Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi chia sẻ sự thương cảm với HH Đại dương
Xoay quanh những ồn ào chỉ trích liên quan đến Tân Hoa hậu Đại dương 2017 và các cuộc thi nhan sắc gần đây, nhà sử học Dương Trung Quốc đã đưa ra góc nhìn riêng.
Thưa ông, ông từng làm giám khảo của nhiều cuộc thi nhan sắc, là nhà hoạt động văn hóa, ông nghĩ gì về ồn ào xung quanh cuộc thi Hoa hậu Đại dương và các cuộc thi hoa hậu thời gian vừa qua?
Trước hết, những sự việc vừa qua tôi có theo dõi. Điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ là sự thương cảm với Hoa hậu Ngân Anh và gia đình cô ấy. Phải hiểu rằng gia đình cô ấy đang chịu áp lực rất lớn. Đương nhiên trước hết là áp lực của dư luận.
Dư luận có lý khi cảm thấy bất ổn trong kết quả và có thể đưa ra nhận xét. Nhưng báo chí và dư luận nên hiểu một điều rằng, kết quả này là do các giám khảo cuộc thi ấy quyết định chứ không phải do thí sinh quyết định.
Nên tôi cho rằng, công luận đừng chĩa mũi nhọn vào cá nhân ai.
Tôi từng là nhà báo, từng tham gia giám khảo nhiều cuộc thi nhan sắc, tôi rất chia sẻ điều này. Rõ ràng vấn đề cần đặt ra bây giờ là nhận thức về chuẩn mực của cái đẹp.
Từng ngồi ghế Trưởng BGK cuộc thi Hoa hậu Việt Nam tôi thấy đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại về cái gọi là “vẻ đẹp tự nhiên”, bên cạnh đó chúng ta phải tôn trọng quyền làm đẹp của con người. Luật pháp cũng nên điều chỉnh tiêu chuẩn để tìm được cái đẹp tự nhiên trên nền tảng tôn trọng quyền được làm đẹp của con người. Ở đây chính là mức độ can thiệp đến đâu của phẫu thuật thẩm mỹ.
Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ góc nhìn về các cuộc thi nhan sắc.
Video đang HOT
Rất nhiều hoa hậu sau khi đăng quang họ lại làm đẹp, ai làm gì họ đâu? Rõ ràng có những cái đẹp tự nhiên, có những cái đẹp con người tự tạo cho mình nó cũng là giá trị chứ, tại sao lại không? Cho nên, vấn đề còn lại chính là tiêu chí cuộc thi. Vẻ đẹp tự nhiên nghe rất dễ hiểu, nhưng thế nào là vẻ đẹp tự nhiên cần có giải thích rõ ràng.
Hơn nữa, cái cách phê phán của “cộng đồng mạng” cũng quá khắt khe. Tôi nghĩ rằng, trước mắt mong các bạn buông tha, đừng quá khai thác đời tư cá nhân của ai đó. Tôi nghĩ rằng đến lúc nào đó, những thông giật gân kiểu như vậy cũng không “ăn khách”, cho nên hãy thực sự đóng góp với tinh thần nhân bản để hướng tới điều tốt đẹp.
Còn trừ khi chúng ta phát hiện ra cái gì tiêu cực thì phán xét sau. Ở đây chưa ai nói có chuyện tiêu cực cả, có thể chỉ có sự hạn chế của một ban giám khảo nào đó… Mà tôi nói thêm, đừng tuyệt đối hóa thế giới mạng để tạo ra quyền lực. Tôi rất mong gia đình các cháu tham gia nên có bản lĩnh, vì các cháu còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm phải đối mặt với dư luận đôi khi lại vô cùng khắt khe.
Trở lại vấn đề về mặt quản lý, nhiều ý kiến cho rằng ồn ào quanh cuộc thi Hoa hậu Đại đương mà chỉ xử phạt hành chính với BTC là một biện pháp quá nhẹ?
Thế dư luận muốn phạt gì?
Theo ông Dương Trung Quốc, các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Đại dương chỉ mang tính… giải trí.
Có ý kiến cho rằng cần phải tước danh hiệu của Hoa hậu thì mới thỏa đáng. Ý kiến của ông thế nào?
Tước ư? Rồi để làm gì? Vì chúng ta cũng đã quá quan trọng những cuộc thi này.
Thực ra đây là một chương trình mang tính giải trí. Mỗi năm số lượng các cuộc thi đã bị khống chế rồi, cái nào được gọi hoa hậu, cái nào được gọi là hoa khôi, thế nào được gọi là người đẹp. Nếu bạn thi người đẹp của phường cũng được, không ai cấm.
Có những cái phản cảm như trong lúc đồng bào đang gặp bão lũ thì tránh đi, đấy là ứng xử xã hội để đừng gây phản cảm.
Việc xử phạt cũng phải trên cơ sở luật lệ. Kể cả việc tước danh hiệu thì cũng phải căn cứ trên cơ sở pháp luật.
Hơn nữa, việc chúng ta giầy vò một người để làm gì, chẳng nhẽ chúng ta sung sướng trên chuyện đó hay nhân danh là chân lý? Suốt thời gian qua, thông tin về Hoa hậu Đại dương trên báo chí như thế là quá đủ. Điều quan trọng sau này cuộc thi còn có uy tín nữa hay không, cá nhân những người đoạt danh hiệu đóng góp gì cho cộng đồng?
