Nhà thiết kế biến dây điện cũ thành váy áo sành điệu
Alexandra Sipa tạo nên nhiều bộ trang phục hợp mốt từ những sợi dây điện bỏ đi.
Những năm gần đây, khái niệm thời trang bền vững (sustainable fashion, eco-fashion) được nhắc đến nhiều trong làng mốt thế giới. Đây là hành trình không điểm dừng bằng nỗ lực thay đổi, cải tiến của các thương hiệu, nhà thiết kế thời trang nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và toàn thể nhân loại.
Mỗi thương hiệu, nhà thiết kế sở hữu công thức thời trang bền vững riêng về nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, cách thức phân phối, hình thức đóng gói, chiêu thức tiếp thị… Thông qua đó, sản phẩm thời trang tạo thành phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng, lại không gây áp lực cho môi trường sinh thái.
Nhà thiết kế trẻ người Romania – Alexandra Sipa – tái chế sợi dây điện cũ và may thành quần áo, váy đầm có kiểu dáng lạ mắt.
Dây điện cũ vứt đi vẫn có thể tạo thành váy áo sành điệu. Ảnh: @alexandrasipa.
Alexandra học chuyên ngành Thời trang tại London, Anh. Lúc đang nghiên cứu cho dự án thời trang bền vững, tai nghe điện thoại của cô bị hỏng. Sau đó, 9X nghĩ ra ý tưởng làm trang phục từ phế phẩm là sợi dây điện cũ.
“Vào lần thứ 5 tai nghe điện thoại bị hỏng, tôi nhận thấy những sợi dây điện bên trong có nhiều màu đẹp mắt. Vì vậy, tôi muốn tái sử dụng chúng bằng cách tạo ra một loại chất liệu may trang phục”.
Alexandra phát triển thành công ý tưởng này. Cô may váy dáng chữ A bằng dây điện nhiều màu cho dự án tốt nghiệp. Mẫu váy độc đáo tiêu tốn hơn 1.000 giờ đồng hồ để hoàn thành.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, 9X cũng sáng tạo nên nhiều kiểu váy áo khác từ dây điện bỏ đi. Sinh ra và lớn lên ở Bucharest (Romania), Alexandra Sipa kết hợp kỹ thuật may mặc truyền thống của quê hương mình với nét hiện đại, phổ biến của phương Tây.
Trang phục chất liệu dây điện của Alexandra Sipa có kiểu dáng độc đáo. Ảnh: @alexandrasipa.
Ngoài váy áo làm từ dây điện, thời trang bền vững còn có sự đóng góp của một số nhà thiết kế tạo nên trang phục từ vải vụn, phế phẩm xưởng may hay thậm chí là rác thải.
Asata Maise đến từ thành phố Wilmington (Delaware, Mỹ) sử dụng nhiều miếng vải màu sắc, họa tiết sặc sỡ và khác nhau hoàn toàn để may thành áo corset, áo blazer, túi xách, mũ rộng vành…
Thiết kế của cô mang đậm tính thời trang hoài cổ, cũng như “không đụng hàng” với bất kỳ hãng mốt nào trên thế giới nên được nhiều khách hàng yêu thích.
Bộ sưu tập “Quarantine” của nữ nhà thiết kế người Mỹ Hillary Taymour (người sáng lập thương hiệu thời trang Collina Strada) gồm 44 thiết kế làm từ vải vụn còn sót lại ở xưởng may. Các mẫu áo quần, váy đầm chủ yếu sử dụng kỹ thuật nhuộm màu loang lổ và thêu thủ công.
Ra mắt trong hoàn cảnh nước Mỹ giãn cách xã hội nên những người tham gia buổi chụp ảnh đều mang khẩu trang, đồng thời giữ khoảng cách an toàn. Số tiền thu được từ việc bán hàng online bộ sưu tập này sẽ quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Asata Maise, Hillary Taymour tái chế vải vụn phế phẩm thành váy áo hợp thời trang. Ảnh: @asata.maise, @_collina.
Mẫu Việt bịt mắt, đi một giày cao gót catwalk
Nhà thiết kế Ivan Trần thử thách bản lĩnh của dàn mẫu Việt khi tổ chức buổi tuyển chọn model cho show diễn cá nhân.
Buổi casting model cho show xuân hè 2020 của nhà thiết kế Ivan Trần thu hút dàn người mẫu chuyên nhiệp và nhiều gương mặt trẻ của làng mẫu Việt.
Tại buổi casting, Ivan Trần gây bất ngờ khi yêu cầu người mẫu nữ catwalk với một chiếc giày cao gót. Thử thách này không dễ thực hiện bởi người mẫu phải nhón chân, giữ khung người chắc để tránh bị nhấp nhô khi trình diễn.
Ivan Trần cho biết, ở show diễn này, anh muốn người mẫu tự tin xử lý mọi tình huống trên sân khấu. Vì thế anh đã yêu cầu dàn mẫu nữ tập catwalk trên một chiếc giày. Vì nếu khi trình diễn, giày rơi ra thì họ đều phải làm chủ trong tình huống đó.
Trước yêu cầu đột ngột của nhà thiết kế, dàn người mẫu trẻ tỏ ra khá hào hứng, họ tranh thủ thời gian tập luyện để gây được ấn tượng tại buổi casting.
Học trò của Võ Hoàng Yến - Tuyết Như - tự tin khi kiễng chân catwalk, cô còn thể hiện động tác xoay người để ghi điểm trước ban giám khảo.
Người mẫu phi giới tính - Mộng Thường cũng không kém cạnh dàn mẫu chuyên nghiệp khi xuất hiện trong buổi casting.
Đối với dàn mẫu nam, họ phải bịt mắt khi catwalk. Nhà thiết kế giải thích: 'Vì trong show diễn lần này, các người mẫu có thể phải đeo nhiều phụ kiện che đường đi thì phải làm chủ được bản thân'.
Theo nhà mốt, bộ sưu tập lần này mang hơi hướng ứng dụng nhiều, nên các người mẫu tham gia đều phải thật chuyên nghiệp để toả sáng và tôn lên được nét đẹp của bộ trang phục.
Thử thách bịt mắt khi trình diễn thời trang cũng mang đến nhiều tình huống hài hước tại buổi casting. Một số mẫu nam giữ trọng tâm và thăng bằng không tốt đã đi chệch khỏi đường băng.
Tại buổi casting, xuất hiện nhiều nhân tố mới có gương mặt ăn sâu khấu, vóc dáng lý tưởng và có lối trình diễn catwalk bài bản.
Chàng trai nổi tiếng nhờ biến đường làng thành sàn catwalk Lu Kaigang thu hút khán giả với thần thái chuyên nghiệp khi khoác lên người trang phục làm từ bao tải, nylon và điều hoà. Lu Kaigang thu hút khán giả với thần thái chuyên nghiệp khi khoác lên người trang phục làm từ bao tải, nylon, cỏ cây và điều hoà. Anh nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc khi biến...