Nhà Phú Mỹ Hưng vẫn “sốt”
Dù thời gian qua có nhiều thông tin gây bất lợi đến thị trường bất động sản khu Nam Sài Gòn nhưng thực tế giao dịch thị trường cho thấy nhà ở tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng vẫn đang có thanh khoản tốt, giao dịch mạnh và các dự án mới đều đắt khách.
Giao dịch lớn gần đây nhất ở thị trường này là đợt mở bán thứ 2 của dự án căn hộ Riverpark Premier do công ty Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư diễn ra vào ngày 10/9. Đây cũng là đợt công bố cuối cùng của dự án này, bao gồm 107 căn hộ của tòa nhà C. Chỉ trong vòng 1 buổi, 98% số căn hộ trên đã có khách hàng đặt cọc giữ chỗ quyền mua.
Trước đó hơn 1 tháng, ở đợt công bố lần 1, cũng chỉ trong vòng 1 buổi sáng đã có 99% số căn hộ chào bán được tiêu thụ. Như vậy, sau gần 2 tháng chính thức giới thiệu dự án ra thị trường, hơn 98% trên tổng số 268 căn hộ của toàn dự án Riverpark Premier đã có chủ. Giao dịch lớn với tỷ lệ thành công rất cao trong thời gian ngắn như trên cho thấy nhà ở tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng vẫn đang rất “sốt”.
Điều đáng nói là không phải khách hàng nào cũng có thể đặt mua căn hộ tại dự ánRiverpark Premier. Để tham dự rút thăm quyền ưu tiên chọn căn hộ ưng ý, mỗi khách hàng phải có thư đề nghị mua kèm theo hồ sơ thông tin cá nhân gửi đến chủ đầu tư. Qua các bước tìm hiểu, xét duyệt, chủ đầu tư mới quyết định gửi thư mời chủ nhân các hồ sơ đạt tham dự buổi rút thăm.
Dù có hơi nhiêu khê như vậy, nhưng vẫn có rất đông khách đăng ký tham dự và dự án nhanh chóng bán hết chỉ sau 2 buổi mở bán cho thấy “sức hút” của Riverpark Premier nói riêng và nhà ở tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng nói chung.
Ghi nhận thực tế tại hiện trường công bố mở bán dự án Riverpark Premier đợt 2 cho thấy có khoảng 250 nhóm khách hàng được mời đến tham dự sự kiện trong 480 khách gửi hồ sơ đề nghị mua để lựa chọn 107 căn hộ trong đợt này. Trong đó, có 28% khách hàng là người đã lỡ dịp mua trong đợt 1 quay lại, 24% khách hàng là người nước ngoài. Do nhu cầu mua cao gấp 2 số lượng căn hộ bán ra nên trong đợt này chủ đầu tư tiếp tục dùng phương thức rút thăm tiếp tục được áp dụng.
Sau đây là những hình ảnh khách hàng phải bốc thăm may mắn mới được mua những căn hộ cao cấp trị giá từ 6 – 20 tỷ đồng/căn tại Phú Mỹ Hưng trong ngày 10/9:
Hơn 250 nhóm khách đến chọn mua 107 căn hộ tòa nhà C được công bố
Do nhu cầu mua cao gấp 2 số lượng căn hộ bán ra nên trong đợt này chủ đầu tư tiếp tục dùng phương thức rút thăm tiếp tục được áp dụng
Video đang HOT
Nhiều khách hàng đến sớm để bỏ phiếu rút thăm với hy vọng phiếu của mình sẽ được bốc trúng sớm
Chỉ trong 1 buổi, 98% số căn hộ chào bán đã có chủ
Trong giai đoạn thị trường đang có dấu hiệu “bội cung” căn hộ cao cấp thì có thể nói con số tiêu thụ của Riverpark Premier là 1 hiện tượng của làng bất động sản, chứng tỏ sức hút rất lớn của khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Bởi với mức giá từ 6 – 20 tỷ đồng/căn thì phân khúc khách hàng này đều là những người có đủ trình độ và am hiểu để đánh giá đúng giá trị sản phẩm mà họ mua chứ không thuộc dạng đầu tư theo phong trào.
