Nhà Quốc hội sẽ đảm bảo đẹp, hiện đại, độc đáo
Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội cam kết tháng 10/2014 sẽ hoàn thành, bàn giao công trình để kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ có một trụ sở để họp, đảm bảo công năng, đảm bảo yêu cầu là một công trình hiện đại và độc đáo.
Cuối phiên chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 14/6, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) yêu cầu được báo cáo về tiến độ xây dựng Nhà Quốc hội. Bà Khánh tỏ ý sốt ruột vì 6 năm qua, từ khi Quốc hội khóa trước thông qua phương án xây dựng công trình, đến nay, Chính phủ mới chỉ có 1-2 báo cáo về việc triển khai. Nữ đại biểu Hà Nội nóng lòng muốn biết đến khi nào công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khái quát nhanh, ngay khi Quốc hội phê duyệt, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội. Công trình theo báo cáo mới nhất, đến nay đã cơ bản xong phần bê tông cốt thép.
Nhà Quốc hội chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân (ảnh chụp 1 năm trước, trong giai đoạn đổ bê tông sàn phòng họp chính).
Xác nhận tiến độ dự án như vậy là chậm, ông Phúc lý giải có nguyên nhân do thay đổi thiết kế, quá trình thi công “đụng” phải di tích khảo cổ về Hoàng thành Thăng Long tại số 18B Hoàng Diệu. Tuy nhiên, ông Phúc cũng “trấn an”: “Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội đã cam kết sẽ tổ chức thi công xong để đến tháng 10/2014, công trình sẽ hoàn tất và kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ có một trụ sở để họp, đảm bảo công năng, đảm bảo yêu cầu là một công trình hiện đại và độc đáo”.
Trưởng Ban chỉ đạo – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thông tin thêm về chất lượng của dự án. Cụ thể, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Hội đồng nhiệm thu nhà nước thực hiện nhiệm thu đối với công trình này.
Video đang HOT
Dù Nhà Quốc hội không phải dự án quan trọng quốc gia, Chính phủ vẫn thực hiện chế độ báo cáo thường niên việc triển khai với Quốc hội. Các báo cáo được thực hiện theo định kỳ hàng năm, gửi tới Quốc hội vào mỗi kỳ họp cuối năm. Như vậy, tháng 10 năm nay, Quốc hội sẽ nhận bản báo cáo chi tiết tiếp theo về tiến độ, chất lượng của dự án.
Xác nhận thời điểm hoàn thành như ông Phúc đề cập, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trước khi đưa vào sử dụng, Nhà Quốc hội sẽ được “chạy” thử, nghiệm thu, thử nghiệm, bảo đảm an toàn trước kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 năm sau.
“Dự án này thường xuyên được sự quan tâm của các lãnh đạo Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội thường xuyên giao ban với Ban chỉ đạo nhà nước, với chủ đầu tư, và thường xuyên có ý kiến chỉ đạo để dự án bảo đảm chất lượng, bảo đảm công năng, hiệu quả và đặc biệt là bảo đảm được vẻ đẹp về kiến trúc đối với một vị trí hết sức quan trọng là Trung tâm Chính trị Ba Đình.” – ông Hải khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hào hứng cho biết thêm, theo kế hoạch, tháng 7/2014 công trình sẽ được bàn giao để Quốc hội “chuyển nhà”, kịp cho kỳ họp thứ 8. Ngay sau khi đưa vào sử dụn Nhà Quốc hội cũng sẽ đón một sự kiện trọng đại vào quý I/2015 – Hội nghị IPO (Liên nghị viện thế giới) với 162 nước họp ở Việt Nam.
Ông Hùng cũng cho biết, kiểm toán nhà nước đã “song hành” cùng công trình ngay từ đầu để cùng đảm bảo các yêu cầu về an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả. Khi công trình hoàn thành cũng sẽ có báo cáo quyết toán gửi tới Quốc hội xem xét.
