Nhà sách bán thêm gạo, mì gói trong dịch bệnh
Trước nhu cầu thay đổi trong mùa dịch, chuỗi nhà sách Phương Nam thử nghiệm bán mặt hàng nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, công ty vẫn giảm doanh thu và báo lỗ vì ảnh hưởng của Covid-19.
Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam, một trong những chuỗi nhà sách lớn nhất cả nước, vừa công bố kết quả kinh doanh quý đầu tiên năm 2020. Tương tự nhiều doanh nghiệp khác, Phương Nam cũng đương đầu nhiều khó khăn trong mùa dịch Covid-19.
Ba tháng đầu năm, Phương Nam báo cáo doanh thu thuần 118 tỷ đồng, chỉ bằng 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hai ngành hàng đem lại nguồn thu chính của doanh nghiệp là sách và văn phòng phẩm, đồ chơi, lưu niệm đều tăng trưởng âm so với quý I/2019.
Lỗ 3 tỷ mỗi tháng
Lợi nhuận gộp trong kỳ của chuỗi nhà sách Phương Nam là 47 tỷ đồng, giảm 17%, thấp hơn mức giảm doanh thu khi công ty cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp thêm 3%.
Doanh nghiệp cũng nỗ lực quản lý chặt chẽ chi phí hoạt động trong bối cảnh doanh thu đi xuống do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tổng chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp ghi nhận trong quý I là 58 tỷ đồng, thấp hơn 5% so với cùng kỳ 2019, chủ yếu nhờ giảm chi phí nhân viên.
Sau khi hạch toán chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp, Phương Nam lỗ ròng 9 tỷ đồng. Quý I/2019, mức lỗ sau thuế của hệ thống nhà sách này là 2 tỷ đồng.
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh không thuận lợi, dòng tiền kinh doanh của Phương Nam âm 68 tỷ trong quý I. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp cùng kỳ năm trước là 20 tỷ đồng.
Tiền và các khoản đương tương tiền cuối kỳ của chuỗi nhà sách Phương Nam giảm phân nửa còn lại 42 tỷ đồng sau khi bổ sung 25 tỷ đồng tiền thu hồi cho vay, bán lại công nợ của đơn vị khác.
Đến cuối tháng 3, tổng tài sản của Phương Nam là 500 tỷ đồng, tăng thêm 40 tỷ so với hồi đầu năm. Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 50 tỷ lên 340 tỷ đồng, phần lớn trong đó là các khoản phải trả người bán ngắn hạn. Công ty không có bất kỳ khoản vay nợ tài chính nào.
Kinh doanh thêm khẩu trang, mì gói
Toàn bộ các cửa hàng thuộc hệ thống nhà sách Phương Nam trên toàn quốc đã mở cửa trở lại từ 24/4. Trước đó, nhiều nhà sách của chuỗi phải đóng cửa trong thời gian thực hiện quy định cách ly xã hội.
Trước nhu cầu mua sắm thay đổi trong mùa dịch, nhà sách Phương Nam đã thử nghiệm kinh doanh thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như khẩu trang vải, nước rửa tay khô, nước súc họng, tinh dầu tràm, nón/kính bảo hộ, găng tay, khăn giấy từ tháng 2.
Một số nhà sách Phương Nam tại TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nghệ An còn bày bán nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm và thực phẩm khô như gạo, mì gói, dầu ăn, tương ớt, thịt hộp, nước đóng chai.
Hàng nhu yếu phẩm bày bán bên trong một nhà sách Phương Nam. Ảnh: PNC.
Những sản phẩm này được doanh nghiệp cam kết bán với giá bình ổn, giúp khách hàng có thêm lựa chọn mua sắm, giảm tải việc chen lấn ở các kênh bán hành truyền thống. Ngoài ra, những mặt hàng tiện lợi, nhu yếu phẩm cũng được xuất hiện trên website bán hàng của Phương Nam.
Đại diện chuỗi nhà sách Phương Nam chia sẻ doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư các kênh mua sắm trực tuyến kể cả sau dịch.
Video đang HOT
“Website bán hàng hoạt động hơn 10 năm nay và khá lỗi thời so với công nghệ hiện tại. Chúng tôi có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào trang web này cả về hạ tầng, công nghệ và nhân lực. Ngoài ra, chúng tôi còn liên kết với các sàn thương mại điện tử khác”, vị này cho hay.
Thị trường ngày 02/05: Vàng đảo chiều tăng khi Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan mới với Trung Quốc, giá gạo Ấn Độ cao nhất 9 tháng
Kết thúc phiên cuối tuần giá dầu tiếp tục tăng khi OPEC và các nhà sản xuất đồng minh bắt đầu cắt giảm sản lượng kỷ lục, ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên trong 4 tuần. Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới với Trung Quốc đẩy giá vàng tăng hơn 1% và các kim loại cơ bản đồng loạt giảm.
