Nhà sáng lập thương hiệu thời trang Mango tử nạn
Tỷ phú Isak Andic, 71 tuổi, nhà sáng lập chuỗi thời trang danh tiếng Mango, đã tử nạn ngày 14/12 trong chuyến đi bộ đường dài tại Tây Ban Nha.
Tỷ phú Isak Andic.Ảnh: Mango/PA
Theo một người phát ngôn cảnh sát, vị tỷ phú này đã không may trượt chân và rơi xuống vách đá từ độ cao hơn 100m khi đi bộ đường dài cùng người thân bên trong hang động Montserrat gần Barcelona.
Trong một thông cáo, Giám đốc điều hành Mango, Toni Ruiz, bày tỏ thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của ông Andic, đồng thời đề cao sự cống hiến cả đời của nhà sáng lập Mango.
Video đang HOT
Ông Andic là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ và cùng gia đình nhập cư vào vùng Catalonia của Tây Ban Nha năm ông 13 tuổi. Với sự giúp đỡ của anh trai Nahman, ông Andic đã ở cửa hàng Mango đầu tiên vào năm 1984, đặt tại khu phố mua sắm nổi tiếng Paseo de Gracia của Barcelona. Sau này, cửa hàng không ngừng phát triển và từng bước trở thành công ty rồi tập đoàn.
Hiện Mango là một trong những tập đoàn thời trang quốc tế hàng đầu, hiện diện tại hơn 120 thị trường và có 15.500 nhân viên toàn cầu. Trong năm ngoái, tổng doanh thu của hãng thời trang này là 3,1 tỷ euro (khoảng 3,26 tỷ USD). Trong khi đó, giá trị tài sản ròng của ông Andic tại thời điểm này là 4,5 tỷ USD.
5 người Nga tử nạn khi leo núi cao thứ 7 thế giới
Năm nhà leo núi người Nga trong nỗ lực chinh phục đỉnh Dhaulagiri ở Nepal đã không may gặp tai nạn và thiệt mạng, The Independent đưa tin ngày 8.10.
Nhóm nhà leo núi người Nga mất tích vào ngày 6.10 khi trong quá trình chinh phục đỉnh núi Dhaulagiri cao 8.167 m ở Nepal. Thi thể nạn nhân được lực lượng cứu hộ tìm thấy ở độ cao 7.100 m vào ngày 8.10, theo Công ty tổ chức tour leo núi I AM Trekking & Expeditions ở thành phố Kathmandu.
Danh tính các nạn nhân được xác nhận là Alexander Dusheyko, Oleg Kruglov, Vladimir Chistikov, Mikhail Nosenko, và Dmitrii Shpilevoi. Quan chức cơ quan du lịch Nepal cho biết nhóm người này đã rơi khi ở độ cao 7.700 m.
Núi Dhaulagiri ở Nepal. ẢNH: AFP
Hai người trong số họ đã leo lên đến đỉnh, trong khi những người còn lại chọn quay về. Nhóm leo núi rời trại ở khu trên cao vào khoảng 6 giờ ngày 6.10 (giờ địa phương) và lần cuối liên lạc với trại trung tâm là khoảng 11 giờ.
Hiện cơ quan chức năng chưa xác định liệu các thi thể có được đưa xuống núi hay không, nếu có sẽ đưa đi khi nào và bằng cách gì, do hoạt động này đòi hỏi kế hoạch và nhiều nhân lực cùng trang thiết bị. Thành viên thứ 6 của nhóm leo núi đã không tham gia hoạt động leo lên đỉnh, được giải cứu ở trại 1 và đưa về Kathmandu.
Hoạt động leo núi Dhaulagiri vào mùa thu, bắt đầu từ tháng 9, thường không đông đúc như mùa xuân và chi phí cũng rẻ hơn. Đỉnh núi Dhaulagiri lần đầu được chinh phục là vào năm 1960 bởi nhóm leo núi quốc tịch Áo và Thụy Sĩ. Đến nay, đã có hàng trăm người leo đến đỉnh núi này.
Nepal có 8 trong số 14 ngọn núi cao nhất thế giới. Các hoạt động du lịch trên núi mỗi năm mang về doanh thu khoảng 5,8 triệu USD cho nước này.
Quần robot giúp tăng sức mạnh đôi chân lên 40% Quần đi bộ đường dài Arc'tryx MO/GO tích hợp bộ động cơ bên ngoài có thể tăng sức mạnh cho đôi chân của người mặc lên 40% và giúp họ cảm thấy nhẹ hơn tới 13,6 kg. Quần robot MO/GO. Ảnh: Photo: Arc'tryx/Skip Theo trang Oddity Central (Anh), quần đi bộ tích hợp động cơ đã ra mắt thị trường trong nhiều năm,...