Nhà sáng lập nền tảng quản lý tài chính hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch chi tiêu và xem xét ngân sách hợp lý trong vòng 1 năm
Tasha và Joseph Cochran là những người sáng tạo ra One Big Happy Life, một nền tảng trực tuyến giúp kiểm soát cuộc sống và tiền bạc sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn giữ số tiền trong tài khoản tiết kiệm cao nhất có thể.
Tasha Cochran, 38 tuổi, cho biết: “Chúng tôi đã sáng tạo ra một công cụ theo dõi giá trị ròng miễn phí và khuyến khích mọi người sử dụng để theo dõi quá trình thu nhập và tiêu tiền của họ. Nó sẽ hướng dẫn mọi người về cách tính giá trị ròng và cách số tiền đó hoạt động hiệu quả nhất”.
Ứng dụng này cũng khuyến khích người dùng xem xét tổng chi tiêu của họ trên các danh mục trong một năm để họ có thể phân bổ thu nhập cho phù hợp.
Tasha và Joseph Cochran là những người sáng tạo ra One Big Happy Life, một nền tảng trực tuyến cố gắng giúp mọi người kiểm soát cuộc sống và tiền bạc theo mục tiêu đã đề ra.
“Tôi từng phải theo dõi chi tiêu của mình đến từng xu. Nhưng một khi có phương pháp này thì chỉ cần vào cuối năm, tôi sẽ lập một kế hoạch chi tiêu cho một năm hoàn toàn mới rất hiệu quả”, Joseph Cochran cho biết.
Kế hoạch tiếp tục phát triển nhiều năm sau đó khi cô gặp Tasha khi cả hai đang làm việc cho Cơ quan Phát triển Đô thị Hoa Kỳ ở Dallas.
“Chúng tôi nói kế hoạch chi tiêu một năm, không phải ngân sách thu nhập trong một năm, bởi vì chúng tôi muốn mọi người ngừng kết hợp cảm giác muốn tiêu với kế hoạch chi tiêu và cách họ lập kế hoạch tài chính. Chúng tôi muốn họ biết rằng họ đang trao quyền cho bản thân để chọn cách tiêu tiền của riêng mình, điều đó thật thú vị”.
Cách hoàn thành kế hoạch chi tiêu một năm được gợi ý:
1. Tầm nhìn tài chính
Tasha Cochran nói: “Hãy suy nghĩ về những điều quan trọng đối với bạn và xác định những thứ bạn muốn để có thể chi tiêu tiền bạc của mình. Điều đó sẽ được phản ánh trong kế hoạch mà bạn đang tạo”.
2. Thu nhập
“Bạn lấy thu nhập hàng năm chia cho 12 và sau đó tính tiền mỗi tháng để bạn biết mình đang tiêu bao nhiêu tiền trong kế hoạch”, cô nói thêm.
Video đang HOT
3. Tính khoản chi phí bắt buộc hàng tháng
Cochrans cho biết cách tốt nhất để xác định chi phí là xem xét những gì bạn đã chi tiêu trong tháng trước và sau đó điều chỉnh.
Các chi phí nằm trong danh mục này bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện nước, bất cứ thứ gì theo hợp đồng như hóa đơn điện thoại hoặc cáp và chi phí sinh hoạt tối thiểu của bạn.
Ảnh minh họa.
4. Tính tiền tiết kiệm được
Để tính toán điều này, hãy lấy thu nhập của bạn và trừ chi phí hàng tháng.
Tasha Cochran nói: “Tiền tiết kiệm hàng tháng của bạn là số tiền bạn có hàng tháng để hướng tới các mục tiêu tài chính lớn và hướng tới các mục tiêu về lối sống, chẳng hạn như có thể đi nghỉ ngơi với chuyến du lịch cùng gia đình trong vài tháng”.
5. Liệt kê các mục tiêu tài chính, chi phí và thời điểm bạn muốn đạt được chúng
Tại đây, Cochrans cho biết hãy suy nghĩ về các mục tiêu bạn có thể tập trung vào năm tới cũng như những điều dài hạn hơn, chẳng hạn như nghỉ hưu.
Tasha Cochran nói: “Lý tưởng nhất là bạn sẽ bỏ tiền ra dài hạn, đầu tư để tăng số tiền tiết kiệm của mình. Bạn cũng sẽ dành một số tiền để xây dựng sự ổn định tài chính cho tương lai. Một khi bạn biết những mục tiêu đó sẽ tốn kém bao nhiêu, bạn có thể bắt đầu đưa chúng vào kế hoạch chi tiêu của mình”.
