Nhà sản xuất của ca sĩ Hàn nổi tiếng dính nghi án hành hung và lạm dụng, khiến nhân viên bảo vệ tự tử vì uất ức
Dư luận đang xôn xao về danh tính của nhà sản xuất nổi tiếng vướng tin đồn hành hung và lạm dụng nhân viên bảo vệ tòa nhà. Ca sĩ Hàn quen biết cũng đã lên tiếng.
Vào ngày 10/5 vừa qua, Sở cảnh sát Gangbuk, Seoul tiết lộ rằng một người đàn ông 59 tuổi (tạm gọi là D) vừa được phát hiện đã tự tử cùng với mảnh giấy nhắn: “Thật không công bằng”. Được biết, người này đang làm bảo vệ tại một tòa chung cư ở Gangbuk-gu, Seoul. D được cho là đã bị 1 cư dân của tòa chung cư hành hung và lạm dụng bằng lời nói. D làm việc ở toà nhà này với chức vụ là nhân viên bảo vệ.
Đáng chú ý, một nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng (tạm gọi là B) cũng sống trong tòa nhà đó bất ngờ bị nghi ngờ có liên quan đến vụ việc. Cụ thể, một vài cư dân sống xung quanh nói rằng B và D từng xảy ra cãi vã về việc đậu xe.
Một nhà sản xuất nổi tiếng vướng tin đồn hành hung và lạm dụng bảo vệ tòa nhà.
Ngay lập tức, các đơn vị truyền thông đã liên lạc với ca sĩ Hàn B, người được cho là có mối quan hệ thân thiết với nhà sản xuất A. Tuy nhiên, ca sĩ B lại phủ nhận hoàn toàn mối quan hệ với A cũng như việc liên quan đến cái chết của D.
Video đang HOT
“Tôi mong rằng mọi người sẽ không liên lạc với tôi về chuyện này thêm nữa. Tôi chỉ gặp A đôi lần vào vài năm trước vì công việc. Kể từ sau đó tôi không liên lạc với người đó nữa. Chúng tôi không hề liên quan đến nhau và tôi không hề muốn dính dáng đến chuyện này. Tôi chỉ ký hợp đồng với một công ty quản lý trong thời gian dài và mọi người có thể kiểm tra điều đó trên website. Tôi chỉ muốn làm rõ rằng tôi không hề liên quan đến chuyện này” – ca sĩ B nói.
Ca sĩ B tiếp tục: “Tôi rất bất ngờ về chuyện này. Tôi nghĩ rằng A đã làm điều gì đó mà một con người không nên làm. Hiện tại, tôi chỉ tập trung vào âm nhạc mà thôi”.
Được biết, A và B từng hợp tác để sản xuất ra album của B vào vài năm trước. Ngoài ra, B cũng tham gia sản xuất single cho một bộ đôi ca sĩ nữ vào đầu năm nay.
SSI Research: Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam
Hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA.
Hiệp định EVFTA đang mang lại kỳ vọng mới cho nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể hưởng lợi từ hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam cần rất nhiều thời gian để đáp ứng được các tiêu chuẩn. Trong bài phân tích mới nhất, Chứng Khoán SSI nhận định: "Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam".
Tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ nửa cuối năm 2020
Quốc hội Việt Nam đã lên kế hoạch phê chuẩn EVFTA trong tháng 5, và Hiệp định sẽ có hiệu lực trong tháng 7 (2 tháng sau khi phê chuẩn). Hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt nam hiện đang có mức thuế suất ưu đãi là 9% theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Vì mức thuế suất cơ bản được EVFTA sử dụng là mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) là 12%, hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ không được giảm thuế ngay lập tức.
Cụ thể, hầu hết các sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn từ năm thứ 2 kể từ khi EVFTA có hiệu lực (8% đối với các sản phẩm loại B5 và 9% đối với các sản phẩm loại B7 trong năm thứ 2). Hơn nữa, EVFTA yêu cầu các loại vải được sử dụng để sản xuất sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hoặc Châu Âu hoặc Hàn Quốc (Quốc gia có FTA với Châu Âu) và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA. Do đó, chúng tôi cho rằng EVFTA không mang lại hiệu quả ngay lập tức cho ngành dệt may. Việc các công ty dệt may của Việt Nam có thể tận dụng Hiệp định này hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng mở rộng công suất sản xuất vải trong hai năm tới của Việt Nam.
Trong số các công ty may mặc niêm yết trong nước, hiện tại TNG có thị phần xuất khẩu sang Châu Âu lớn nhất về doanh thu (53%), tiếp theo là GMC (40%). Tuy nhiên, GMC cho biết công ty phụ thuộc vào vải nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này có nghĩa là công ty không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ khâu vải trở đi của EVFTA. TNG có thể có nhiều cơ hội vì công ty sử dụng một lượng vải nội địa nhất định.
Dù Trung Quốc đã phục hồi 80-90% sản xuất, đơn hàng dệt may dự vẫn mất 30-50% trong tháng 4-5/2020
Về tình hình toàn ngành, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD (giảm 6,6%) trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD (giảm 8,8%). Để bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, các công ty dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Một vài công ty trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, và hầu hết trong số các công ty đó có sự sụt giảm so với cùng kỳ cả về doanh thu thuần và lợi nhuận ròng.
Nói về tác động bởi đại dịch Covid-19, Vinatex (VGT) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%, theo Vinatex.
Ảnh hưởng từ phía cầu nghiệm trong hơn từ phía cung. Theo ước tính của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, sản xuất của Trung Quốc đã trở lại 80-90% mức bình thường vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3, các khách hàng Mỹ và Châu Âu đã bắt đầu trì hoãn và hủy các đơn đặt hàng, bao gồm cả các đơn đặt hàng đang trong quá trình sản xuất.
Liên đoàn Dệt May Quốc Tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 700 công ty dệt may trên toàn cầu từ ngày 28/3/2020 đến 6/4/2020 để hỏi về tình trạng đơn hàng và ước tính doanh thu. Trung bình, những công ty được hỏi ước tính doanh thu năm 2020 sẽ giảm 28% YoY.
"Avatar 2" tiết lộ tổng kinh phí cán mốc tỉ đô, tự hào khoe luôn trường quay dưới nước cực hoành tráng "Avatar" sẽ là một trong những loạt phim đắt giá nhất trong lịch sử màn ảnh. Theo Deadline, kinh phí sản xuất của các phần Avatar (Thế Thân) sẽ lên đến 1 tỉ đô (xấp xỉ 24 nghìn tỉ đồng). Số tiền "khủng" này chia đều cho Avatar 2, 3 đang sản xuất và 2 phần hậu truyện đã được James Cameron lên...