Nhà sư viên tịch, gần 140 nghìn đô ai hưởng?
Chủ trì một ngôi chùa ở quận Tân Phú (TP HCM) viên tịch, để lại sổ tiết kiệm trị giá 140 ngàn USD. Đã xảy ra những bất cập về quyền thừa kế số tài sản trên…
Rắc rối tiền chùa mang… gửi tiết kiệm
Tháng 5/2008, ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, trụ trì chùa Thiên Chánh (đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP HCM) mất. Khi làm lễ tang, Ban đại diện phật giáo Tân Phú phát hiện ni sư Huệ Tịnh có 5 quyển sổ tiết kiệm mang tên Đỗ Thị Thiềng, số tiền là 138.850 USD, 423 USD tiền mặt và 42 triệu đồng.
Số tài sản này không được bàn giao cho chùa Thiên Chánh, mà do ban đại diện Phật giáo Tân Phú niêm phong, tạm giữ.
Sự việc sẽ “trong vòng bí mật” nếu không có thông tin rò rỉ về nguồn tiền hàng tỷ đồng (quy đổi ra VNĐ) mà đại diện Phật giáo Tân Phú tạm giữ. Tin này tới tai bà Đỗ Ngọc Thanh (ngụ tại quận Gò Vấp) là em ruột ni sư Huệ Tịnh, nên sau đó, bà Thanh có đơn gửi Ban đại diện Phật giáo Tân Phú xin lại số tiền trên.
Trong đơn bà Thanh cho rằng, số tài sản mang tên bà Đỗ Thị Thiềng gửi tại ngân hàng Vietcombank là dưới tư cách cá nhân, do vậy căn cứ vào Luật dân sự thì bà là người thừa kế hợp pháp số tài sản trên.
Đơn của bà Thanh không được Ban đại diện Phật giáo Tân Phú chấp thuận… khiến bà và các đồng thừa kế phải khởi kiện vụ việc ra TAND quận Tân Phú, nhờ phân xử.
Video đang HOT
Sự việc kéo dài nhiều năm, sau nhiều lần hòa giải, thế nhưng vẫn không bên nào nhường bên nào. Trong khi đó, đại diện chùa Thiên Chánh cho biết không tham dự vào vụ việc pháp lý rắc rối này.
“Số tiền ồn ào này nếu được trả về, nhà chùa cũng sẽ không nhận, mà tùy Nhà nước xử lý” – vị đại diện chùa này cho biết
“Cần phải xác minh nguồn gốc của số tiền”
Tại buổi hòa giải mới đây, Thượng tọa Thích Thiện Hòa, Phó ban đại diện Phật giáo Tân Phú cho rằng: “Ni sư Huệ Tịnh đã xuất gia theo đạo Phật, coi như cắt đứt với cuộc sống gia đình… Khoản tiền gửi ngân hàng của ni sư Huệ Tịnh là số tiền bá tánh thập phương tự nguyện đóng góp…, là tài sản của cơ sở tôn giáo, nên bà Thanh không thể đòi quyền thừa kế”.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư TP HCM): “Tại khoản 2, Điều 15, Bộ luật Dân sự năm 2005, thì cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự: Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản. Như vậy, 5 cuốn sổ tiết kiệm mang tên cá nhân của người trụ trì ở một ngân hàng nào, thì tài sản đó được khẳng định là tài sản của cá nhân đó. Người trụ trì có quyền sở hữu đối với tài sản trên và được pháp luật bảo vệ. Nếu trụ trì mất mà không để lại di chúc, thì tài sản đó được gọi là di sản và được giải quyết theo qui định Pháp luật thừa kế”.
Còn theo quan điểm của Luật sư Trịnh Thanh (VP Luật sư Người Nghèo TP HCM), vụ việc này cần phải xét đến tập quán tôn giáo…
“Đây là một vụ án không đơn giản, chỉ căn cứ vào Sổ tiết kiệm đứng tên cá nhân bà Thiền là các đồng thừa kế đương nhiên được quyền hưởng di sản theo pháp luật. Bởi lẽ pháp luật quy định, quyền thừa kế chỉ phát sinh khi tài sản đó đúng là thuộc sở hữu của người chết để lại. Nếu tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì phải trả lại cho chủ sở hữu”.
Theo Luật sư Thanh, để xác định được số tiền nói trên thuộc sở hữu của nhà chùa hay của cá nhân trụ trì, cần phải xác minh nguồn gốc của số tiền. Thông thường khi các phật tử “cúng dường” thì được hiểu là tặng cho nhà chùa để cúng phật, chứ không phải là cho riêng trụ trì hay một ni sư cụ thể nào đó.