Theo nhiều khách hàng, thực tế, tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay, duy nhất Phú Mỹ Hưng là khu đô thị được quy hoạch bài bản và phát triển theo đúng quy hoạch đặt ra nên họ an tâm đối với những cam kết của chủ đầu tư về chất lượng cuộc sống trong khu dân cư cao cấp sắp thành hình này.
Theo Phú Mỹ Hưng, thời gian tới, khu Nam Viên sẽ là tâm điểm mà chủ đầu tư đẩy mạnh việc đầu tư phát triển cả về cơ sở hạ tầng kỹ thuận lẫn xã hội. Đây là bước đệm trước khi doanh nghiệp đưa ra thị trường các dự án mà theo đánh giá ban đầu sẽ là những công trình tạo dấu ấn đặc biệt cho khu dân cư phía Nam của đô thị này.
Dung – Phương
Theo Dantri
TP.HCM: Thị trường BĐS bất ngờ chuyển hướng
Những tháng đầu năm 2016 thị trường BĐS TP.HCM bất ngờ chuyển hướng sang hẳn phân khúc cao cấp, nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của thị trường vốn mà cụ thể là việc sửa đổi Thông tư 36 của NHNN.
Bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn
Báo cáo mới nhất về thị trường BĐS của HoREA cho thấy cái nhìn toàn cục khá lạc quan. Tuy nhiên, cũng xuất hiện những lo lắng không thể xem nhẹ.
Thị trường BĐS 5 tháng đầu năm 2016 có dấu hiệu chững lại, bên cạnh đó còn xuất hiện những yếu tố đe dọa sự phát triển bền vững, ổn định. Chẳng hạn, dấu hiệu lệch pha sang phân khúc BĐS cao cấp trong khi thiếu sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ có 1-2 phòng ngủ, có giá bán vừa túi tiền; có sự gia tăng rất lớn các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, mua đi bán lại...
Thị trường bất động sản tại TP.HCM bất ngờ chuyển hướng sang hẳn phân khúc cao cấp
Nhìn xuyên suốt các báo cáo thị trường BĐS của HoREA, liên tiếp trong quý đầu năm 2016, ghi nhận một sự chững lại của thị trường và xu hướng này kéo dài qua nhiều tháng.
Nhận định về thị trường TP.HCM những tháng cuối năm 2016, HoREA cho rằng sẽ nhỉnh hơn 5 tháng đầu năm, nhưng toàn cục cả năm 2016 thị trường BĐS vẫn có xu thế chững lại và vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn.
Giải thích cho sự chuyển hướng bất ngờ của thị trường BĐS TP.HCM những tháng đầu năm 2016, một số chuyên gia cho rằng, việc này bắt nguồn chủ yếu từ sự biến động của thị trường vốn mà cụ thể là việc sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như bùng nổ sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng, nhưng nguyên nhân này chỉ là thứ yếu.
Tháng 1.2016, NHNN đã công bố dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài.
Tại thời điểm công bố dự thảo, các tổ chức tín dụng có thể sử dụng 60% vốn huy động ngắn hạn chuyển sang cho vay trung và dài hạn (theo Thông tư 36). Theo dự thảo công bố của NHNN, tỉ lệ này sẽ bị hạ xuống còn 40%.
Trong khi đó, số liệu thực tế do HoREA cung cấp, tại thời điểm công bố dự thảo, tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã vượt mức 36%, chỉ còn chưa đến 4% là hết room. Điều này đồng nghĩa các tổ chức tín dụng sẽ không còn vốn để bơm cho thị trường BĐS. Chính vì vậy, toàn thị trường bị "sốc" trong một thời gian dài.
Mãi đến tháng 5.2016, Thông tư 06 thay thế Thông tư 36 mới ấn định tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 50%. Trong 6 tháng đầu năm 2016, thị trường BĐS có 4 tháng ở trong tình trạng án binh để chờ chính sách mới, điều này giải thích vì sao 6 tháng đầu năm thị trường đột ngột chững lại.
Dấu hiệu tụt dốc
Theo Savills Việt Nam, trong quý I/2016, TP.HCM có gần 7.500 căn hộ đến từ 20 khu nhà được mở bán, nâng tổng nguồn cung của toàn thị trường lên mức 37.500 căn (dự báo tổng nguồn cung của thị trường BĐS TP.HCM trong năm 2016 khoảng 60.000 căn).
Nguồn cung hiện nay tuy đã giảm 1% so với quý trước nhưng tăng 82% so với cùng kỳ năm 2015. Theo báo cáo của Savills, phân khúc trung bình và giá rẻ ghi nhận lượng giao dịch tốt nhất thị trường khi sức mua đã tăng thêm 8% trong quý I/2016. Đây là phân khúc duy nhất có sự tăng trưởng về giao dịch trong đầu năm 2016.
Số liệu giao dịch thành công thật trên thị trường BĐS cũng là một ẩn số, phần nhiều các đơn vị nghiên cứu thị trường tổng hợp căn cứ trên số liệu công bố của các doanh nghiệp, còn các doanh nghiệp có công bố con số thật hay không thì chỉ có trời mới biết.
Vì vậy, số liệu giao dịch thành công của các đơn vị nghiên cứu thị trường rất khác biệt. Số liệu giao dịch thành công theo báo cáo của Savills bị chênh khá nhiều so với số liệu của HoREA. Cụ thể, trong quý I/2016 đã có 6.400 căn hộ giao dịch thành công, giảm 17% so với quý trước.
Đáng chú ý, tỉ lệ hấp thụ của toàn thị trường cũng chỉ ở mức 16%, giảm 3% so với quý trước. Trong khi đó, HoREA cung cấp một con số lớn hơn nhiều là 9.000 căn.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Châu cho rằng, không bất ngờ với những diễn biến của thị trường, điều này đã được dự báo từ cuối 2015. Nửa cuối năm 2014 và 2015 thị trường BĐS TP.HCM chạy rất tốt đã kích hoạt làn sóng chạy đua phát triển dự án BĐS.
Chỉ tính riêng khoảng 10 doanh nghiệp BĐS hàng đầu hiện nay có tổng giá trị hàng hóa đưa ra thị trường trong 2 năm 2016-2017 là khoảng 200.000 tỉ đồng, tương đương 10 tỉ USD. Đây là lượng hàng hóa BĐS cực lớn mà trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thị trường không thể thẩm thấu hết số hàng hóa này.
Điều đáng nói, phần lớn số hàng hóa BĐS hiện nay là phân khúc cao cấp, giá bán trên 30 triệu đồng/m2. Thời gian tới, khi nguồn cung quá nhiều bắt buộc các chủ đầu tư phải cạnh tranh khốc liệt để bán hàng.
Theo một chuyên gia khác, các chỉ số từ thị trường vốn hiện nay cũng không thể gọi là hỗ trợ tốt cho thị trường BĐS. Thông tư 06 đã lộ diện, giới đầu tư đã có thể thở phào phần nào nhưng nhìn vào các chỉ số vĩ mô thì khó có thể nói là lạc quan. Tính đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS đạt 393.000 tỉ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2014...
Năm 2015, Ủy ban Giám sát tài chính, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần lên tiếng lưu ý việc này... Tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn trước đây là 60%, hiện nay là 50%, theo báo cáo của HoREA cũng đã tiệm cận ngưỡng 40%, room huy động từ kênh này không còn thênh thang. Khi thị trường vốn không thể làm tốt vai trò hỗ trợ thì thị trường BĐS sẽ khó khăn ngay lập tức.
ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
Theo Phapluat
Đầu tư nhà giá thấp, không lo ế hàng Dù đang có phần "lép vế" so với phân khúc căn hộ cao cấp, song căn hộ giá thấp và trung bình lúc nào cũng có chỗ đứng trên thị trường, bởi nhu cầu đối với phân khúc này lúc nào cũng có. Các dự án nhà ở giá thấp và trung bình luôn có chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: Lê Toàn...