6. Điều chỉnh ngân sách của bạn khi cần thiết
“Kế hoạch chi tiêu một năm không cố định”, Tasha Cochran nói. “Nó có nghĩa là một kế hoạch chi tiêu sống động và dễ thở cho cuộc sống của bạn và bạn có thể quyết định xem bạn muốn chi tiêu nhiều hơn cho một danh mục hay ít hơn cho một danh mục khác trong bất kỳ tháng nhất định nào”.
4 chiến thuật "nhỏ mà có võ" giúp các cặp vợ chồng không còn đau đầu vì tiền
Dưới đây là 4 cách để vợ chồng bạn luôn là một đội, không gặp vướng mắc trong tiền bạc và ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
Thiết lập ngân sách là điều đầu tiên mà bạn và nửa kia của mình cần làm để xây dựng chế độ tài chính bền vững. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bắt đầu của "cuộc chiến".
Khi đã có được ngân sách phù hợp và thực tế, điều quan trọng là làm sao để vợ chồng bạn có thể bám sát ngân sách đó và không rơi vào tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Dưới đây là 4 cách để vợ chồng bạn luôn là một đội, không gặp vướng mắc trong tiền bạc và ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
1. Thoát khỏi mặc định "người tiết kiệm" hay "người tiêu hoang"
Chúng ta thường tự đưa ra tiêu chuẩn để xếp một người vào nhóm tiêu hoang hay tiết kiệm. Sự thật phải công nhận là chúng ta đều là sự kết hợp của cả hai. Bạn có thể thích tiêu tiền khác cách với vợ/chồng của mình song sẽ là nói dối nếu nói rằng chúng ta không thích chi tiêu vào bất cứ điều gì.
Tiết kiệm cũng giống như vậy. Có thể với bạn, tiết kiệm là điều gì đó rất tự nhiên, gắn liền với tính cách, cách sống của bạn song với bạn đời của bạn thì không như vậy. Nhưng tiết kiệm là điều có thể học và tạo thói quen được. Với bạn, tiết kiệm có thể là việc nhìn thấy tài khoản tiết kiệm, tài sản ròng tăng lên mỗi ngày, đối với vợ/chồng bạn, đó có thể là đi du lịch thoải mái hơn mà tổng ngân sách năm vẫn không thay đổi. Mỗi người có một sở thích, cách nhìn và cách làm khác nhau. Hãy đặt ra mục tiêu và hành động để hướng tới mục tiêu đó, đừng gắn mình hay bạn đời với cái mác nào cả. Mỗi người sẽ có cách nhìn nhận và hành động không giống nhau.
Việc dán nhãn bản thân là một người chi tiêu hay tiết kiệm sẽ khiến bạn gắn liền với suy nghĩ cố định đó. Nó có thể đánh lừa bạn nghĩ rằng thành công hay thất bại của bạn trong việc tiết kiệm đã được xác định trước.
Thay vào đó, hãy theo dõi chi tiêu của mình thường xuyên, tổng kết và điều chỉnh kịp thời. Nếu bạn đời của bạn đã chi hơi quá trong tháng trước, đừng quá căng thẳng hay cãi nhau, đơn giản là cả hai cùng biết điều đó và sẽ thay đổi, kiểm soát tài chính tốt hơn trong tháng trước. Nếu anh ấy/cô ấy hay bạn đã tiết kiệm tốt, đừng ngần ngại đưa ra lời khen về sự nỗ lực, chăm chỉ đó. Chúng ta sẽ cùng nhau hướng đến mục tiêu nhanh hơn khi không áp đặt nhau vào suy nghĩ của mình.
Tìm công cụ tạo nên sự thống nhất
Bước này rất quan trọng trong việc vợ chồng bạn có theo sát ngân sách mà hai người đã lập ra hay không. Đó có thể la bất cứ công cụ nào như ứng dụng trên các thiết bị thông minh, bảng treo ngay lối ra vào, phần mềm excel... hay đơn giản là một cuốn sổ. Miễn là hai bạn có thể gắn bó với nó.
Nếu bạn là người thích công nghệ, hai bạn có thể dễ dàng tìm được các ứng dụng hỗ trợ quản lý tài chính trên internet. Với các công cụ này, bạn có thể theo dõi dễ dàng thu chi, tiết kiệm của mình, tổng kết nhanh chóng mức thu chi hàng tuần, hàng tháng mà không tốn thời gian. Bạn cũng có thể cập nhật thông tin về tài chính của mình ở bất cứ nơi nào.
