Chưa dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks
Phía bảo vệ ông Julian Assange, nhà sáng lập trang web nổi tiếng WikiLeaks, đã làm tất cả để lệnh dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks sang Thụy Điển của tòa thượng thẩm London phải tạm hoãn. Đúng vào lúc chuẩn bị thi hành án, luật sư của Assange là bà Dinah Rose bất ngờ đưa ra khiếu nại với thẩm phán và kết quả là ông có thêm 14 ngày kháng án.
Như vậy, theo quyết định của tòa án, việc dẫn độ Assange từ Anh sang Thụy Điển sẽ không diễn ra trước ngày 13/6/2012.
Ông Julian Assange và luật sư Dinah Rose trả lời phỏng vấn báo chí.
Cần nhắc lại rằng, quyết định dẫn độ nhà sáng lập WikiLeaks sang Thụy Điển được tòa án Belmarsh, Anh ra phán quyết từ tháng 2/2011. Trong khoảng thời gian này các luật sư của ông Assange liên tục đưa ra nhiều lý do, khiến việc thi hành án không thể thực hiện được. Các luật sư của ông Assange còn kháng án đối với quyết định của tòa Belmarsh lên tòa thượng thẩm London, nhưng bị bác bỏ. Sau đó họ dùng chiến thuật khác là yêu cầu tòa xem xét vụ việc với “tính quan trọng của vụ việc đối với xã hội” và được thượng thẩm London chấp thuận.
Khiếu nại của Assange đối với tòa thượng thẩm London ngày 30/5/2012 chủ yếu là các thủ thuật và dựa các kẽ hở của luật pháp. Bản chất của cuộc tranh luận tại tòa là tòa án Thụy Điển (nói chính xác là Văn phòng công tố quốc gia Thụy Điển) có quyền đưa ra lệnh truy nã quốc tế đối với Julian Assange hay không? Nói cách khác là Văn phòng công tố quốc gia Thụy Điển có đúng là đại diện hợp pháp của “chính quyền tư pháp” (autorité judiciare – thuật ngữ sử dụng trong Công ước Vienna về quyền thỏa thuận quốc tế) hay không?
Video đang HOT
Bảy vị thẩm phán của tòa thượng thẩm London – nếu như tin vào thông cáo của cơ quan này – đã “làm việc cật lực”, nghiên cứu cả “núi” văn kiện, thỏa thuận, công ước quốc tế… để nhận thức và làm rõ bản chất của thuật ngữ “chính quyền tư pháp”. Phần lớn các thẩm phán (5/7 vị) đều nhất trí rằng, Văn phòng công tố quốc gia Thụy Điển hoàn toàn có quyền và là đại diện hợp pháp của “chính quyền tư pháp”.
Hai vị thẩm phán không đồng ý với nhận định nêu trên và cho rằng, một số điều khoản của luật pháp (dù không đúng) vẫn được tạo ra bởi số đông. Và quan trọng hơn, năm vị thẩm phán của tòa thượng thẩm khẳng định tính hợp pháp là dựa trên quyết định của quốc hội Anh – cơ quan phê chuẩn và tham gia công ước dẫn độ quốc tế. Quốc hội Anh khi dịch cụm từ “autorité judiciare/chính quyền tư pháp” từ tiếng Pháp qua tiếng Anh hiểu rằng đó chỉ là dành cho tòa án chứ không phải văn phòng công tố. Chính sự khác biệt này (tòa án – văn phòng công tố) là cái cớ để phía bảo vệ ông Assange đưa ra để tranh tụng với tòa án.
Dù có sự hiểu chưa đúng về thuật ngữ đối với hai nhánh của chính quyền, nhưng điều này không hề ảnh hưởng tới phán quyết về dẫn độ của tòa án tối cao đối với ông Assange là hoàn toàn hợp pháp.
Mọi chuyện có thể diễn ra thuận buồm xuôi gió nếu như không có phản ứng hết sức nhanh lẹ của luật sư Dinah Rose. Trong phiên tòa gần đây nhất, do tắc nghẽn giao thông nên ông Assange không có mặt và sau khi nghe phán quyết của tòa án, bà Dinah Rose đã bày tỏ “mối lo ngại sâu sắc” rằng, phần lớn các vị thẩm phán khi ra phán quyết, đều dựa vào Công ước Vienna về quyền thỏa thuận quốc tế. Dinah Rose lưu ý rằng, trong các cuộc tranh tụng, công ước này hầu như không được nhắc đến và phía bên bị đơn dù là trên lý thuyết đã không có cơ hội để bác bỏ các lập luận dựa trên công ước đó.
Có thể thấy đây là lần đầu tiên kể từ khi tòa án tối cao được thành lập vào năm 2009, một phán quyết đã gây nên tranh cãi. Luật sư Dinah Rose đã tạo ra ấn tượng lớn và buộc thẩm phán Nicolas Phillips, người chủ trì phiên tòa phải tiếp nhận đơn kháng cáo. Tóm lại là các luật sư của ông Julian Assange sẽ có hai tuần tìm cách đưa ra các lý lẽ đối với tòa án tối cao để cho phép thân chủ của mình nộp đơn kháng cáo bất thường.