Theo Dantri
Hầm bí mật dưới Hoàng thành Thăng Long
Dưới lòng di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, ngoài hầm D67 là phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, còn một hầm bí mật khác sắp mở cửa đón khách - hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu.
Những năm 1965-1966 Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá miền Bắc, Bộ Tổng tham mưu lập kế hoạch bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại Thành cổ với ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm sẽ được sử dụng ở mức báo động 2. Căn hầm rộng nhất, được trang bị đầy đủ và hiện đại nhất là hầm D67 (nằm dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và nhà D67 dành cho Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương).
Ít được biết đến hơn là hầm gần khu làm việc của Cục Tác chiến. Mặc dù có quy mô nhỏ hẹp, đơn giản nhưng căn hầm này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Hầm có kết cấu nửa nổi nửa chìm bằng bê tông nguyên khối, với ba lớp nóc, trong đó có hai lớp bê tông và ở giữa là lớp cát có thể chịu đựng được bom tấn, tên lửa. Nội thất hầm tương đối hiện đại, đồng bộ với hệ thống tiêu đồ, thông tin liên lạc, còi báo động, loa phóng thanh thông báo về máy bay địch.
Lối xuống hầm Tác chiến. Ảnh: An ninh thủ đô.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Phó cục trưởng Cục Tác chiến, người từng làm việc trong căn hầm từ những năm 1968 kể, lúc bấy giờ, nhiệm vụ thiết kế, xây dựng nhà, hầm được giao cho Bộ Tư lệnh Công binh. Một số bộ phận như máy thông hơi, lọc khí, cửa sắt, điện đài, loa truyền thanh... được nhập từ Liên Xô. Khoảng 300 cán bộ, chiến sĩ từ nhiều trung đoàn chuyên môn được huy động đào, xây hầm từ cuối năm 1965 đến giữa năm 1966 thì đưa vào hoạt động. Để giữ bí mật, Bộ Tư lệnh Công binh đã được lệnh phá sập toàn bộ tầng 2 tòa nhà Cục Tác chiến để ngụy trang, che mắt máy bay do thám của địch.
Dưới đống đổ nát hoang tàn đó, các cơ quan, đơn vị vẫn âm thầm hoạt động, đảm bảo hoàn toàn bí mật.Với vai trò là nơi đầu tiên tiếp nhận thông tin quân sự, kíp trực ban dưới hầm chỉ huy tác chiến, Bộ Tổng tham mưu, có nhiệm vụ đưa ra những phương án tác chiến bảo vệ miền Bắc, thủ đô Hà Nội, đưa ra những đề nghị xử lý tình huống tác chiến trên các chiến trường B, C, K khi đó. Do phải đảm bảo bí mật, chỉ có 3 người trong kíp trực ban mỗi ngày cùng với các tiêu đồ viên, một liên lạc viên (lo việc truyền tin, cấp dưỡng) cùng các chỉ huy cấp cao mới được phép vào hầm. Khi có tình hình khẩn cấp mới tăng cường thêm người trong kíp trực.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh nhớ lại: "Từ năm 1965 đến 1973, Mỹ thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Cuối năm 1972, nhiều tin tức tình báo quân sự cho thấy, Mỹ đang tập trung lực lượng quân sự không quân và hải quân để thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Tình hình ngày càng căng thẳng, cán bộ Cục Tác chiến được yêu cầu trực 24/24h dưới hầm. Ngày 18/12/1972, đồng chí Phùng Thế Tài sau khi đón đồng chí Lê Đức Thọ từ Paris trở về có dặn tôi: "Hội nghị bế tắc, ta phải cảnh giác cao độ. Cậu phải ở lỳ dưới đây mà trực".
4 phòng nhỏ này là nơi liên lạc với các chiến trường. Ảnh: An ninh thủ đô.