Nhìn chung, đây là tập quán tôn giáo đã được mọi người nhìn nhận. Nếu rơi vào tình huống này, dù pháp luật không có quy định điều chỉnh trực tiếp vấn đề tài sản của người tu hành, thì Tòa án vẫn có quyền áp dụng tập quán và quy định tương tự của pháp luật tại điều 3 của Bộ luật dân sự để xác định số tiền thuộc về nhà chùa. Ngược lại, nếu không chứng minh được nguồn gốc của số tiến nói trên là của nhà chùa thì những người thừa kế mới được chia di sản theo pháp luật.
Theo Vietnamnet
Xây chùa giả, hốt bạc thật
Bằng việc xây lên một cái nhà, tự đặt tên "chùa Tiên Phước 2" rồi nhặt trẻ mồ côi về nuôi, vị "trụ trì" đã giàu lên nhanh chóng nhờ vào tiền đóng góp của bá tánh.
Chúng tôi tìm đến "chùa" Tiên Phước 2 (số 6/52/1 tổ 33, khu phố 6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân-TPHCM) vào một sáng chủ nhật. Cảm nhận đầu tiên về nơi này chính là sự... tiếp thị rất đỗi chuyên nghiệp của người "trụ trì".
Từ Quốc lộ 1A vào đến "chùa" đoạn đường dài chưa đầy 500m nhưng có đến 4 tấm bảng chỉ dẫn, ghi "Chùa Tiên Phước 2, nuôi trẻ mồ côi, lớp học tình thương Hoa Sen", tuy nhiên chữ "chùa" đã bị xóa mờ sau khi dư luận phản ứng vì biết đây là... chùa giả, chưa được Giáo hội Phật giáo công nhận.
Tiếp cận chùa... giả
Ở đoạn cuối con hẻm cụt, ngôi nhà 3 tầng được sơn màu vàng phía bên ngoài, có trang trí rồng, phù điêu và tượng Phật chính là nơi mà "trụ trì" Nguyễn Thị Vân tự đặt "chùa", lập nơi nuôi trẻ mồ côi.
Tầng trệt là kho chứa hàng quà từ thiện, tầng 1 là phòng máy lạnh, nơi nghỉ của "trụ trì", còn toàn bộ tầng 2 là nơi ăn, ở, sinh hoạt của 13 cháu bé nhiều lứa tuổi khác nhau.
Bé Nguyễn Thanh Hoa Sen (3 tuổi) mặt luôn nhăn nhó bởi trên trán có cục u xanh tím, trong khi bé Nguyễn Thanh Phương (3 tuổi) trông mặt khôi ngô, trắng trẻo nhưng trên đỉnh đầu phủ dày từng lớp vảy trắng vì bị nấm ăn, tóc rụng từng mảng.
Trên những chiếc giường có thanh chắn, các bé từ mới tập lật cho đến vài ba tuổi được đặt nằm chung, nhiều em cào cấu vào mặt nhau, thậm chí nằm đè lên tay trẻ sơ sinh. Dưới nền nhà, một bé lớn xô bé nhỏ ngã trên nền gạch làm em khóc thét...
Tình cờ tại đây, chúng tôi gặp nhóm khách đến thăm mang theo thùng sữa bột to tướng. Vừa khiêng lên đến lầu, họ liền khui ra, tháo các nắp nhựa và bóc hết tem trên các hộp sữa.
"Sư cô" Nguyễn Thị Vân săm soi sữa hộp do nhà hảo tâm mang đến trước ánh mắt thèm thuồng của các cháu
Chị Ng.T.H, một người trong nhóm, khẽ tiết lộ: "Đây là kinh nghiệm của bọn mình. Bóc như vậy mới hy vọng các cháu nhỏ được uống sữa, nếu để nguyên hộp thì bà ta kêu lái buôn vào bán lại hết".
Theo phản ánh của nhiều người dân sống quanh khu vực, thường vào buổi tối cuối tuần, bà Vân gọi điện thoại kêu người của tiệm tạp hóa ở ngoài vào bán lại hết các loại sữa do những người làm từ thiện mang đến cho trẻ mồ côi.
"Sư cô" quá giàu!
Đầu năm 2011, 57 phụ nữ là những bà mẹ trên diễn đàn Hội quán Những tấm lòng nhân ái cùng ký vào đơn gửi lên báo. Nội dung đơn phản ánh việc bà Nguyễn Thị Vân tại "chùa" Tiên Phước 2 lợi dụng 13 trẻ mồ côi, khuyết tật để kinh doanh lòng từ thiện.
