Việc mặc áo dài truyền thống nhằm góp phần gìn giữ nét văn hóa riêng của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó sẽ tạo thêm sản phẩm du lịch, tạo công việc cho những người làm nghề may mặc.
Cán bộ, công chức nam Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài truyền thống đến công sở thu hút nhiều ý kiến đánh giá của dư luận.
Trước đó, vào tháng 7/2020, Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công hội thảo khoa học "Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam".
Hội thảo thu hút sự tham gia các nhân sĩ, trí thức, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nhà thiết kế may mặc trong và ngoài tỉnh và được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đang nỗ lực triển khai thực hiện thành công Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa truyền thống.
Thừa Thiên Huế: Cán bộ Sở VHTT sẽ mặc áo dài truyền thống đi làm vào thứ Hai đầu tháng Ngày 7.9, toàn thể cán bộ khối văn phòng Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã "diện" áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc. Ngành văn hóa sẽ duy trì đều đặn hoạt động này vào các ngày thứ Hai đầu tiên của mỗi tháng, qua đó "truyền cảm hứng" cho nhiều đơn vị khác cùng thực hiện, góp phần bảo...