Tối 18/12/1972, nhận được thông tin B52 đã cất cánh từ Guam, Utapao (Thái Lan), nhiều tốp bay dọc sông Me Kong lên phía bắc, các lực lượng chiến đấu sẵn sàng. "Vào cấp 1 xong, tôi đã điện thoại báo cáo đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng. Lúc này, nhận thấy thời gian cấp bách, sợ bị động trước cuộc tấn công bất ngờ, tôi liều xin phép được bấm nút báo động phòng không trước quy định vì tình hình diễn biến quá nhanh. Được sự đồng ý của đồng chí Văn Tiến Dũng, tôi đã bấm nút báo động máy bay địch ném bom trước thời hạn 5 phút. Tiếng còi báo động vang lên trên nóc tòa nhà Quốc hội rồi từ từ lan ra toàn thành phố. Trong hầm, điện thoại liên tục đổ chuông. Cả kíp trực ban gồm ba người chúng tôi chỉ kịp nhấc máy và trả lời cùng một câu: "Yêu cầu đồng chí xuống ngay hầm phòng không", tướng Ninh nhớ lại.
Tướng Ninh kể tiếp, 19h45 hàng đoàn pháo đài bay B-52 bắt đầu trút bom xuống Hà Nội và các vùng phụ cận, cả Hà Nội rung chuyển trong tiếng bom, căn hầm cũng nhiều lần chao đảo. Lưới lửa phòng không giăng sáng rực cả bầu trời. Thông tin chỉ huy và báo cáo tình hình được truyền đi liên tục. Mọi người vẫn thấp thỏm lo âu vì chưa nhận được bất cứ tin tức gì về những chiếc B-52. 20h13, những người lính trên đài quan sát ở Kỳ Đài trong Hoàng thành hò reo "máy bay bị bắn rơi phía Đông Anh, cháy rất lớn". 3 phút sau, thông tin báo về Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không Không quân, một máy bay B52 đã bị bắn rơi tại Phù Lỗ.
Câu chuyện của thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh nói trên chỉ là một trong vô vàn những kỷ niệm, sự kiện đáng nhớ gắn với hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu. Căn hầm được sử dụng cho đến năm 1975. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, căn hầm cùng bao chiến tích lịch sử đã trở thành di tích. Mới đây, với nỗ lực bảo tồn những di tích cách mạng kháng chiến, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã lên kế hoạch nghiên cứu, phục dựng căn hầm.
Các ổ điện cùng hệ thống lọc khí của hầm. Ảnh: An ninh thủ đô.
Lần đầu tiên, sau mấy chục năm căn hầm được mở cửa, những trang thiết bị đa phần đã hỏng hóc, hệ thống lọc gió, làm mát đã không còn hoạt động, đường điện bị cắt... Các cán bộ của Trung tâm đã tìm hiểu, nghiên cứu những tư liệu cũ, gặp mặt cán bộ chiến sĩ năm xưa từng làm việc tại đây, dần dần làm sống lại căn hầm khi xưa với trọn vẹn tầm quan trọng lịch sử. Từ chiếc điện thoại số 1 chỉ dùng để nghe điện từ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tới nút nhấn chuông báo động trên nóc tòa nhà Quốc hội hay hệ thống điện đàm, vô tuyến điện, loa phóng thanh, tiêu đồ đều đang được cẩn trọng phục dựng.
Ông Trần Việt Anh, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long cho biết, nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (tháng 12/2012), căn hầm sẽ mở cửa đón khách tham quan. Thông qua di sản này người dân và du khách quốc tế hiểu thêm về lịch sử dân tộc Việt Nam.
Theo vietbao
Hoàng thành Thăng Long dùng hình tượng Việt Nam quên chủ quyền Một vườn cây thể hiện hình bản đồ Việt Nam tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long bỏ quên Hoàng Sa, Trường Sa. Ngoài ra, còn nhiều đơn vị khác cũng sử dụng hình vẽ bản đồ Việt Nam mà quên thể hiện hai quần đảo chủ quyền của đất nước... Ngay tại lối vào chính của khu di tích Hoàng thành...