Nhà sản xuất Fincanteri: Việt Nam mua tàu tuần tra Ý
Theo đại diện của Công ty quốc phòng Fincanteri (Italia), Hải quân Việt Nam quan tâm đặc biệt đến tàu tuần tra xa bờ (OPV) của hãng này.
Nhà sản xuất Fincanteri: Việt Nam mua tàu tuần tra Ý
Nhà sản xuất khẳng định
Đại diện của Công ty quốc phòng Fincanteri (Italia) cho biết công ty này đang đẩy nhanh mở rộng sự hiện diện của mình trong khu vực châu Á, trong đó tập trung vào 3 thị trường chính là Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam.
Tại Ấn Độ, Fincanteri nói rằng họ đã tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị cho dự án đóng tàu khu trục mới Project 17A và sẽ có kết quả sau vài tháng tới.
Ngoài ra, công ty này còn hợp tác với công ty đóng tàu Hindustan Shipyard và Hải quân Ấn Độ để chuẩn bị cho gói thầu chế tạo và cung cấp 2 tàu ngầm mini (SOV) cho New Delhi.
Tại Việt Nam, Fincantieri đã cùng với Chính phủ Italia và Thứ trưởng Quốc phòng Domenico Rossi đã sang Việt Nam tham gia đối thoại quốc phòng cấp Thứ trưởng lần đầu tiên.
Chiến hạm Gepard của Hải quân Việt Nam.Trong dịp đó, Lực lượng vũ trang Việt Nam, đặc biệt là hải quân, đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Italia về việc đặt mua các tàu tuần tra, cụ thể hơn là OPV và tàu ngầm mini của Italia.
Việc công ty quốc phòng của Italia đặt mục tiêu mở rộng sự hiện diện trên thị trường Việt Nam cho thấy những bước dịch chuyển tích cực trong chủ trưởng đa phương hóa quan hệ và đa dạng hóa nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự với các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển trên thế giới.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong năm 2013 Việt Nam đã đặt mua 2 hệ thống pháo hải quân Super Rapid 76mm từ công ty quốc phòng OTO Melara của Italia (trang bị cho 2 tàu chiến lớp SIGMA-9814 đặt mua của Hà Lan).
Video đang HOT
Thỏa thuận này có thể coi là “bước đệm” đầu tiên để mở ra cho cả Việt Nam và Italia thêm một đối tác mới, phục vụ nhu cầu bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước.
Lộ phiên bản
Nếu những thông tin từ Fincantieri được xác nhận, vậy Hải quân Nhân dân Việt Nam đang quan tâm tới lớp tàu tuần tra xa bờ (OPV) nào, hiện tại danh mục sản phẩm của họ chỉ có duy nhất một ứng viên phù hợp.
Commandante (hay còn được gọi bằng cái tên Comandanti) là lớp tàu tuần tra xa bờ tiên tiến của Hải quân Italia, gồm 4 chiếc mang số hiệu từ P490 đến P493, được khởi đóng vào giai đoạn 2001 – 2002 và bàn giao đồng loạt trong ngày 31/1/2004.
Thiết kế của tàu coi trọng đến việc giảm tiết diện phản xạ radar cũng như bộc lộ hồng ngoại. Ba chiếc đầu tiên có kết cấu thượng tầng bằng thép nhưng đến chiếc cuối cùng mang tên Foscari, vật liệu composite sợi thủy tinh đã được ứng dụng rộng rãi (trên cả tháp radar và nhà chứa trực thăng), khiến tàu nhẹ hơn, dẫn đến giảm lượng tiêu hao nhiên liệu.
Nhiệm vụ của Commandante được xác định là tuần tra xa bờ, bảo vệ lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thiết lập sự hiện diện chủ quyền tại những vùng biển xa. Bên cạnh đó, nó còn sẵn sàng tham gia tác chiến chống tàu mặt nước.
Cảm biến chính của tàu là radar Selex RAN-30X/I hoạt động trên băng tần X, có 4 chế độ gồm: giám sát bề mặt và đường không đối với các mục tiêu cỡ nhỏ; dẫn hướng cho trực thăng hoạt động ven bờ; trinh sát ngoài đường chân trời và phát hiện tên lửa bay bám biển.
Commandante còn được trang bị radar dẫn đường hàng hải chuyên dụng loại SPS-753 hoạt động trên băng tần I, tổ hợp phóng mồi bẫy gây nhiễu và radar đánh chặn SLQ-747 do Elettronica cung cấp.
Vì là một chiếc OPV nên vũ khí chỉ ở mức vừa phải, bao gồm 1 pháo hạm Oto Melara 76/62 mm SR bố trí phía trước, kiểm soát bắn là radar Selex NA-25 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện tử dựa trên radar RTN-25X (làm việc trên băng tần X).
Ngoài ra trên tàu còn có 2 pháo tự động Oerlikon KBA 25/80 mm, sàn đáp và nhà chứa máy bay ở đuôi cho phép mang theo 1 trực thăng AB-212 hoặc NH90 trong các chuyến hải trình.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là nhờ vào thiết kế mở, Commandante có thể nhanh chóng nâng cấp để trở thành một chiếc corvette đầy sức mạnh. Tuy vậy không loại trừ khả năng nếu đặt mua, Việt Nam sẽ yêu cầu Fincantieri thiết kế ngay một bản frigate.
