Nhà tang lễ Los Angeles hết chỗ chứa xác
Các bệnh viện ở nam California chật kín bệnh nhân Covid-19. Nhà tang lễ từ chối gia đình tang quyến vì không có khả năng nhận thêm thi thể.
Los Angeles đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng khi số người chết đang tiến đến 10.000, con số chưa bao giờ được ghi nhận trong lịch sử thành phố.
Hiện tại, theo dữ liệu của Los Angeles Times, trung bình mỗi ngày thêm 14.700 ca nhiễm mới, tăng 78% so với hai tuần trước. Số ca nhập viện là 700 một ngày. Vào tháng 10, con số này ít hơn 150. Cứ 10 phút lại có một người tại Los Angeles tử vong vì nCoV.
Rob Karlin, Giám đốc Dịch vụ Tang lễ Los Angeles ở Culver City, cho biết: “Mọi cuộc gọi đến, tôi đều đáp rằng: ‘Tôi xin lỗi. Chúng tôi đã hết nơi chứa’”.
Karlin mở công ty dịch vụ tang lễ từ năm 2005. “Tôi chưa bao giờ phải nói lời xin lỗi hay từ chối như thế này”, Karlin chia sẻ.
Tại Los Angeles, hơn 7.000 người mắc Covid-19 phải nhập viện, 227 trường hợp tử vong do Covid-19, hôm 29/12. Theo Sở Y tế, đây là con số kỷ lục trong một ngày.
Một phần năm bệnh nhân đang điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực. Giới chức cho biết số ca nhập viện tăng hơn 3 lần so với đỉnh điểm đợt bùng phát hồi tháng 7.
Karlin cho rằng dịch vụ tang lễ chịu ảnh hưởng bởi số ca bệnh tăng và quá trình chôn cất bị chậm lại. Quy trình lấy giấy chứng tử, nhận xác, ướp xác, mọi thứ đều mất nhiều thời gian.
Nhân viên ướp xác đang hành xử như mọi thi thể đều nhiễm nCoV. Karlin nói: “Họ đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung và sử dụng rất nhiều chất tẩy trắng”.
Jennifer Bagues, Giám đốc nhà xác Felipe Bagues tại Boyle Heights, cũng bắt đầu từ chối nhận người chết vào tuần này. Nhà xác nhỏ này chỉ chứa tối đa 20 thi thể.
Video đang HOT
“Chúng tôi bị ‘choáng ngợp’”, Bagues nói.
Thi thể bệnh nhân Covid-19 được đưa ra xe tải đông lạnh tại Bệnh viện Wyckoff, Brooklyn, New York hôm 6/4. Ảnh: AFP.
Bagues ước tính 75% cuộc gọi trong hai tuần gần đây đến từ các gia đình có người thân chết bởi Covid-19. Bà nhận ra một số gia đình đến chôn cất cho người thân thứ hai của họ. Bagues lên lịch lễ tang vào cuối tuần này cho cặp vợ chồng qua đời bởi Covid-19. Đây là lần thứ 5 bà chứng kiến những tình huống tương tự.
Bagues cho biết sự đình trệ từ các cơ quan cũng góp phần gây ra khó khăn. Nhà xác phải chứa thi thể trong lúc chờ đưa người chết về quê hương của họ. Bà có thể xin hầu hết các giấy phép và chứng chỉ trực tuyến, nhưng thủ tục cần thiết để vận chuyển một thi thể ra nước ngoài phải nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thông thường, các cơ quan mở cửa và có nhân viên gửi giấy tờ trực tiếp, nhưng lúc này các văn phòng chính phủ đóng cửa vì đại dịch, Bagues buộc phải gửi giấy tờ qua đường bưu điện. Quá trình bị chậm lại trong khi các thi thể tiếp tục tăng lên.
Bagues đau lòng mỗi khi phải từ chối những gia đình đang khổ sở vì thảm kịch.
Scott Byington, y tá tại Trung tâm Y tế St. Francis, Lynwood, cho biết nhân viên nhà tang lễ không kịp đưa thi thể ra khỏi nhà xác bệnh viện. Họ đến vài lần trong ngày để di chuyển thi thể nhưng không gian hạn chế của nhà tang lễ đã khiến các xác chết tồn đọng. Byington kể ca trực gần đây nhất, nhà xác bệnh viện còn chỗ cho 9 thi thể, nhưng 6 giờ sau, nhiều bệnh nhân chết và nơi này hết chỗ chứa.
Các nhân viên nhà tang lễ cho biết họ chỉ có thể nhận các thi thể để hỏa táng, vì chiếm ít không gian hơn. “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ chứng kiến điều này”, Byington nói.
Magda Maldonado, Giám đốc nhà tang lễ Continental, nhìn tấm bảng ghi hàng chục tên người chết chưa được chôn cất hoặc hỏa táng, phía đông Los Angeles, hôm 20/12. Ảnh: Los Angeles Times
Đứng trước vấn đề quá tải từ bệnh viện và nhà xác, giám sát điều tra y tế Los Angeles, Hilda Solis nói: “Sự thật nghiệt ngã, nhưng tôi buộc phải lên tiếng bởi đã đến lúc chúng ta cần thấy những gì virus đã và có thể lấy đi”.
Từ ngày 4/1, 6 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia California dự kiến sẽ giúp cơ quan giám định y khoa xử lý lượng lớn thi thể.