Nếu bạn là người thích tỉ mỉ, một cuốn sổ ghi chép hay tấm bảng được trang trí bắt mắt ngay cửa ra vào sẽ là một ý tưởng hay. Việc phải đặt tay viết sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn và cân nhắc hơn về các khoản thu chi.
Khi hai bạn tìm ra được công cụ phù hợp với vợ chồng mình, cả hai sẽ dễ dàng thống nhất trong quản lý tài chính hơn.
3. Kỷ niệm các cột mốc quan trọng
Không có con đường nào là dễ dàng nhưng luôn có những cách để bạn tận hưởng vẻ đẹp trong suốt hành trình đó. Điều này không chỉ trong một lĩnh vực riêng biệt nào mà có thể áp dụng với mọi mặt của cuộc sống.
Tiết kiệm không phải điều dễ dàng với tất cả mọi người song chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra cách và thực hiện nó một cách thoải mái, không khiến cuộc sống trở nên khổ sở. Quan trọng là cách bạn tận hưởng hành trình đó thế nào.
Hai bạn mơ ước về một căn nhà của riêng mình và đặt ra kế hoạch tiết kiệm 15 triệu mỗi tháng? Tháng trước, nhờ việc cắt giảm đi ăn hàng và tự chuẩn bị đồ ăn ở nhà mang đi làm, vợ chồng bạn đã tiết kiệm được thêm 2 triệu? Đừng quên kỷ niệm thành công đó bằng một món quà bất ngờ hay bữa tối chiêu đãi bạn đời của mình. Trong buổi hẹn hò đó, hãy cùng nhau trò chuyện về một tháng tuyệt vời mà cả hai đã trải qua và đừng quên viết ra thành công đã đạt được. Sau đó sẽ là những cách để tháng sau có thể làm tốt hơn nữa.
Việc kỷ niệm những cột mốc thắng lợi dù nhỏ sẽ giúp bạn vừa có động lực, vừa giữ vững được tài chính và mục tiêu dài hạn của mình.
4. Trò chuyện thường xuyên
Có thể bạn và bạn đời của mình là những người vốn hay tâm sự, cũng có thể cuộc sống bận rộn với guồng quay công việc, gia đình khiến hai bạn ít có thời gian tâm sự với nhau. Dù ở trong trường hợp nào, đừng bao giờ quên sắp xếp mọi việc theo thứ tự ưu tiên và dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ nhiều hơn với người bạn đời của mình và một trong những chủ đề không thể thiếu chính là tài chính.
Tốt nhất, bạn và vợ/chồng mình nên cùng ngồi xuống ít nhất 1 lần 1 tuần để trò chuyện tập trung về tài chính của gia đình mình. Đôi khi, bạn có thể tự thưởng cho mình một món tráng miệng bắt mắt hay đốt cây nến thơm để không khí trò chuyện trở nên thú vị hơn nhiều. Đôi khi, tất cả những gì chúng ta cần lại chỉ là sự khuyến khích dù đơn giản nhất.
Nhớ rằng, dù chuyện gì xảy ra, hãy nhớ đó là một hành trình và thất bại không định nghĩa con người bạn.
Hãy theo đuổi mục đích của mình và không nản lòng. Sẽ không tránh khỏi những lúc bạn muốn dừng lại, cảm thấy khó khăn, xong khi vượt qua được, bạn sẽ thấy không điều gì là không thể với sự quyết tâm.
Hôn nhân đưa bạn và người ấy đến với nhau, cùng nhau sát cánh nhưng có thể bay đến đích nào là phụ thuộc vào chính hai bạn.
Chia sẻ của ông chồng sau khi tham gia thử thách theo dõi chi tiêu của bản thân trong vòng 1 tuần và những bài học được đúc kết Cà phê, hóa đơn siêu thị, các ứng dụng mua hàng trực tuyến - những khoản tiền nhỏ nhưng lại có sức ảnh hưởng to lớn đến tài chính của bạn. Taylor Milam-Samuel không giỏi trong việc theo dõi chi tiêu của mình. Là một người ghét cảm giác bị gò bó bởi các quy định, việc theo dõi các chi tiêu làm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người phụ nữ ở Sơn La biến khu đất 200m2 ngập rác thành vườn sum sê rau trái