Ảnh minh họa.
Dầu có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần
Dầu thô Mỹ tăng 5% trong khi dầu thô Brent giữ trên 26 USD/thùng, cả hai loại dầu này đều có tuần tăng giá đầu tiên trong 4 tuần do OPEC và các đồng minh bắt đầu cắt giảm sản lượng kỷ lục để giải quyết dư cung.
Trong tháng 4, dầu thô Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất lịch sử và lần đầu tiên giao dịch âm trong khi dầu thô Brent đã xuống mức thấp nhất 21 năm, do đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu giảm trong khi OPEC và các nhà sản xuất khác đã khai thác theo ý muốn trước khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung mới có hiệu lực trong ngày 1/5.
Chốt phiên 1/5, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 7 giảm 4 US cent hay 0,2% xuống 26,44 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 6 tăng 94 US cent hay 5% lên 19,78 USD/thùng sau khi tăng lên trên 20 USD trong phiên này. Sau 3 tuần giảm, dầu thô Brent ghi nhận tăng khoảng 23% trong khi dầu WTI tăng 17%.
Dầu WTI cũng được hỗ trợ khi công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes báo cao các công ty năng lượng của Mỹ cắt giảm số giàn khoan dầu trong tuần thứ 7 liên tiếp, đưa tổng số giàn khoan giảm xuống 325 giàn, thấp nhất kể từ tháng 6/2016.
Một khảo sát của Reuters cho thấy trước khi cắt giảm sản lượng mới, sản lượng của OPEC tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2019, bổ sung thêm nguồn cung dư thừa trên thị trường.
Nhấn mạnh những khó khăn một số nhà sản xuất sẽ phải đối mặt để đáp ứng các cam kết của họ, Iraq sẽ phải vật lộn để đạt được hạn ngạch cắt giảm sản lượng gần 1/4.
Giá LNG Châu Á giảm khi các giao dịch ở mức thấp kỷ lục
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu Á giảm trong tuần này với số giao dịch ở mức thấp kỷ lục, do nhu cầu giảm trên toàn cầu trong bối cảnh phỏng tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Giá LNG trung bình giao tháng 6 sang đông bắc Châu Á ước tính ở mức thấp mới 1,85 USD/mmBtu trong ngày 1/5, giảm 0,1 USD/mmBtu so với trong tuần trước.
Do nhu cầu công nghiệp giảm và khiến người mua hàng phải sắp xếp lại kế hoạch giao LNG trong dài hạn, người bán đã dư thừa khối lượng lớn trên thị trường trong vài tuần qua.
Vàng tăng 1%
Vàng tăng hơn 1% trong phiên cuối tuần sau khi giảm trong đầu phiên, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới với Trung Quốc, nhưng vàng vẫn có tuần tồi tệ nhất trong hơn một tháng.
Vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.695,21 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa tăng 0,4% lên 1.700,9 USD/ounce. Hầu hết các thị trường Châu Âu và Châu Á đóng cửa nghỉ lễ Quốc tế Lao động. Tuy được coi là nơi trú ẩn an toàn khi bất ổn kinh tế và chính trị, vàng đã mất hơn 1% giá trị trong tuần qua khi nhiều nền kinh tế nới lỏng hạn chế.
Tổng thống Trump cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hiện có tầm quan trọng thứ yếu đối với đại dịch và ông đe dọa áp thuế quan mới với Bắc Kinh, khi chính quyền của ông đưa ra các biện pháp trả đũa đối với dịch bệnh.
Kim loại cơ bản sụt giảm
Giá đồng và các kim loại cơ bản khác giảm mạnh trong phiên qua do Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới với Trung Quốc và dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Châu Á bổ sung thêm sự bi quan về triển vọng nhu cầu kim loại.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa giảm 1,6% xuống 5.108 USD/tấn và có tuần giảm khoảng 0,7%.
Giá đồng giảm hơn 40% kể từ giữa tháng 1 tới giữa tháng 3, chạm mức thấp nhất 4 năm tại 4.371 USD/tấn do virus corona khiến ngành công nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên giá đã phục hồi một phần do sự gián đoạn nguồn cung bởi các lệnh phong tỏa và do Trung Quốc nới lỏng những hạn chế nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.
Trump cho biết ông lo ngại về vai trò của Trung Quốc trong nguồn gốc và sự lây lan của virus corona và đe dọa áp thuế quan mới với Bắc Kinh. Hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm xuống thấp nhất 11 năm trong tháng 4.
Số liệu kinh tế của Châu Á ảm đạm, xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 24,3% trong tháng 4 so với cùng tháng năm trước. Giá tiêu dùng tại Tokyo giảm và hoạt động sản xuất lao dốc làm dấy lên lo sợ nước này có thể trở lại giảm phát.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết kinh tế eurozone có thể không tăng trưởng trở lại mức năm ngoái cho tới cuối năm 2022.
