Nhà thầu xây dựng nước ngoài phải xin phép hoạt động tại Việt Nam
Với xấp xỉ 80% số phiếu tán thành trên tổng số đại biểu Quốc hội, chiều 18/6, Quốc hội chính thức thông qua toàn văn luật Xây dựng sửa đổi. Quan điểm phải thực hiện việc cấp phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài được bảo lưu.
Cụ thể, báo cáo giải trình, tiếp thu của UB Thường vụ Quốc hội trình trước khi đại biểu bỏ phiếu biểu quyết nêu rõ, có ý kiến cho rằng việc cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, chưa thực sự phù hợp với Luật đấu thầu mà Quốc hội mới thông qua.
UB Thường vụ Quốc hội viện dẫn, ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 150 lượt nhà thầu nước ngoài vào thực hiện các công trình xây dựng, trong đó khoảng 90% thực hiện các công trình vốn FDI và các công trình không phải vốn nhà nước chưa được Luật đấu thầu điều chỉnh. Vì vậy, việc tăng cường quản lý đối với nhà thầu nước ngoài là cần thiết.
Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của nhà thầu nước ngoài là thông lệ quốc tế, thể hiện chủ quyền quốc gia của nước chủ nhà đối với hoạt động kinh doanh của pháp nhân nước ngoài. Qua nghiên cứu pháp luật của các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy, các nước này đều có những chính sách quản lý nhà thầu nước ngoài.
Ở Việt Nam, việc cấp giấy phép và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động tư vấn xây dựng và xây lắp công trình đã được tiến hành nhiều năm nay, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm soát được tình hình và quản lý hoạt động của các nhà thầu nước ngoài. Quy định này đã được thực hiện ổn định, nghiêm túc, không ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định này tại khoản 2 Điều 148.
Một nội dung được tiếp thu, chỉnh lý là về vấn đề phân loại dự án đầu tư xây dựng (Điều 49). Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng; Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công; Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau.
Trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật, Quốc hội cũng biểu quyết riêng về quy định phân loại đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư, ghi nhận kết quả trên 80% đại biểu tán thành các nội dung này.
P.Thảo
Theo Dantri
Bài 9: Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết vụ bồi thường 78 tỷ "nhầm" đối tượng
Sau khi báo Dân trí thông tin việc 37 hộ dân bị chiếm đoạt trắng trợn hơn 78 tỷ đồng tiền đền bù đất, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo UBND TP Hà Nội phối hợp Thanh tra Chính phủ, Bộ TNMT, Bộ Xây dựng giải quyết dứt điểm sự việc.
Video đang HOT
Liên quan đến sự việc 37 hộ dân bị chiếm đoạt hơn 78 tỷ đồng tiền đền bù đất bởi một công văn của UBND TP Hà Nội, thường trực tiếp công dân Văn phòng chính phủ cho biết: Ngày 21/4/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 165/TB-VPCP giao UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng giải quyết khiếu nại của ông Thuân và 37 hộ dân.
Loạt bài điều tra báo Dân trí đăng tải về việc 78 tỷ đồng, số tiền đáng lẽ của 37 hộ dân bị thu hồi đất phục vụ một dự án của TP Hà Nội được đem đền bù "nhầm" cho Công ty CP 118 ( nay là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hạ tầng Alphanam) do một công văn bất thường của UBND TP Hà Nội khiến dư luận hết sức bức xúc. Sự việc đã được Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng kết luận rõ ràng thế nhưng trong suốt nhiều năm "đội đơn" đi khiếu nại kêu oan, cả trăm con người chỉ nhận được sự im lặng.
Khu đất của 37 hộ dân trước kia giờ đã đươc giải tỏa phục vụ dự án của TP Hà Nội.
Nguồn cơ sự việc từ khi TP Hà Nội thu hồi diện tích đất của 37 hộ dân đang sinh sống để thực hiện dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội). Và cả 37 hộ dân đều giao đất đang sinh sống cho TP Hà Nội làm dự án vì chính sách của UBND TP Hà Nội khiến người dân vô cùng yên tâm khi được bồi thường tiền đất, tài sản và còn được bố trí tái định cư.
Cụ thể: Ngày 2/5/1994, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 1057/QĐ-UB về việc giao quyền sử dụng đất cho Công ty Công trình giao thông 118 (Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông I - Bộ Giao thông Vận tải) 5.800m2 đất tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Ngay sau khi có quyết định giao đất, Công ty Công trình giao thông 118 đã thu của 37 hộ gia đình là cán bộ công nhân viên (CBCNV) đóng góp tổng số tiền là 3.096.000.000 đồng nộp cho Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng.
Ban Lãnh đạo Công ty Công trình giao thông 118 đã phân đất cho 37 hộ đã đóng tiền, sau đó các hộ đều đã xây dựng nhà và ăn ở ổn định không xảy ra tranh chấp suốt từ năm 1995 đến nay.
Văn bản bất thường của Sở TN&MT TP Hà Nội do ông Nguyễn Trọng Đông - Phó giám đốc Sở ký đề xuất: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118".
Ngày 23/2/1995, về lô đất 37 hộ dân nộp tiền mua, Công ty Công trình giao thông 118 đã ban hành Thông báo số 71/TCHC trong đó khẳng định: Kinh phí xây dựng chủ yếu là lấy vốn của CBCNV đóp góp để xây dựng và làm các thủ tục xây dựng. Công ty chỉ hỗ trợ về thủ tục hành chính...
Tại Giấy xác nhận của Công ty CP 118 gửi Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông I ngày 18/8/2010 cũng khẳng định: "Nguồn tiền sử dụng để nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất của công ty tại xã Cổ Nhuế là tiền của cán bộ công nhân viên đóng góp, không phải tiền của doanh nghiệp. Khi cổ phần hóa, Công ty công trình giao thông 118 (nay là công ty CP 118) không đưa giá trị ô đất của công ty thuộc xã Cổ Nhuế vào giá trị doanh nghiệp".
Ngày 18/2/2008, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 692/QĐ-UBND do ông Vũ Hồng Khanh - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội ký về việc thu hồi 72,927m2 đất tại xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, giao cho Ban Quản lý và đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội để xây dựng tuyến đường số 4, Khu đô thị Tây Hồ Tây (trong quyết định này có thu hồi toàn bộ diện tích của Công ty Công trình giao thông 118 và diện tích nhà, đất của 37 hộ dân nói trên).
UBND TP Hà Nội đã có một công văn kỳ lạ chấp thuận đề xuất của Sở TN&MT TP Hà Nội.
Quyết định số 692 nêu rõ: "Điều 2: UBND huyện Từ Liêm có trách nhiệm quyết định thu hồi đất của từng hộ gia đình, cá nhân bàn giao cho Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội theo quy định. Điều 3:...Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội có trách nhiệm liên hệ với UBND huyện Từ Liêm để thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tổ chức bồi thường hỗ trợ người đang sử dụng đất bị thu hồi theo quy định".
Quyết định số 692/QĐ-UBND thu hồi 72,927m2 đất tại xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm để xây dựng Khu đô thị Tây Hồ Tây cùng với phương án bồi thường hỗ trợ người đang sử dụng đất bị thu hồi là một quyết định đúng đắn được tất cả những hộ dân một lòng đồng thuận giao đất.
Khi dự án đang được tiến hành, 37 hộ dân đã bàn giao đất cho UBND TP Hà Nội thì ngày 22/3/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội bất ngờ có văn bản số 787/TN&MT-KHTH do ông Nguyễn Trọng Đông - Phó giám đốc Sở ký báo cáo, kiến nghị về việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng khu đất của 37 hộ dân cán bộ, nhân viên Công ty Công trình giao thông 118.
Tại phần kết luận, kiến nghị này đưa ra đề xuất: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118 một khu đất nằm ở vị trí khác có diện tích khoảng 4000m2 trên địa bàn huyện Từ Liêm để công ty tiếp tục thực hiện dự án đầu tư...".
Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng kết luận UBND TP Hà Nội bồi thường 78 tỷ đồng sai đối tượng.
Từ đề xuất bất thường của Sở TN&MT TP Hà Nội, ngày 7/4/2010, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 2333/UBND-XD do ông Phí Thái Bình - Phó Chủ tịch UBND thành phố ký ban hành chấp nhận với đề nghị của liên ngành, yêu cầu: "Không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty CP 118".