Cách để kiểm tra phong thủy căn nhà khiến gia chủ dễ thành công, yên tâm làm ăn, nhiều lộc

Độc lạ dàn bonsai ngược của 'dị nhân' xứ Quảng

Những lưu ý khi thiết kế hè nhà để tạo sinh khí tốt cho ngôi nhà

Làm thế nào để biến 3m góc ban công căn hộ 50m thành nơi thư giãn đọc sách, uống trà chỉ với 5 triệu đồng?

Gen Z Hà Nội gợi ý 25 hộp cơm mang đi làm, vừa ngon vừa dễ nấu

Mẹ tôi chỉ đi siêu thị 2 lần mỗi tháng suốt 10 năm và tiết kiệm hơn 20 triệu đồng mỗi năm nhờ một thói quen đơn giản

Mẹ Hà Nội chia sẻ: Tôi đã ngưng mua 7 món này từ năm 40 tuổi và mỗi tháng nhẹ ví hơn 1 triệu đồng mà chẳng thấy thiếu gì

Nói thật: Nhét 7 thứ này vào tủ lạnh chẳng khác nào "đào hố chôn mình"

Tôi khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 7 thứ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân

Mỗi lần đi chợ chỉ cầm đúng 150.000 đồng tôi vẫn nấu đủ bữa ngon cho gia đình 4 người

Những điều cần biết khi mua gương nhà tắm có đèn để không phải hối hận
Có thể bạn quan tâm

Thần đồng Nwaneri được trao số áo mới đặc biệt tại Arsenal
Sao thể thao
19:31:59 17/05/2025
Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột
Thế giới
19:30:39 17/05/2025
Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu

Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật
Sức khỏe
19:28:00 17/05/2025
Drama Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron: 'Bằng chứng' là sản phẩm của AI?
Sao châu á
19:24:38 17/05/2025
Bí ẩn Tử Cấm Thành: Sân gạch bị nứt, vô tình hé lộ bí mật động trời?
Netizen
18:47:44 17/05/2025
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ
Góc tâm tình
18:26:39 17/05/2025
Gil Lê bị soi tệ với Xoài Non che ô 1 mình để bạn gái đứng nắng, CĐM réo Xemesis
Sao việt
18:24:52 17/05/2025
Tiêu thụ xe điện toàn cầu tăng mạnh, Trung Quốc chiếm hơn một nửa
Ôtô
18:02:09 17/05/2025
Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an
Tin nổi bật
17:57:30 17/05/2025