Các nhà phân tích tại Refinitiv giảm 2,4% dự báo sản lượng đồng toàn cầu năm 2020 xuống 19,6 triệu tấn.
Nhôm LMG giảm 0,5% xuống 1.487 USD/tấn, kẽm giảm 1,4% xuống 1.912,5 USD/tấn, nickel giảm 2,1% xuống 11.935 USD, chì mất 0,2% xuống 1.631,50 USD.
Cao su giảm
Giá cao su tại Tokyo giảm trong phiên cuối tuần do chứng khoán trong nước giảm, trong khi một số nhà đầu tư đứng ngoài lề trước đợt nghỉ lễ kéo dài ở Nhật Bản.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Tokyo đóng cửa giảm 1,8 JPY xuống 148,8 JPY (1,39 USD)/kg. Hợp đồng này đã giảm 1,8% trong tuần, giảm tuần thứ 2 liên tiếp.
Sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa từ 1 tới 5/5.
Không có yếu tố cơ bản mới trong thị trường cao su và sàn giao dịch Tokyo đang theo dõi các yếu tố bên ngoài như chỉ số Nikkei. Doanh số bán ô tô của Nhật Bản tháng 4 giảm xuống thấp nhất 9 năm.
Đường cao nhất một tháng
Đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,6 US cent hay 5,8% lên 10,97 US cent/lb, cao nhất kể từ cuối tháng 3.
Giá năng lượng mạnh lên không khuyến khích các nhà máy mía Brazil tăng sản lượng đường. Đồng real của Brazil yếu cũng ảnh hưởng giảm giá, làm tăng giá trị xuất khẩu đường dưới dạng đồng nội tệ.
Một công ty đường và ethanol lớn của Brazil dự định tăng khối lượng mía để sản xuất đường hơn 10% do đồng real của Brazil yếu mang lại lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 15,1 USD hay 4,5% lên 351,3 USD/tấn.
Cà phê trái chiều
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 0,2 US cent hay 0,2% xuống 1,061 USD/lb, giá đã xuống thấp nhất trong gần 1,5 tháng trong phiên trước.
Cà phê arabica mất gần 12% giá trị trong tháng 4 do khả năng vụ thu hoạch lớn tại Brazil, cùng với đồng real của Brazil yếu.
Rabobank đã giảm dự báo cà phê arabica trong năm nay, do đồng real và đồng peso của Colombia yếu, rủi ro gián đoạn nguồn cung giảm và nhu cầu đang yếu đi.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 11 USD hay 0,9% xuống 1.205 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ cao nhất 9 tháng
Giá gạo tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cao nhất trong 9 tháng, bởi nhu cầu phục hồi từ các quốc gia Châu Phi ngay cả khi nguồn cung vẫn bị hạn chế do việc phong tỏa, trong khi hạn hán tại Thái Lan hỗ trợ giá.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán tại 378 - 383 USD/tấn trong tuần này, cao nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 8/2019, tăng từ 374 - 379 USD/tấn trong tuần trước.
Nhiều nhà xuất khẩu không thể ký các giao dịch mới do việc phong tỏa. Họ đang đối mặt với những vấn đề logistic và điều này khiến giá ở mức cao.
Các nhà buôn gạo đã nối lại việc ký hợp đồng xuất khẩu mới, sau gần 3 tuần do chính phủ áp dụng các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Tại Thái Lan, các thương nhân cho biết không có các giao dịch mới, nhưng hạn hán vẫn tiếp tục đã hạn chế nguồn cung và khiến giá tăng.
Gạo 5% tấm của Thái Lan chào bán ở mức cao 535 - 557 USD/tấn so với 530 - 556 USD/tấn một tuần trước.
Hạn hán tại Thái Lan bắt đầu từ tháng 11/2019 có thể kéo dài tới tháng 7/2020. Tuy nhiên, một số trận mưa tại các tỉnh trồng lúa gạo làm tăng hy vọng hạn hán sớm kết thúc.
Sản lượng vụ hè của Bangladesh có thể tăng 0,51% so với một năm trước, lên 19,5 triệu tấn, bất chấp lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động để thu hoạch trong bối cảnh phong tỏa toàn quốc.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 02/05
Thị trường ngày 24/4: Giá dầu tiếp tục leo dốc gần 20%, các hàng hóa khác cũng đồng loạt tăng cao Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục khởi sắc phiên thứ 2 liên tiếp nhờ giá dầu thô hồi phục và Hạ viện Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế trị giá gần 500 tỷ USD. Ảnh minh họa. Dầu tăng do sản lượng giảm nhanh Giá dầu thô tiếp tục hồi phục trong phiên giao dịch vừa qua...