Nhà siêu mỏng siêu méo “trường tồn” thách thức chính quyền Hà Nội
Sau nhiều năm giải quyết, các ngành chức năng của TP.Hà Nội đã có nhiều biện pháp để xóa bỏ nhà “siêu mỏng, siêu méo” nhưng đến nay, những căn nhà kỳ dị vẫn tồn tại, thậm chí có những trường hợp đã 13 năm nằm chình ình… như thách thức chính quyền Thủ đô.
Trong lúc công trình cũ của Hà Nội chưa được xử lý, hàng trăm nhà “siêu mỏng, siêu méo” lại tiếp tục xuất hiện trên địa bàn quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ…
Khảo sát của PV Dân Việt cho thấy, trên nhiều tuyến đường như: Tuyến Vành đai 2, đoạn Nhật Tân – Xuân La – Bưởi – Cầu Giấy, đường Nguyễn Văn Huyên, phố Lê Trực… nhiều ngôi nhà vẫn tiếp tục mọc lên với hình thù kỳ dị, diện tích nhỏ nhưng lại được xây rất cao, gây cảm giác thiếu an toàn, mất mỹ quan đô thị.
Chỉ tính riêng phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy và Xuân La của quận Tây Hồ đã có hơn 10 nhà kiểu này.
Tuyến đường Nguyễn Văn Huyên vừa được cải tạo, nâng cấp rất khang trang, nhưng có rất nhiều nhà “siêu mỏng, siêu méo”. Mặc dù chính quyền đã ngăn chặn, không cho người dân xây dựng nhà cao tầng, chỉ cho phép xây ki-ốt bán hàng, nhưng nếu cứ để các trường hợp này tồn tại như hiện nay thì người dân sẽ tìm mọi cách để biến thành nhà siêu mỏng rất khó giải quyết.
Video đang HOT
Thậm chí trên tuyến đường này xuất hiện nhiều ngôi nhà tạm rộng từ 1-3m2. Tương tự, các đoạn đường Trần Phú – Kim Mã dài chừng 600m cũng xuất hiện 3 công trình; đường Thanh Nhàn có đến gần 10 công trình dạng này.
Một dãy nhà siêu mỏng xuất hiện trên đường Võ Chí Công đầu năm 2016. Việc hợp thửa trong trường hợp này khó khả thi bởi phía lưng dãy nhà là một con ngõ, không có hộ liền kề phía sau.
Cũng trên đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ đang tồn tại một ngôi nhà đoạn hẹp nhất chỉ bằng độ dày của bức tường, tầng 2 đua ra 80cm. Nguyên nhân là do trước đây, khi mở đường qua các khu dân cư, cơ quan chức năng chưa quan tâm thu hồi đất, thiết kế đô thị, việc vạch chỉ giới đương nhiên cắt vào nhà dân nên hình thành những ngôi nhà bị chia cắt, nhà siêu mỏng, kỳ dị…
Những ngôi nhà có hình thù kỳ dị đã trở thành một “đặc sản” của Thủ đô mỗi khi có một tuyến phố mới được thi công, chúng bỗng chốc vụt sáng thành “ngôi sao” khi có mức giá không thể tin nổi.
Những ngôi nhà trên đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng hay những ngôi nhà siêu mỏng tồn tại 13 năm ở đường Đào Tấn… khiến đô thị Hà Nội trở nên nhếch nhác với những mảnh đất không thể xây dựng, cải tạo…
Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, chỉnh trang đô thị chưa được tốt. Việc lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường, thiết kế đô thị chưa tính toán kỹ dẫn đến sau giải phóng mặt bằng, diện tích đất còn lại của nhiều mảnh đất không đủ điều kiện xây dựng.
Khi làm đường, Nhà nước chỉ đền bù đường vừa đúng chỉ giới đường, còn vài mét cũng không đền bù, chỗ đất còn lại vừa mỏng, lại méo nên người dân muốn bán cũng không dễ. Đồng thời, do chưa có một cơ quan trung gian đứng ra thỏa thuận giá giữa chủ nhà có đất “siêu mỏng, siêu méo” đằng trước và chủ nhà đằng sau, dẫn đến khó khăn cho việc hợp thửa, hợp khối.
