Nhà sẽ nhiều may mắn, xanh mát, đặc biệt hướng Tây không lo nắng nóng, đẹp như ‘vườn thiên nhiên’ với cây cúc tần Ấn Độ rất dễ trồng này
Ngôi nhà sẽ trở nên xanh mát, đặc biệt là hướng Tây không lo nắng nóng khi bạn trồng loại cây xanh này. Cây còn mang nhiều ý nghĩa về phong thủy cho gia chủ thêm may mắn.
Cúc tần Ấn Độ chống nắng cho ngôi nhà bằng ‘áo giáp xanh”
Cúc tần Ấn Độ là một loại cây xanh hiện nay được nhiều gia đình tìm mua, nhằm dùng các cây xanh để phần nào hạn chế nắng nóng. Trong không gian nhà, sự hiện diện của cây xanh kết nối con người với thiên nhiên đã tạo ra bầu không khí yên bình, ngôi nhà xanh mát. Những ngôi nhà hướng Tây – Tây Nam thường chịu bức xạ mặt trời mạnh, nóng bức kéo dài từ trưa đến chiều muộn nên căn nhà lúc nào cũng cảm giác nắng nóng.
Một trong những loại cây xanh mang ý nghĩa phong thủy và dễ trồng là cây cúc tần Ấn Độ. Anh Đặng Văn Dũng – chủ nhà vườn Xuân Xuân cho biết, cây còn được gọi với các tên khác như dây mành trúc, dây dọi tên… thuộc loại cây dây leo thân thảo, lá ít rụng và xanh quanh năm. Hoa cúc tần Ấn Độ nhỏ xinh mọc thành chùm xinh xắn, hoa có 5 cánh, dài khoảng 5 – 6mm trông rất đẹp nên ngày càng được nhiều người ưa thích.
Ưu điểm của loại cây này có lá luôn xanh quanh năm. Cây ưa nắng nóng, phát triển rất nhanh nên chỉ cần trồng và chăm tốt khoảng nửa năm sẽ tạo thành giàn rủ xuống, vừa có tác dụng giảm nhiệt, làm dịu mát nhà vừa làm đẹp cảnh quan. Giàn cây giống như lớp chắn điều hòa không khí, ngăn cản tia cực tím và nắng gay gắt mùa hè, nhất là cho những gia đình ở hướng Tây nắng chiếu nhiều.
Về góc độ phong thủy, các chuyên gia phong thủy cho biết, cây cúc tần Ấn Độ thể hiện cho sự bền bỉ, mạnh mẽ vượt mọi điều kiện khó khăn để vươn lên và phát triển xanh tươi. Cây tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết mang lại sức sống mới, may mắn. Một dây cúc tần đơn lẻ nhìn rất mỏng manh không có sự nổi bật, nhưng khi trồng nhiều lại tạo một vẻ đẹp gắn kết mạnh mẽ khác lạ.
Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ đơn giản
Theo chia sẻ của các chủ vườn, cúc tần Ấn Độ thuộc loại cây chịu nắng, nóng và chịu hạn tốt nên cũng dễ trồng. Mọi người có thể mua giống cây hoặc nhân giống cực đơn giản bằng cành. Chỉ cần vùi một cành trên thân cây xuống đất ẩm chỉ vài ngày sau cành đã mọc rễ mới, bạn bẻ cành đó đi trồng là đã có một cây cúc mới.
Video đang HOT
Cúc tần Ấn Độ dễ trồng và chăm sóc. Ảnh PT
Khi trồng cúc tần Ấn Độ để đẹp và tạo thành những lớp mành trang trí cho ngôi nhà xanh mát, mọi người lưu ý:
Cây buông rủ dài nên cần tạo giàn hoặc chỗ gác dựa cho cây để cây có thể tạo dáng đẹp.
Trồng cúc tần Ấn Độ nơi thông thoáng, nhiều nắng, gió… Đất trồng cây này không quá kén, kể cả các loại đất xấu, đất thịt hoặc pha cát… đều trồng được, nhưng nên mua các giá thể đất trồng để có chất dinh dưỡng tốt…
Dù cây chịu hạn tốt, nhưng để cây xanh cần tưới nước đều mỗi ngày do cây nhiều cành nhánh, nhiều lá. Bạn có thể tưới nước hàng ngày cho cây vào các buổi sáng.
