Thiết kế áo dài “Hương sắc miền Tây”
Nếu nói đến nhà thơ Huệ Thi, người trong văn giới biết tiếng chị qua 6 tập thơ đã xuất bản. Với lĩnh vực thiết kế thời trang , Huệ Thi là một “lính mới”, bước đầu được nhắc đến là một nhà thiết kế áo dài chuyên nghiệp vùng sông nước Cửu Long.
Huệ Thi là người phụ nữ đa tài, lĩnh vực nào cũng để lại dấu ấn. Phải chăng nhờ khí chất người xứ Quảng vừa sáng tạo , đôn hậu, lại vừa quyết đoán, dấn thân mà chị kinh doanh, quản lý giỏi và sáng tạo nghệ thuật thăng hoa bay bổng? Ít ai biết nữ sĩ có tiếng này lại theo học bài bản chuyên ngành… xây dựng cầu đường. Làm trong ngành giao thông một thời gian, chị chuyển sang làm Giám đốc chi nhánh Cần Thơ của Công ty Cổ phần chứng nhận và giám định VinaCert trong 7 năm. Khi chuyện “cơm áo gạo tiền” hết làm khó “khách thơ”, Huệ Thi quyết thử sức với đam mê thời trang từ thơ ấu, nhất là với áo dài truyền thống của dân tộc.
Mới bước vào nghề thiết kế nhưng Huệ Thi đã sớm tạo được chú ý với các bộ sưu tập giá trị. Đó là lý do để chị được mời tham gia vào chương trình “Festival áo dài Việt Nam” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trên nhiều địa phương trong suốt năm 2020.
Nhà thiết kế thời trang Huệ Thi trong một mẫu thời trang “Hương sắc miền Tây”. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Từ tình cảm với miền đất lập nghiệp 20 năm qua, Huệ Thi quyết định thiết kế bộ sưu tập đặc sắc mang đậm dấu ấn Tây Nam Bộ. Nhưng từ ý tưởng đến khi hoàn thiện lại chẳng hề dễ dàng. Nhiều đêm chị trăn trở chọn chất liệu để truyền tải văn hóa miền Tây, thể hiện cá tính con người phóng khoáng, lãng mạn. Huệ Thi tham khảo đồng nghiệp đi trước, tìm hiểu về lịch sử đất và người miền Tây và cuối cùng chị đã quyết định chọn lãnh Mỹ A làm chất liệu chủ đạo cho bộ sưu tập với cái tên rất gợi “Hương sắc miền Tây”.
Lãnh Mỹ A được khôi phục bởi những người dệt lụa Tân Châu (An Giang) và trở nên nổi tiếng bởi những nhà thiết kế thời trang thổi hồn vào thứ lụa “sang chảnh”. Lãnh Mỹ A đắt giá, thường phải đặt trước hàng tháng trời bởi 100% được dệt từ tơ tằm với kỹ thuật cao, nhất là màu đen huyền bí được nhuộm thủ công từ trái mặc nưa. Chọn dòng lãnh Mỹ A, Huệ Thi muốn chuyển tải thông điệp “Phát huy giá trị một sản phẩm đặc trưng của miền Tây, một sản phẩm mà nhắc đến là khơi dậy bao ký ức của thế hệ những người dệt lụa và từng mang trên người lụa quý”. Nhắc đến miền Tây là nhắc tới chiếc khăn rằn choàng cổ. Huệ Thi chọn chất liệu khăn rằn từ xứ sở sen hồng Đồng Tháp sáng tạo khéo léo để làm nổi bật thêm nét đài các vốn có của lãnh Mỹ A, đồng thời cân bằng với mộc mạc từ khăn rằn, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, không gồng mình, không xa cách.
Bộ sưu tập bỗng có sức hút, đẹp nền nã, thể hiện sự dịu dàng của người phụ nữ sông nước miền Tây. Đó là lý do có thể tin bộ sưu tập “Hương sắc miền Tây” của Huệ Thi sẽ chinh phục người yêu thích áo dài.
Trang phục ngày hè ở Trung Quốc cổ đại: Có nhiều loại quần áo mà người xưa can đảm mặc vào hơn con cháu thời hiện đại
Người xưa đối phó với cái nóng bằng trang phục thế nào vẫn luôn là một dấu chấm hỏi lớn của thế hệ con cháu ngày nay.
Hiện nay, chúng ta có thể mặc áo tay ngắn, quần short, váy ngắn vào thời điểm nắng gay gắt nhưng với người xưa, họ thường mặc những trang phục thế nào trong ngày hè nóng bức? Vì người xưa luôn mang cảm giác họ rất bảo thủ nên nhiều người cho rằng, họ vẫn sẽ khoác lên người rất nhiều lớp quần áo dày cộm mặc cho thời tiết có nóng đến thế nào.
Tuy nhiên, đó chỉ là trang phục khi đi ra ngoài, còn những lúc ở nhà họ sẽ có cách ăn mặc hoàn toàn khác.
Ở thời cổ đại, người xưa rất ít khi mặc quần áo bó sát khi ở nhà. Bởi vì mỗi người đều có gian phòng riêng nên không ai nhìn thấy ai mặc gì, nên chỉ cần quần áo thoải mái là họ sẽ mặc.
Trước thời Ngụy - Tấn - Nam - Bắc triều, đàn ông rất thích cởi trần còn nữ giới lại "tôn sùng" kiểu quần ống rộng. Kiểu quần ống rộng này còn mặc kèm với thâm y (loại áo dài với phần trên và dưới liền nhau) và bên trong mặc hĩnh y (khố).
Quần ống rộng.
Đàn ông cổ đại thường không có quá nhiều thứ cấm kị trong ăn mặc, đặc biệt là mùa hè. Họ thường cởi trần, mặc quần ống rộng, thậm chí có người còn chọn mặc độc nhất một chiếc áo dài bằng vải tuyn.
Ảnh minh họa trang phục mùa hè của đàn ông thời cổ đại.
Còn phụ nữ thời cổ đại thì sao? Phụ nữ ngày xưa cũng ăn mặc khá thoáng mát khi ở nhà. Rất nhiều kiểu váy áo bằng vải tuyn siêu mỏng đã được sử dụng, kiểu dáng đa dạng như hở chân hoặc hở vai. Thậm chí có người còn mặc những chiếc váy siêu ngắn có độ dài trên đầu gối.
Nếu tìm hiểu sẽ phát hiện ngày xưa có một số vải vóc rất mát mẻ ngay cả khi quấn nhiều lớp trên cơ thể, mặc vào mùa hè cũng không hề khó chịu. Trong sách sử Trung Quốc từng nhắc đến nó như một báu vật thời cổ đại: Tố sa y (áo bằng vải tố sa).
Tố sa y này mỏng như cánh ve sầu, thậm chí có thể xếp lại và nhét vừa 1 hộp diêm. Tuy nhiên, điều khiến chiếc áo này trở nên đặc biệt không phải vì độ mỏng của vải mà là nó có công dụng giúp người mặc mát mẻ hơn.
Vào mùa hè, người xưa thường mặc nhiều lớp Tố sa y, không những ngăn ánh nắng trực tiếp chiếu vào cơ thể mà còn tạo ra luồng không khí giữa các lớp vải với làn da con người. Chính vì thế mà người mặc có thể cảm thấy rất mát mẻ ngay cả trong mùa hè nóng nực nhất.
Tố sa y.
Dù Tố sa y rất thích hợp mặc vào mùa hè nắng nóng nhưng người bình thường không có khả năng mua được. Vậy thì những người nghèo ngày xưa giải quyết vấn đề này như thế nào? Chính xác là họ dựa vào 2 "vũ khí ma thuật": Áo bằng trúc và trang phục từ vải sợi lanh.
Vải sợi lanh đến hiện tại vẫn luôn được sử dụng để may thành trang phục mùa hè. Còn về áo trúc, chất liệu của loại trang phục này rất rẻ. Dù không có nhiều tiền nhưng gia đình nào cũng có thể sở hữu được. Áo trúc được mặc như nội y, không chỉ ngăn mồ hôi làm ướt quần áo bên ngoài mà còn giúp tạo một "hệ thống điều hòa không khí" trên bề mặt da.
Nhờ vào tất cả những loại vải trên, người xưa ở Trung Quốc dù không có những thiết bị điện như thời nay cũng đã có thể vượt qua mùa hè nóng bức hàng năm.
Áo trúc chống nóng của người Trung Quốc cổ đại.
Trang phục học đường bị "ném đá": Áo dài mặc cùng quần đùi, váy chiều dài khiêm tốn Mặc áo dài cùng quần ngắn, mặc áo dài đi giày thể thao đều gây tranh cãi. Cùng theo dõi dưới đây. 1. Mặc áo dài đi giày thể thao Tiểu Vy mặc áo dài, đi giày thể thao trong clip giới thiệu ở Hoa hậu Thế giới 2018. Cách phối áo dài cùng giày thể thao trong môi trường học đường gây...