Từ câu chuyện này, tôi nghĩ cần chuẩn mực hơn, một người “đã trải qua thẩm mỹ” như thế có được tham gia không? Phải ghi rõ và thông báo cho tất cả các thí sinh rằng các cháu đã chót làm và dù có rút ra thì cũng đừng thi nữa. Đấy là do chuẩn mực chúng ta chưa rõ ràng, nó chỉ có câu chung chung là vẻ đẹp tự nhiên, không can thiệp của phẫu thuật, mà nói như thế thì vô cùng…
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Theo Nguyễn Hằng (Dân trí)
ĐBQH Dương Trung Quốc: Nên đặt tên đường là "ông bà Trịnh Văn Bô"
"Đã đặt tên đường nên đặt là "ông bà Trịnh Văn Bô", chúng ta đừng quên vai trò của cụ bà, nhất là theo nhận thức truyền thống "của chồng công vợ", Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội (sáng 24.11).
Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, ông có rất nhiều năm là thành viên hội đồng xét duyệt tên đường phố và biết một số nguyên tắc, chẳng hạn như người đó phải mất bao nhiêu lâu mới được công nhận đặt tên đường.
Vấn đề nữa là phải trên cơ sở danh sách nhân vật để tìm đường thích hợp nhất đặt tên. Ví dụ như là con đường đó phải nằm ở khu vực gần gũi với quê hương, địa bàn hoạt động của người được đặt tên, đồng thời, cũng phải thể hiện ở quy mô, vị trí con đường...
Vẫn theo Nhà sử học Dương Trung Quốc, về thủ tục không nhất thiết phải có sự thỏa thuận với gia đình nhưng khi chính quyền tiến hành nên có sự tham khảo ý kiến của gia đình.
"Gia đình của người được đặt tên đường cũng nên nhìn nhận việc đạt được sự tương xứng giữa con đường với công lao là rất khó. Bởi vì, quỹ đất đai chúng ta không chủ động được. Do đó, nếu có sự thương thảo trước, chia sẻ tất cả những khó khăn, tìm được cách làm tối ưu trong khả năng có thể thì sẽ không có trục trặc, còn khi để xảy ra trục trặc thì để lại những hiệu ứng xã hội rất đáng buồn", ông Quốc nói.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, với trường hợp của cụ Trịnh Văn Bô là rất tiêu biểu. Chúng ta thường quan tâm đến nhiều đối tượng như anh hùng trong chiến tranh, các nhà hoạt động chính trị, các nhà cách mạng. Còn kiểu người có đóng góp như cụ Trịnh Văn Bô là rất hiếm, do đó nên ưu tiên khi đặt tên đường.
"Đã đặt tên đường nên đặt là "ông bà Trịnh Văn Bô", chúng ta đừng quên vai trò của cụ bà, nhất là theo nhận thức truyền thống "của chồng công vợ". Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ có đóng góp rất tiêu biểu chứ không phải riêng cụ ông Trịnh Văn Bô. Cả hai người đều có đóng góp tiêu biểu, khi tôn vinh họ cần đặt tên đường là "ông bà Trịnh Văn Bô", tôi nghĩ như vậy là thích hợp, còn không nhất thiết phải đặt tên hai con đường mang tên của cụ ông, cụ bà", Nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Báo chí đặt câu hỏi, đây không phải là lần đầu tiên hoãn đặt tên đường cụ Trịnh Văn Bô, trước đây, Hà Nội cũng đã dự định đặt tên cụ Bô nhưng không thành, ông Quốc cho rằng: "Đây là vấn đề của xã hội nên thành phố cũng cần có chủ kiến riêng và tham khảo ý kiến của gia đình. Tuy nhiên, việc tham khảo không có nghĩa, gia đình có mong muốn gì cũng đáp ứng cả mà phải từ rất thực tế".
Như Dân Việt thông tin, các đơn vị liên quan của Hà Nội đã có buổi làm việc, thẩm tra tờ trình, dự thảo nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố năm 2017.Nội dung tờ trình dự thảo Nghị quyết được nêu ra tại cuộc họp cho thấy chỉ còn 19 đường phố mới thay vì con số 20 như đưa ra lấy ý kiến trước đó. Tên đường phố được đưa ra khỏi tờ trình là trường hợp của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người đã hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ năm 1945.Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội lý giải: "Do chưa đạt được thống nhất với gia đình nên tuyến phố mang dự kiến đặt tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô bị hoãn lại, không trình HĐND thông qua vào đầu tháng 12 tới".Ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) cho biết, năm 2016, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội đã có ý định đặt tên Trịnh Văn Bô cho một con phố ở quận Cầu Giấy, con phố này kéo dài từ Nguyễn Văn Huyên ra đường Cầu Giấy nhưng sau đó bị thay thế bởi con phố mới tại cổng sau Học viện Quốc phòng.Ông Chính cho rằng phố mới này không xứng đáng với nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Gia đình sẽ làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội để thống nhất lại.Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là doanh nhân nổi tiếng giàu có tại Hà Nội đầu thế kỷ 20. Mùa thu năm 1945, gia đình ông đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ.Ông Trịnh Văn Bô mất năm 1988, thọ 74 tuổi. Vợ ông, bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa mất ngày 5.11.2017, thọ 104 tuổi, tang lễ được tổ chức theo nghi thức cấp cao.
Theo Danviet
ĐB Dương Trung Quốc nói về cụ bà hiến 5.000 lượng vàng Theo Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, việc tôn vinh cụ Hoàng Thị Minh Hồ - người vừa qua đời là tôn vinh cả một thế hệ. Đặt tên đường phố nên đặt tên là ông bà Trịnh Văn Bô bởi người ta vẫn quen cách đọc ngày xưa là nói tên chồng. Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ...