Nhà sáng lập taxi Uber bị Hàn Quốc khởi tố
Cơ quan công tố Hàn Quốc ngày 24/12 đã chính thức khởi tố nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Uber Travis Kalanick cùng đối tác cho thuê xe tại Hàn Quốc là MK Korea vì vi phạm luật giao thông tại nước này, vốn cấm xe cho thuê hoạt động taxi.
Ông Travis Kalanick
Quyết định khởi tố được Văn phòng công tố quận Trung tâm, Seoul công bố. Theo đó Uber và đối tác của mình tại Hàn Quốc là MK Korea bị cáo buộc vi phạm luật giao thông, khi sử dụng xe cho thuê vào hoạt động kinh doanh taxi.
Nếu bị phán quyết có tội, mức án Travis Kalanick phải nhận có thể lên tới 2 năm tù kèm khoản tiền phạt tương đương 18.000 USD.
Song Kyu-jong, công tố viên phụ trách vụ án, khẳng định ông Kalanick cùng đối tác của mình sẽ phải ra hầu tòa tại Hàn Quốc, nhưng từ chối cho biết liệu vị lãnh đạo của Uber có tới để thẩm vấn hay không.
Video đang HOT
Về phần mình Uber đã phản đối bước đi của cơ quan công tố, khẳng định dịch vụ của mình là hợp pháp. “Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng dịch vụ của chúng tôi không chỉ hợp pháp tại Hàn Quốc mà còn được chào đón và ủng hộ bởi khách hàng”.
Kể từ khi ra mắt tại Hàn Quốc mùa Hè 2013, Uber đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục, nhưng phải đối mặt với không ít thách thức về pháp lý tại Seoul, cũng như nhiều thành phố khác trên khắp thế giới.
Chính quyền thành phố này hồi tháng 7 cho biết sẽ vận động để Uber cũng như các phần mềm tương tự bị cấm trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc. Tuy nhiên đến nay Uber vẫn hoạt động tại quốc gia này.
Hồi tuần trước, cơ quan chức năng đã ban hành quy định phạt các tài xế Uber không đăng ký khi hoạt động tại Seoul, và còn thưởng tiền cho những ai phát giác và trình báo những trường hợp này. Quyết định này ngay lập tức bị Uber phản đối, cho là đi ngược lại hiệp định thương mại song phương Mỹ – Hàn.
Ra đời tại San Francisco 4 năm trước, Uber đến nay đã mở rộng ra hơn 250 thành phố tại 50 quốc gia. Giá trị của công ty này được xác định ở mức 40 tỷ USD.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ FT
Ấn Độ muốn bán tàu tuần tra nhanh cho Việt Nam
Dựa theo gói tín dụng trị giá 100 triệu USD cấp cho Việt Nam, Ấn Độ để ngỏ khả năng bán bốn tàu tuần tra nhanh cho quốc gia Đông Nam Á.
Tàu tuần tra Bracuda (Ảnh NDTV)
Chuẩn Đô đốc kiêm Chủ tịch và Giám đốc điều hành Tập đoàn quốc phòng Garden Reach Ship Builders and Engineers (GRSE), ông AK Verma cho biết việc bán ít nhất bốn tàu tuần tra cho Việt Nam là một phần nằm trong gói tín dụng trị giá 100 triệu USD mà Ấn Độ giúp Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng.
Các tàu tuần tra của Ấn Độ dài khoảng 35 mét, rộng 10 và vỏ nhôm được thiết kế đặc biệt.
Đây là những mẫu tàu có thể được sử dụng để tuần tra ở các vùng biển gần bờ.
Theo đánh giá của giới quan sát, Việt Nam cần ít nhất 7 tàu tuần tra để cải thiện khả năng quốc phòng và hiện GRSE sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Hà Nội.
Nếu thương vụ nêu trên diễn ra, đây sẽ là lần thứ hai Ấn Độ xuất khẩu tàu tuần tra.
Trước đó, nước này đã bán một tàu tuần tra loại Guard Ship Barracuda cho Mauritius.
Hiện tập đoàn GRSE cũng đang cạnh tranh với các tập đoàn đóng tàu nước ngoài khác để bán tàu cho Philippines.
Một quan chức cấp cao của GRSE cho biết: "Chúng tôi đã bắt đầu hướng tới việc xuất khẩu tàu tuần tra trong khoảng một năm rưỡi qua. Tuy nhiên, dưới thời của Thủ tướng Modi, công việc này được tiến hành khẩn trương hơn".
Ngọc Anh
Theo NDTV
"Việt Nam thôi nhập hoa quả tươi Australia vì lo ruồi" Báo chí Australia cho biết, nhà chức trách Việt Nam đã dừng cấp phép nhập khẩu cho lượng hoa quả tươi trị giá khoảng 40 triệu Đôla Australia từ nước này, bắt đầu từ tháng 1 năm sau. Nho đỏ tròn của Australia được ưa chuộng ở Việt Nam - Ảnh: ABC. Thông tin từ hãng tin ABC hôm nay (16/12) cho biết,...