Phân bón nên bổ sung khoảng 2 – 3 tháng/lần cho cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh mướt, nhiều cành nhánh. Bón bằng các loại phân hữu cơ, có thể trộn thêm 2g phân NPK (10-5-5) bón thêm cho cây để kích thích cây ra nhiều nhánh, rủ nhiều hơn và giúp lá cây luôn giữ được màu xanh, tránh úa vàng.
Nhiều gia đình giờ trồng cúc tần Ấn Độ trên sân thượng, ban công để tạo các giàn che mát cho ngôi nhà và làm đẹp. Ảnh PT
Thiết kế giảm bức xạ nhiệt, tạo không gian mát dịu cho ngôi nhà hướng Tây
Ngôi nhà ở phố biển Nha Trang được kiến trúc sư Nguyễn Quảng Chơn cùng cộng sự dùng nhiều giải pháp thông minh nhằm giảm bức xạ nhiệt, tạo ra không gian sống mát dịu.
Ngôi nhà ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) được hoàn thiện vào đầu năm 2020 do kiến trúc sư Nguyễn Quảng Chơn cùng các cộng sự thực hiện.
Một thiết kế xanh mát, mang nhiều cảm xúc. Tổng diện tích sử dụng của nhà là 400m2. Mặc dù nằm ở hướng Tây nhưng nhóm thiết kế đã sử dụng linh hoạt nhiều giải pháp kiến trúc hiện đại để giảm bức xạ nhiệt của ánh nắng mặt trời cũng như tạo ra không gian sống dễ chịu, tràn ngập cây xanh. Ban công và thảm cây xanh là bước đệm cản nắng nóng hướng Tây.
Mảnh đất hướng Tây, nằm trên một con lộ lớn trong trung tâm một khu đô thị mới hình thành. Bức xạ nhiệt mặt trời trực diện buổi trưa chiều, tiếng ồn giao thông kèm theo khói bụi là những yếu tố được cân nhắc đầu tiên khi khảo sát hiện trạng mảnh đất này. Sau đó, nhóm tính toán đến sự dung hòa giữa con người và thiên nhiên.
Không gian bậc thang cùng hệ mái tầng bậc tạo ra những khu vườn tiếp nối nhau, những khoảng lùi sâu che chắn ánh nắng nóng vào buổi chiều.
Từ mỗi phòng ngủ, con người đón nhận ánh nắng ban mai xuyên qua tán lá xanh bên những ô cửa lớn. Những khoảng sân, hàng hiên, ban công giữa nhà và ngoài nhà như vùng chuyển tiếp giữa không gian chung và phòng riêng
Mặt nước, cây xanh, ánh sáng và những cơn gió mát lành, con người gần gũi, hòa quyện cùng thiên nhiên
Thiên nhiên là liệu pháp diệu kỳ nhất mà tạo hóa đã ban cho con người, cảm nhận sự sống qua từng ánh nắng, từng ngọn chồi xanh, qua cơn gió mát lành trong từng hơi thở, từng cành lá rung rinh hay mặt hồ tĩnh lặng.
Sự an nhiên tĩnh tại luôn có mặt trong mọi không gian làm cho con người ta cũng cảm nhận được sự bình an, sâu lắng trong mỗi tâm hồn.
Ngôi nhà hướng Tây mát mẻ nhờ giải pháp độc đáo, cầu thang lệch như mê cung Ngôi nhà hướng Tây nằm ở trong hẻm nhưng nhóm thiết kế đã đưa vào đó 3 giải pháp độc đáo, tận dụng gió từ giếng trời làm mát cho không gian. Ngôi nhà 87m2 ở con hẻm thuộc phường Linh Trung, TP.Thủ Đức (TP.HCM) có mặt tiền hướng Tây. Tuy nhiên kiến trúc sư Nguyễn Kava cùng cộng sự đã áp dụng...