Nhà sáng lập WikiLeaks bị bỏng da do đèn cực tím
Trước khi phát biểu trên ban công sứ quán Ecuador tại London hồi tháng 8 vừa qua, nhà sáng lập trang web WikiLeaks Julian Assange đã cố gắng làm cho khuôn mặt mình trông đỡ nhợt nhạt bằng cách sử dụng đèn tia cực tím, tuy nhiên ông đã bị bỏng da.
Nhà sáng lập trang WikiLeaks, trang web đã tiết lộ hàng ngàn công điện ngoại giao mật của Mỹ và các nước khác.
Thông tin trên được tờ báo Anh Daily Telegraph đăng tải vào ngày hôm qua 1/10.
Theo Assange, ông đã rất lo về sắc mặt xanh xao của mình, do một thời gian dài ông không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Video đang HOT
Vì vậy ông đã kề mặt dưới bóng đèn cực tím trong nửa giờ, song kết quả là ông lại bị bỏng da.
“Trông tôi giống như một con tôm luộc, nhưng bài phát biểu từ ban công là rất quan trọng”, Assange cho biết.
Cuối cùng, trước khi phát biểu trên ban công sứ quán Ecuador tại London, người sáng lập Wikileaks đã được đánh một ít phấn, để “trông không giống như một nạn nhân của Chernobyl”, ông cho hay.
Từ cuối tháng 8, ông Assange đã tới tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Ecuador tại London, nhằm tránh lệnh dẫn độ từ Anh sang Thụy Điển, nơi nhà sáng lập WikiLeaks bị cáo buộc hãm hiếp và xâm hại tình dục.
Theo Dantri
Anh bác bỏ nguy cơ lĩnh án tử của chủ WikiLeaks
Ngoại trưởng Anh William Hague hôm qua tuyên bố ông Julian Assange, người sáng lập trang WikiLeaks, sẽ không đối mặt với án tử hình nếu bị dẫn độ sang Mỹ.
Ông Julian Assange phát biểu trước những người ủng hộ từ ban công của đại sứ quán Ecuador tại London vào ngày 19/8. Ảnh: AP.
Assange, 41 tuổi, xin tị nạn ở sứ quán Ecuador hôm 19/6 để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển. Ecuador chấp nhận đề nghị của ông hôm 16/8. Những người ủng hộ hacker người Australia tin rằng một khi bị đưa sang Thụy Điển, ông có thể bị dẫn độ tiếp sang Mỹ. Anh từng đe dọa đột kích đại sứ quán Ecuador để bắt Assange nhưng đã rút lại lời đe dọa.
Hôm qua Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố với các nghị sĩ rằng chính phủ Anh và chính phủ Thụy Điển sẽ tìm kiếm những biện pháp bảo đảm quyền con người của ông Assange nếu một bên thứ ba muốn xét xử ông vì việc công bố các tài liệu mật. Ông Hague kêu gọi Ecuador tiếp tục thương lượng với Anh để giải quyết bất đồng xung quanh vụ của ông Assange, BBC đưa tin.
"Chúng ta từng khẳng định với chính phủ Ecuador rằng Anh và Thụy Điển luôn thực thi nghiêm túc những tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ nhân quyền. Khả năng quyền của ông Assange có thể bị xâm phạm nếu ông bị dẫn độ từ Thụy Điển sang một nước thứ ba chỉ là lời đồn đoán vô căn cứ. Án tử hình sẽ không được tuyên hoặc thi hành đối với ông Assange", ông Hague phát biểu.
Đạo luật Nhân quyền ngăn cấm Anh và Thụy Điển dẫn độ người sang những nước mà tại đó họ có thể lĩnh án tử hình.
Năm 2010, Wikilieaks công bố hàng nghìn tài liệu quân sự mật của Mỹ về cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cùng nhiều bí mật ngoại giao, khiến hình ảnh của Mỹ bị tổn hại. Do đó, những người ủng hộ Assange nghi ông sẽ bị dẫn độ sang Mỹ và truy tố tội danh gián điệp.
Những công tố viên Thụy Điển cũng bác bỏ các cáo buộc của ông Assange, theo đó vụ án của ông là một phần trong kế hoạch đưa ông tới Mỹ để hầu tòa vì hành vi công bố các tài liệu nhạy cảm.
Theo VNN
Ông chủ WikiLeaks "giả điếc" với cảnh sát Anh Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange cho biết ông "gần như chắc chắn" lờ đi thông báo triệu tập của cảnh sát Anh. Ông Julian Assange xin tị nạn tại ĐSQ Ecuador Assange đang trú ẩn trong Đại sứ quán Ecuador ở London - Anh suốt 9 ngày qua kể từ khi tới đây tìm kiếm tị nạn nhằm tránh bị dẫn độ...