(Theo Đất Việt)
Italia tái khẳng định Việt Nam muốn mua tàu tuần tra OPV
Phát ngôn viên Công ty quốc phòng Fincanteri (Italia) vừa tái khẳng định rằng Hải quân Việt Nam quan tâm đặc biệt đến tàu tuần tra xa bờ (OPV) của hãng này.
Việt Nam muốn mua tàu OPV
Đại diện của Công ty quốc phòng Fincanteri (Italia) cho biết công ty này đang đẩy nhanh mở rộng sự hiện diện của mình trong khu vực châu Á, trong đó tập trung vào 3 thị trường chính là Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam.
Tại Ấn Độ, Fincanteri nói rằng họ đã tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị cho dự án đóng tàu khu trục mới Project 17A và sẽ có kết quả sau vài tháng tới.
Ngoài ra, công ty này còn hợp tác với công ty đóng tàu Hindustan Shipyard và Hải quân Ấn Độ để chuẩn bị cho gói thầu chế tạo và cung cấp 2 tàu ngầm mini (SOV) cho New Delhi vào đầu năm 2015.
Tại Việt Nam, Fincantieri đã cùng với Chính phủ Italia và Thứ trưởng Quốc phòng Domenico Rossi đã sang Việt Nam tham gia đối thoại quốc phòng cấp Thứ trưởng lần đầu tiên.
Trong dịp đó, Lực lượng vũ trang Việt Nam, đặc biệt là hải quân, đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Italia về việc đặt mua các tàu tuần tra, cụ thể hơn là OPV và tàu ngầm mini của Italia.
Việc công ty quốc phòng của Italia đặt mục tiêu mở rộng sự hiện diện trên thị trường Việt Nam cho thấy những bước dịch chuyển tích cực trong chủ trưởng đa phương hóa quan hệ và đa dạng hóa nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự với các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển trên thế giới.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong năm 2013 Việt Nam đã đặt mua 2 hệ thống pháo hải quân Super Rapid 76mm từ công ty quốc phòng OTO Melara của Italia (trang bị cho 2 tàu chiến lớp SIGMA-9814 đặt mua của Hà Lan).
Thỏa thuận này có thể coi là "bước đệm" đầu tiên để mở ra cho cả Việt Nam và Italia thêm một đối tác mới, phục vụ nhu cầu bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước.
Tàu Cigala Fulgosi (P490)
Lộ phiên bản tàu OPV
Nếu những thông tin từ Fincantieri được xác nhận, vậy Hải quân Nhân dân Việt Nam đang quan tâm tới lớp tàu tuần tra xa bờ (OPV) nào, hiện tại danh mục sản phẩm của họ chỉ có duy nhất một ứng viên phù hợp.
Commandante (hay còn được gọi bằng cái tên Comandanti) là lớp tàu tuần tra xa bờ tiên tiến của Hải quân Italia, gồm 4 chiếc mang số hiệu từ P490 đến P493, được khởi đóng vào giai đoạn 2001 - 2002 và bàn giao đồng loạt trong ngày 31/1/2004.
Thiết kế của tàu coi trọng đến việc giảm tiết diện phản xạ radar cũng như bộc lộ hồng ngoại. Ba chiếc đầu tiên có kết cấu thượng tầng bằng thép nhưng đến chiếc cuối cùng mang tên Foscari, vật liệu composite sợi thủy tinh đã được ứng dụng rộng rãi (trên cả tháp radar và nhà chứa trực thăng), khiến tàu nhẹ hơn, dẫn đến giảm lượng tiêu hao nhiên liệu.
Nhiệm vụ của Commandante được xác định là tuần tra xa bờ, bảo vệ lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thiết lập sự hiện diện chủ quyền tại những vùng biển xa. Bên cạnh đó, nó còn sẵn sàng tham gia tác chiến chống tàu mặt nước.
Cảm biến chính của tàu là radar Selex RAN-30X/I hoạt động trên băng tần X, có 4 chế độ gồm: giám sát bề mặt và đường không đối với các mục tiêu cỡ nhỏ; dẫn hướng cho trực thăng hoạt động ven bờ; trinh sát ngoài đường chân trời và phát hiện tên lửa bay bám biển.
Commandante còn được trang bị radar dẫn đường hàng hải chuyên dụng loại SPS-753 hoạt động trên băng tần I, tổ hợp phóng mồi bẫy gây nhiễu và radar đánh chặn SLQ-747 do Elettronica cung cấp.
Vì là một chiếc OPV nên vũ khí chỉ ở mức vừa phải, bao gồm 1 pháo hạm Oto Melara 76/62 mm SR bố trí phía trước, kiểm soát bắn là radar Selex NA-25 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện tử dựa trên radar RTN-25X (làm việc trên băng tần X).
Ngoài ra trên tàu còn có 2 pháo tự động Oerlikon KBA 25/80 mm, sàn đáp và nhà chứa máy bay ở đuôi cho phép mang theo 1 trực thăng AB-212 hoặc NH90 trong các chuyến hải trình.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là nhờ vào thiết kế mở, Commandante có thể nhanh chóng nâng cấp để trở thành một chiếc corvette đầy sức mạnh. Tuy vậy không loại trừ khả năng nếu đặt mua, Việt Nam sẽ yêu cầu Fincantieri thiết kế ngay một bản frigate.
Theo_Báo Đất Việt
Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào? Dựa trên các thông tin đã công bố, trong năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam chắc chắn và có thể sẽ tiếp nhận những chủng loại vũ khí, khí tài quân sự tối tân sau đây. Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào? Hải quân Hiện nay tàu vận tải siêu trọng Rolldock Storm vẫn...