Qua một thời gian dài bỏ nhiều tiền bạc, công sức gắn bó với cơ sở này để chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh, rất nhiều nhà hảo tâm nhận ra bà Vân không phải là một nhà sư chân chính, nuôi trẻ mồ côi không phải vì lòng nhân mà để làm giàu cho bản thân.
"Chùa" Tiên Phước 2 được tiếp thị trên mạng internet...
Sửa sai hoặc giải tán! Chiều 9-1, trao đổi với phóng viên, hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, cho biết xung quanh những thông tin không hay về chùa Tiên Phước 2, Thành hội đã can thiệp, tìm hướng giải quyết. Quan điểm của Thành hội là người đứng đầu chùa phải sửa sai hoặc giải tán mọi hoạt động núp dưới danh nghĩa nhà chùa, bởi chùa Tiên Phước 2 là ngôi chùa tự phát, mọi hoạt động đều không xin phép Thành hội. Thành hội đã giao cho Ban Đại diện Phật giáo quận Bình Tân kết hợp với chính quyền giải quyết vụ việc, tuy nhiên đến nay Ban Đại diện Phật giáo quận vẫn chưa báo cáo kết quả về Thành hội.
Tiền, hàng đóng góp từ thiện cho nơi này rất nhiều nhưng bà Vân chỉ lo gom góp mua đất cất nhà, để các cháu bé sống trong cảnh thiếu thốn, bệnh tật. Tệ hại hơn, khi một số nhà hảo tâm, trong đó có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ TPHCM, không cầm lòng trước bệnh tình của một cháu bé tên Hoa Quỳnh, đề nghị đưa cháu vào bệnh viện chữa bệnh thì luôn bị bà Vân cự tuyệt.
Chị T.L.P, thành viên diễn đàn Trái tim nhân ái, bức xúc: "Bà ta muốn các bé phải khổ, bệnh để dễ kêu gọi mạnh thường quân đóng góp. Hoa Quỳnh có triệu chứng bại não, toàn thân ghẻ lở, luôn được bà Vân đặt trong một cái nôi ở vị trí ngoài cùng để ai vào cũng thấy mà mủi lòng thương, quyên tiền".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, xuất thân từ một tỉnh ở miền Trung vào TPHCM với hai bàn tay trắng nhưng sau khoảng 10 năm "lập nghiệp" với việc nhận nuôi trẻ mồ côi, đến nay, ít nhất bà Vân đã tậu được một cụm 3 căn nhà cận kề nhau. Đối diện "chùa" là một tòa nhà 3 tầng khang trang đề bảng "Lớp học tình thương Hoa Sen".
Cạnh đó là một tòa nhà 5 tầng đang xây dở trên khu đất bà Vân vừa mua với giá 500 triệu đồng, bên trên có tấm bạt thông báo "Công trình nhà trẻ mồ côi chùa Tiên Phước 2" kèm theo lời kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng.
Hàng xóm bà Vân và những người từng làm thuê cho bà đều cho biết mặc dù đề bảng là "chùa Tiên Phước 2" nhưng ở đây hiếm khi có nhang khói và không thấy bóng dáng phật tử nào đến lễ chùa.
Nhiều sai phạm Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM phối hợp cơ quan chức năng địa phương vừa kiểm tra hoạt động tại "chùa" Tiên Phước 2.
Bước đầu đã xác định cơ sở này hoạt động tự phát vì không có giấy phép, điều kiện nuôi trẻ không bảo đảm, chi thu tài chính (nguồn tiền tài trợ) không rõ ràng...
Ngoài ra, còn có tình trạng vào ban đêm thường có người vào chở sữa do nhà hảo tâm mang đến cho trẻ mồ côi ra bên ngoài tiêu thụ, số lượng ban đầu bà Vân thừa nhận trước cơ quan chức năng là 148 thùng.
Theo bà Lại Thị Kim Lan, cán bộ Phòng LĐ-TB-XH quận Bình Tân, bà Vân đã lập hồ sơ xin cấp phép nuôi trẻ mồ côi nhưng không được chấp thuận vì điều kiện chưa bảo đảm.
Sắp tới, nếu Tiên Phước 2 vẫn hoạt động trong tình trạng này thì sẽ buộc giải thể, khi đó các em nhỏ tại đây được đưa về chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước trên địa bàn TP.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gái Việt lấy chồng Hàn như vô sòng bạc Đi lấy chồng Hàn, phận thiếu nữ như "hạt mưa sa". (Ảnh minh họa). Việc lấy chồng Hàn Quốc đã là sự "hên xui" của các cô gái Việt, may lấy phải chồng tốt thì được nhờ không thì khổ cả đời gái. Những cuộc hôn nhân cấp tốc, mới coi mắt hôm trước, nếu đồng ý là làm đám cưới liền hôm...