Ngày 13.12, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến quý 4.2017 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã.Tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải còn trăn trở với những việc chưa làm được và yêu cầu các đơn vị nghiêm túc nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, yếu kém đang tồn tại cần khắc phục trên địa bàn.Điển hình trong đó là vấn đề xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo”, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá, Hà Nội đã có tiến bộ so với trước nhưng kết quả chưa được như mong muốn.Trước đó, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ năm, HND TP.Hà Nội khóa 15 ngày 6.12, đại biểu oàn Việt Cường (tổ đại biểu huyện Mê Linh) chất vấn: Trong khi nhiều công trình siêu mỏng siêu méo tồn tại từ nhiều năm trước chưa được xử lý, nhiều công trình mới tiếp tục phát sinh, vậy trách nhiệm của Sở Xây dựng và UBND các quận ở đâu? ại biểu Nguyễn Huy ược (tổ đại biểu huyện Ba Vì) yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội nêu rõ các giải pháp để hạn chế tình trạng nhà siêu mỏng siêu méo.Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết: Hà Nội trước đây có hơn 300 nhà siêu mỏng siêu méo nhưng hiện tại còn 132 trường hợp. Nguyên nhân dẫn đến các nhà siêu mỏng siêu méo là do mở đường qua các khu dân cư cắt vào nhà dân nên tạo ra nhà siêu mỏng siêu méo, những khu đất không đủ tiêu chuẩn xây dựng, những ngôi nhà phản cảm, gây bức xúc trong dư luận…Theo ông Dục, Sở Xây dựng đã phân ra làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 52 trường hợp tồn tại 13 năm nay, người dân đã xây dựng nhà cửa, sinh hoạt ổn định. Các công trình đã hạ độ cao, được gia cố chắc chắn, chỉnh trang lại. Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận: Cầu Giấy, Ba ình, ống a giữ nguyên hiện trạng, cho tồn tại những trường hợp đủ điều kiện, bảo đảm mỹ quan đô thị.Nhóm thứ hai gồm gần 20 trường hợp có thể chỉnh trang, đề nghị các quận hướng dẫn người dân sửa chữa theo đúng quy chuẩn, bảo đảm số tầng xây dựng. Còn lại hơn 50 trường hợp xây cao tầng, trông rất phản cảm, có nguy cơ mất an toàn thì kiên quyết thu hồi…Ông Dục cho rằng xử lý vấn đề nhà siêu mỏng, siêu méo là vấn đề cực kỳ phức tạp do có liên quan tới nhiều quy định của pháp luật.Tuy nhiên, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, trong quý I.2018 sẽ có phương án thu hồi đất và không để phát sinh vi phạm mới. Riêng 8 trường hợp vi phạm hai bên tuyến đường Phạm Văn Đồng, Sở và các cơ quan liên quan có phương án xử lý ngay trong tháng 12.2017 này.Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cho biết, mới đây, ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án mở rộng đường vành đai 2, Sở đã phối hợp chính quyền địa phương xác định hơn 40 vị trí tạo ra nhà siêu mỏng siêu méo. Cơ quan chức năng đã làm việc với các gia đình và có 20 gia đình đồng ý hợp khối, còn lại 20 gia đình chưa đồng ý
Theo Danviet
Làm rõ vụ bác sĩ BV Bạch Mai đã triệt sản nhưng bệnh nhân vẫn có thai
Bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho biết, BV đang kiểm tra làm rõ sự việc một bác sĩ của bệnh viện đã triệt sản nhưng bệnh nhân vẫn có thai.
Ngày 6/12, chị Lê Thị S. (1977, Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh mặc dù đã triệt sản ở Bệnh viện Bạch Mai nhưng chị vẫn có thai.
Theo đó, ngày 15/2/2016, chị đến khoa Sản (BV Bạch Mai) để mổ sinh. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Dư Dậu là người thực hiện ca mổ đẻ kết hợp triệt sản cho chị.
Nghĩ rằng đã được triệt sản, vợ chồng chị yên tâm với phương pháp kế hoạch này. Nhưng ngày 30/11 vừa qua chị lại biết mình có thai được 8 tuần.
Liên quan đến đến sự việc đã triệt sản tại BV Bạch Mai nhưng vẫn có thai, bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho biết, BV đang kiểm tra làm rõ sự việc.
Theo BS Hùng, cần tìm hiểu rõ bệnh nhân có làm thủ thuật triệt sản hay không bằng cách kiểm tra lại giấy ra viện và tờ cách thức phẫu thuật đã gửi bệnh nhân khi ra viện.
Theo hồ sơ bệnh án, trước khi thực hiện thủ thuật vợ chồng chị Sinh đã phải ký vào bản cam kết đồng ý thực hiện triệt sản.
Nội dung bản cam kết như sau: "Sau khi nghe bác sĩ giải thích về bệnh tình, các nguy cơ, nguy hiểm có thể xảy ra. Tôi đề nghị bác sĩ mổ cho vợ tôi. Do vợ tôi đã 2 lần mổ và 3 người con, nên vợ chồng tôi đồng ý triệt sản".
Phiếu cam kết đồng ý triệt sản của bệnh nhân tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, trong bệnh án, phần cách mổ ghi: Rạch bỏ đường ngang trên mu qua các lớp vào ổ bụng; rạch ngang đoạn dưới tử cung lấy ra 1 trẻ; lấy rau; lau buồng tử cung; khâu cơ tử cung; lau ổ bụng; phần phụ 2 bên bình thường; lấy đủ gạc; đóng bụng 3 lớp; lấy máu đọng âm đạo sau đó ký tên bác sĩ Dậu; không thấy phần nào ghi đã triệt sản.
Cách thức mổ được lưu trong bệnh án của bệnh nhân
Bác sĩ Nguyễn Dư Dậu, Khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai - người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết, bệnh nhân mổ từ tháng 2/2016. Do mổ cho rất nhiều bệnh nhân nên bác sĩ Dậu không nhớ ai với ai.
"Khi bệnh nhân hỏi thì tôi cứ nói bừa", bác sĩ Dậu nói.
Với trường hợp của sản phụ này, nếu có triệt sản thì vẫn có thể có có thai trong tỷ lệ cho phép. Năm đầu tỷ lệ có thai lại là 1%, những năm tiếp theo là 5%.
Theo Danviet
Hà Nội dùng thiết bị thông minh thay thế loa phường Các thiết bị kết nối 3G, 4G, wifi... sẽ được thành phố sử dụng để thay thế hệ thống loa phường tại các quận nội thành Sau 3 tháng Hà Nội ban hành đề án sắp xếp, nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin cơ sở, thành phố vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương...