Nhà phố “ngập” cây xanh tách mình khỏi phố thị xô bồ ở TP. Hồ Chí Minh
Dù nằm giữa phố thị đông đúc, ồn ào song căn nhà ở TP. Hồ Chí Minh vẫn tạo ra không gian sống xanh, hòa mình với thiên nhiên cho các thành viên trong gia đình.
Ngôi nhà có tên là Tân Phú House nằm tại một khu dân cư sầm uất ở TP. Hồ Chí Minh. Theo các KTS, gia chủ mong muốn tạo ra một không gian sống xanh, hòa mình với thiên nhiên và khắc phục được những hạn chế của những ngôi nhà phố bí bách cũng như không khí ô nhiễm, tiến ồn ở các đô thị lớn.
Để làm được điều này, các KTS đã thiết kế lớp mặt tiền ngôi nhà là hệ thống cây xanh. Ngoài ra thay vì lớp bê tông bí bách, thiết kế lớp lam chắn ở mặt tiền đóng vai trò quan trọng trong việc mang ánh sáng, tạo sự thông thoáng vào từng ngóc ngách trong không gian nhà.
Các KTS đã quan sát thói quen hoạt động của các thành viên trong ngôi nhà cũ và xem xét điều kiện vốn có của ngôi nhà, sau đó quyết định sử dụng cây xanh bao phủ toàn bộ mặt tiền để hạn chế bụi, ô nhiễm đồng thời kiểm soát cường độ ánh sáng đi vào nhà mỗi ngày.
Các khoảng không gian mở – đóng đan xen được thiết kế sao cho tất cả đều liên kết với nhau, phù hợp với gia đình nhiều thế hệ. Không còn cảnh ai ở phòng người nấy đầy xa cách, thay vào đó, ngôi nhà mang đến sự gắn kết tuyệt vời cho tất cả các thành viên.
“Chúng tôi chú trọng vào ba khoảng thông tầng lệch nhau để bố trí sự liên kết toàn bộ các không gian trong nhà, sao cho phù hợp với gia đình Châu Á truyền thống gồm nhiều thế hệ. Các không gian công cộng được mở rộng từ các không gian riêng tư ở từng tầng, nhằm tạo nên sự kết nối giữa các thành viên”, đơn vị thiết kế cho biết.
Căn bếp thiết kế mở tạo ra sự chuyển tiếp giữa không gian trong và ngoài. Từ bếp, mọi người vừa nấu ăn, vừa có thể quan sát, trò chuyện với các thành viên còn lại. Đây cũng là nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trong nhà.
Không gian học tập của hai bạn nhỏ là phần mở rộng của phòng ngủ – nơi cha mẹ có thể dễ dàng chăm sóc, quan sát các con.
Phía sau phòng ngủ của cha mẹ là một khoảng sân được sử dụng để giặt ủi và xây nhà vệ sinh.
Tầng thượng bao gồm một phòng thờ, một mái hiên và vườn rau của gia đình.
“Chúng tôi tập trung quan sát về việc sử dụng không gian ở trong hơn là thể hiện hình thức bên ngoài. Tức là ngôi nhà phải đáp ứng tốt nhu cầu của các thành viên trong gia đình”, đại diện KTS thiết kế ngôi nhà nhấn mạnh.
Ánh sáng tự nhiên ngập tràn khắp không gian nhà
Cán bộ ở TP.HCM không được đi nước ngoài trong đại dịch Covid-19
Cán bộ, công chức TP.HCM được yêu cầu không đi nước ngoài trong thời điểm điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, kể cả những trường hợp được duyệt từ trước khi có dịch.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết các cán bộ, công chức ở TP.HCM được yêu cầu hạn chế đi nước ngoài để tập trung chống dịch - Ảnh: Ngọc Dương
Tất cả cán bộ, công chức không được đi nước ngoài
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết để tập trung chống dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã yêu cầu tất cả cán bộ, công chức, viên chức của thành phố không được đi nước ngoài, kể cả những trường hợp đã được UBND TP.HCM duyệt trước khi có dịch. Đối với những trường hợp đặc biết, thật sự cần thiết phải có ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM.
"Việc này không chỉ bảo vệ cho bản thân, gia đình, cộng đồng mà còn thể hiện trách nhiệm của người lãnh đạo, cán bộ, công chức và đảng viên trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 của cả nước", ông Tuyến nhấn mạnh.
Toàn thế giới có hơn 125.000 ca nhiễm Covid-19, WHO chính thức tuyên bố đại dịch
Chuyển sang họp trực tuyến
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, TP.HCM yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện hạn chế các cuộc hội họp đông người, giảm các cuộc họp không cần thiết. Đối với những cuộc họp cần thiết phải tổ chức thì đẩy mạnh chuyển sang họp trực tuyến. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng giao Sở TT-TT kết nối trực tuyến một số cuộc họp của UBND TP.HCM qua Trung tâm Báo chí TP.HCM để phóng viên các báo đài T.Ư và TP đến tác nghiệp, hạn chế đến điểm họp.
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND Q.4 - Ảnh: Sỹ Đông
Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM, cho biết hình thức họp trực tuyến được TP.HCM và Sở áp dụng từ nhiều năm qua và phát huy nhiều tác dụng, giúp cho lãnh đạo các địa phương cách xa trung tâm TP.HCM không phải tốn thời gian đi lại. Bên cạnh đó, các hội nghị phổ biến, hướng dẫn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng được áp dụng hình thức họp này. Một số quận, huyện cũng đã áp dụng họp trực tuyến với các phường, xã trực thuộc như Q.Bình Tân, H.Củ Chi và H.Nhà Bè.
Từ khi diễn ra dịch bệnh Covid-19 đến nay, Sở đã áp dụng hình thức họp này nhiều hơn để hạn chế tiếp xúc. Trong thời gian tới, hình thức này sẽ tiếp tục được áp dụng với phạm vi rộng hơn.
"TP.HCM đã đầu tư một hệ thống họp trực tuyến dùng chung cho các sở, ban, ngành và quận, huyện bao gồm 45 điểm cầu cố định và một số điểm cầu di động chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc họp trực tuyến của lãnh đạo TP.HCM và đơn vị", bà Trinh cho hay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết cải cách các dịch vụ công theo hướng trực tuyến chính là biểu hiện thực chất, góp phần phòng, chống dịch trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh. Ý nghĩa của cải cách dịch vụ công trực tuyến càng thiết thực cho người dân, đem lại tiện lợi, sự minh bạch, công khai trong quá trình cải cách thủ tục hành chính.
Theo Thanh niên
Đắk Lắk: Một người nước ngoài tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 đã đến nhiều nơi Sở Y tế Đắk Lắk vừa thông tin về một người nước ngoài sau khi tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 đã đến làm việc tại tỉnh này và một số địa phương khác. Người dân vùng sâu ở Đắk Lắk sát khuẩn phòng dịch khi vào làm việc tại trụ sở xã - Ảnh: Thế Hùng Ngày 12.3, Sở Y tế...