Từ văn bản kỳ lạ này của UBND TP Hà Nội, UBND huyện Từ Liêm cùng Hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm đã "răm rắp" tiến hành các bước tiếp theo bất chấp Quyết định số 692/QĐ-UBND ban hành trước đó.
Hội đồng Giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm đã kiên quyết không lập riêng phương án đền bù đối với 37 hộ là CBCNV Công ty Công trình giao thông 118; mà chuyển toàn bộ số tiền hơn 78 tỷ đồng được phê duyệt đáng lẽ 37 hộ dân được hưởng vào tài khoản của Công ty Cổ phần 118.
Hậu quả là ngay sau đó, khi Công ty Công trình giao thông 118 cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Alphanam đã mua toàn bộ cổ phần của Công ty cổ phần 118. Đến cuối năm 2010 đã đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Alphanam. Và số tiền 78 tỷ đồng đền bù cho 37 hộ dân bị thu hồi đất đã bặt vô âm tín.
Và từ đó đến nay, gần 40 hộ dân mòn mỏi đi khiếu nại, kêu cứu nhưng chỉ nhận được sự im lặng. Cũng trong thời gian đó, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Alphanam đã âm thầm hưởng trọn 78 tỷ đồng từ "trên trời" rơi xuống.
Cho biết quan điểm về sự việc, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) phân tích: Việc bồi thường "nhầm" đối tượng đã được xác định là sai, theo tôi, trong vụ việc này có dấu hiệu của hành vi cố ý làm trái theo quy định của pháp luật. Trước tiên để khắc phục hậu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của 37 hộ gia đình này cần thiết phải có sự vào cuộc của UBND thành phố Hà Nội, cơ quan Thanh tra chính phủ, cần xác định rõ đã sai sót ở khâu nào, giai đoạn nào dẫn đến việc "nhầm" nêu trên, xác định rõ nguyên nhân, hậu quả.
Cùng với việc UBND TP Hà Nội cần lập tức đền bù cho 37 hộ dân và truy thu số tiền chuyển "nhầm" UBND TP Hà Nội cũng cần phối hợp với Công an TP Hà Nội vào cuộc tiến hành xác minh, điều tra làm rõ động cơ, mục đích đối với hành vi cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự.
Cơ quan công an cần xem xét ra Quyết định khởi tố vụ án, qua đó có hình thức kiểm điểm, kỷ luật, buộc tội đối với các cá nhân, tổ chức đã gây ra hậu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 37 hộ gia đình đã bị hành vi phạm tội đó gây ra trong suốt những năm qua.
Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng đã có công văn số 169/VPBCĐ-VIV ngày 22/4/2011 gửi trực tiếp Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trưởng ban chỉ đạo TP Hà Nội về Phòng chống tham nhũng nêu rõ: "Việc chỉ đạo giải quyết theo đề xuất của Sở TN&MT không bồi thường, hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình mà bồi thường cho Công ty 118 là không phù hợp vì nguồn gốc số tiền bồi thường hỗ trợ tiền sử dụng đất là tiền của các hộ gia đình đóng. Công ty CP 118 là một pháp nhân mới, hoàn toàn không phải là đối tượng thụ hưởng, không có trách nhiệm đại diện cho các hộ gia đình. Thêm nữa, sau khi chuyển số tiền bồi thường hỗ trợ hơn 78 tỷ đồng vào tài khoản, Công ty CP 118 có văn bản số 352/VP xác định rõ: Số tiềnbồi thường, hỗ trợ trên có nguồn gốc từ tiền nộp thuế sử dụng đất của cán bộ, công nhân viên đóng góp, không phải tiền của doanh nghiệp, khi cổ phần hóa không đưa giá trị lô đất vào doanh nghiệp".
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
TPHCM: Chuẩn bị khởi công cầu Thủ Thiêm 2 Năm 2009, dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 đã được UBND TP giao cho Tổng công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên Vinaconex đã trả lại và dự án này vắng chủ cho đến nay. Ngay sau khi cầu Thủ Thiêm 1 (nối quận 2...