Nhà xác Los Angeles thuộc chính quyền còn không gian cho 386 thi thể khác. “Chắc chắn đủ, chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu của các bệnh viện địa phương”, bác sĩ Christina Ghaly, Giám đốc dịch vụ y tế hạt, cho biết.
Ghaly kêu gọi người dân ở nhà và tránh tụ tập ăn mừng năm mới. “Chúng tôi nhất định phải kiểm soát sự gia tăng số bệnh nhân, nếu không, đầu năm 2021 sẽ còn tồi tệ hơn cuối năm 2020″, Ghaly nói.
Thế giới đã ghi nhận trên 68,7 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 9/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 68.741.600 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.566.602 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 47.663.512 người.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Brooklyn, New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ đang quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với 15.594.939 ca nhiễm và 293.503 ca tử vong do COVID-19. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 9.742.287 ca nhiễm và 141.484 ca tử vong và Brazil với 6.675.915 ca nhiễm và 178.184 ca tử vong do COVID-19.
Tại châu Âu, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ Bỉ quy định từ ngày 18/12, tất cả những người nhập cảnh phải khai báo y tế bắt buộc. Đặc biệt, những người đã ở "vùng đỏ" trên 48 giờ khi vào Bỉ phải tự cách ly trong 10 ngày và phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 vào ngày cách ly thứ 7.
Tại Hà Lan, tình hình dịch COVID-19 cũng đang nóng lên, buộc chính phủ nước này phải kéo dài các hạn chế xã hội đến hết dịp nghỉ lễ cuối năm. Theo đó, Hà Lan gia hạn thêm một tháng (đến ngày 15/1/2021) lệnh cấm các gia đình tiếp trên 3 khách là người lớn đến chơi nhà, trong khi các nhà hàng và quán bar vẫn phải đóng cửa.
Trong khi đó, Thụy Điển cũng quyết định gia hạn lệnh cấm tụ tập trên 8 người ở nơi công cộng đến hết dịp lễ Giáng sinh và Năm mới.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc trong dịp Giáng sinh để kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả. Bên cạnh đó, bà cũng đề nghị Quốc hội Đức xem xét việc phong tỏa trên diện rộng sau Giáng sinh, ủng hộ việc đóng cửa các trường học và cửa hàng đến hết ngày 10/1/2021.
Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hildburghausen, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cơ quan y tế Đức sáng 9/12 cho biết trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 20.815 ca nhiễm mới và 590 ca tử vong do COVID-19, con số tử vong cao nhất theo ngày kể từ đầu dịch. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến thời điểm này, Đức có tổng cộng trên 1,2 triệu ca nhiễm và 20.259 ca tử vong do COVID-19.
Cùng ngày, Cố vấn Thủ tướng Moldova, ông Boris Harea thông báo Thủ tướng Ion Chicu đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong thời gian này, Thủ tướng Chicu sẽ điều hành chính phủ từ xa.
Tại châu Á, ngày 9/12, Indonesia đã ghi nhận thêm 171 ca tử vong do COVID-19 - mức cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số người không qua khỏi lên 18.171 người. Cũng trong 24 giờ qua, nước này có thêm 6.058 ca mắc COVID-19. Như vậy, tổng số người mắc COVID-19 tại Indonesia là 592.900 người, nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Tại Campuchia, Bộ Y tế đã ghi nhận 4 ca nhiễm mới trong cộng đồng. Đêm 8/12, bộ trên đã có văn bản yêu cầu những người từng có mặt tại các cửa hàng thời trang Zando và Pedro trong thời gian từ ngày 27/11 cần khẩn trương đến xét nghiệm và cách ly tại Khách sạn Sokha Phnom Penh. Tính đến 7h00 ngày 9/12, Campuchia có tổng cộng 354 ca nhiễm.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ghi nhận 686 ca nhiễm mới trong ngày 9/12, trong đó có 662 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 39.432 ca. Số liệu thống kê của KDCA cũng cho thấy số ca nhiễm không rõ nguồn lây chiếm tới 26%. Đặc biệt, trong tháng này đã có tới 4% số người làm xét nghiệm có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng, tăng gấp 4 lần so với hai tháng trước.
Trước những diễn biến bất thường của dịch, Chính phủ Hàn Quốc quyết định áp dụng 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19 mới có sự cải thiện vượt bậc so với phương pháp xét nghiệm hiện hành. Đó là phương pháp xét nghiệm nhanh RDT (Rapid Diagnostic Test) phát hiện kháng nguyên virus và xét nghiệm bằng nước bọt.
Liên quan đến vấn đề vaccine, trong ngày đầu tiên Anh triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech, nước này đã ghi nhận 2 trường hợp có phản ứng dị ứng. Cơ quan chức năng Anh ngay lập tức khuyến nghị những người có tiền sử dị ứng không nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở thời điểm hiện nay.
Trong khi đó, Israel đã tiếp nhận lô vaccine đầu tiên theo hợp đồng đã có với Pfizer/BioNTech. Thủ tướng Israel bày tỏ lạc quan dịch bệnh sẽ sớm kết thúc và ông sẽ người tiêm mũi đầu tiên.
Đại dịch COVID-19 sau một năm: 5 sự thật được thừa nhận Một năm sau khi đại dịch xảy ra, SARS-CoV-2 đã làm chết 1,5 triệu người cùng với 65 triệu người nhiễm. Khởi phát từ Vũ Hán, dịch bệnh lan nhanh ra toàn cầu, hủy hoại các nền kinh tế trên thế giới. Chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Brooklyn, New York, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN Còn nhiều điều cần...