Biếm họa về vụ WikiLeaks.
Trong trường hợp tòa án tối cao từ chối đơn kháng cáo của Assange, các luật sư của ông chỉ còn một lối thoát cuối cùng: Trong thời hạn 7 ngày phải kháng cáo lên Tòa án nhân quyền châu Âu. Tuy nhiên về luật định không rõ ông Assange có quyền yêu cầu được hoãn thi hành án (dẫn độ về Thụy Điển) nữa hay không (!?). Và chỉ khi Tòa án nhân quyền châu Âu yêu cầu thì nhà sáng lập WikiLeaks mới có cơ hội tạm thời không bị dẫn độ. Nhưng dù có thế nào, thì trong vòng 10 ngày, chính quyền Anh sẽ thực thi án đối với ông Assange kể từ khi tòa ra phán quyết.
Điều gì đang chờ đợi ông Julian Assange tại Thụy Điển nếu ông bị dẫn độ qua đó? Rất khó mà nói trước diễn biến của câu chuyện này. Các cáo buộc Assange về tấn công tình dục và cưỡng hiếp khó mà có thể lung lạc được ông này. Điều mà Assange lo lắng nhất là có thể ông bị cơ quan tình báo Mỹ – CIA truy sát.
Trong trường hợp nhà sáng lập WikiLeaks bị chuyển cho Mỹ (điều có thể xảy ra sau khi ông Assange bị dẫn độ về Thụy Điển), ông sẽ đối diện với hàng loạt cáo buộc khác, giống như Bradley Manning cựu nhân viên phân tích của quân đội Mỹ, người cung cấp thông tin cho Assange. Tuy thế, cũng có sự khác biệt do ông Assange là công dân Úc, không phục vụ trong quân đội Mỹ nên sẽ không bị buộc tội phản quốc và như vậy ông sẽ không bị lĩnh án tử hình. Nhiều khả năng ông này sẽ bị Mỹ kết án tù chung thân.
Trong tình thế ngặt nghèo như vậy, Assange còn một tia hy vọng nhỏ nhoi là yêu cầu tòa án xem xét về tính ổn định của show game “World of Tomorrow” do ông làm MC và đang xuất khẩu cho kênh Russia Today của Nga. Lãnh đạo kênh Russia Today – bà Margarita Simonyan, hứa rằng dù có khả năng ông Assange bị dẫn độ về Thụy Điển, nhưng “World of Tomorrow” vẫn phát sóng (gồm 12 chương trình/năm) và hiện nay đã trình chiếu được 6 chương trình.
Tuy nhiên, không có khả năng tòa án cho phép Assange tự do để thực hiện show game “World of Tomorrow”. Và có lẽ Russia Today sẽ không tiếp tục ký hợp đồng với Assange bởi ông sẽ không có khả năng thực hiện show game một khi đã ngồi trong nhà tù Thụy Điển, hoặc Mỹ. Và như vậy, một kết buồn cho Julian Assange ngày càng hiện rõ.
Theo PLVN
Julian Assange tiếp tục ra tòa
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange quay lại tòa hôm 5-12 trong nỗ lực mới nhất nhằm chống lại việc bị dẫn độ về Thụy Điển để đối mặt với những cáo buộc xâm phạm tình dục.
Tại Tòa Dân sự Tối cao, ông Assange sẽ yêu cầu các thẩm phán cho phép đưa vụ việc ra Tòa án Tối cao. Theo luật sư biện hộ Gareth Peirce, nếu thất bại, ôngAssange có thể yêu cầu Tòa án Nhân quyền châu Âu can thiệp. Tuy nhiên, tòa án này sẽ phải nhanh chóng hành động vì theo luật pháp Anh, ông Assange sẽ bị dẫn độ trong vòng 10 ngày một khi vụ việc của ông khép lại ở nước này.
Julian Assange đang nỗ lực chống lại việc bị dẫn độ về Thụy Điển. Ảnh: CNN
Julian Assange, vẫn đang chịu sự quản thúc nghiêm ngặt, đã kháng cáo không thành công trong phiên xử hôm 2-11 ở Anh. Khi ấy, tòa án đã bác tất cả 4 luận điểm chống lại lệnh dẫn độ do nhóm luật sư biện hộ của Assange đưa ra. Ngoài nguy cơ bị dẫn độ về Thụy Điển, ông Assange còn có khả năng bị Mỹ đòi dẫn độ để xét xử về tội tiết lộ thông tin mật quốc gia.
Theo Người Lao Động
Julian Assange nhận giải thưởng báo chí lớn Giải "Martha Gellhorn" năm 2011 đã được trao cho nhà sáng lập trang web bị thổi còi Wikileaks. Julian Assange, nhà sáng lập trang mạng Wikileaks. Mang tên nữ phóng viên chiến tranh người Mỹ Martha Gellhorn, giải Martha Gellhorn hằng năm được dành trao cho một nhà báo mà công việc của họ đã "thâm nhập vào các sự kiện được xác...