Nhà phố – biệt thự vùng lân cận Tp.HCM còn là kênh bỏ tiền an toàn?
Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho rằng, bất động sản là những sản phẩm có giá trị lớn. Do vậy, cần xem xét tất cả, từ dự án, sản phẩm đến hiệu quả khai thác.
Trong lúc thị trường biến động, bỏ tiền vào phân khúc nào để an toàn dòng tiền cũng là điều rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Ngoài các yếu tố “nhất vị – nhị giá”, giới đầu tư BĐS cho rằng cần chọn đúng thời điểm để xuống tiền mua BĐS, nhất là loại hình nhà phố, biệt thự biệt lập. Đây cũng chính là phân khúc có biên lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư những năm qua.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh thị trường Tp.HCM khan hiếm nguồn cung nhà phố, biệt thự thì các thị trường lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai lại phát triển khá sôi động trong khoảng 3 năm trở lại đây.
Hiện tại, ở Bình Dương, nguồn cung nhà phố, biệt thự đang bổ trợ rất lớn cho thị trường nhà ở Tp.HCM. Trong đó, các dự án có khoảng giá từ 4-7 tỉ đồng/căn có mức độ quan tâm khá tốt. Ngưỡng giá này chỉ bằng 2/3 hoặc một nửa so với nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM. Chẳng hạn, tại khu vực đường Trịnh Công Sơn (Tân Phước Khánh 10 cũ) có khu biệt lập The Standard của An Gia đang chào bán các căn villa giá từ 22 triệu đồng/m2 diện tích sử dụng, đang gây chú ý thị trường thời gian gần đây.
Tại Đồng Nai, phân khu River Park 2 tại dự án Aqua City đang chào mức giá thấp nhất là khoảng 8 tỉ đồng/căn nhà phố. Trong khi nhà phố dự án Izumi City cũng dao động từ 7-8 tỉ đồng/căn. Nhà phố tại Swanbay La Maison có giá từ 5-7 tỉ đồng/căn…
Trong khi tại thị trường Long An, sản phẩm nhà phố, biệt thự tại dự án The Sol City của Thắng Lợi Group có giá trên dưới 4 tỉ đồng/căn; tại dự án Waterpoint của Nam Long Group, các căn nhà phố tầm trung có giá dao động 5-6 tỉ đồng/căn… Các dự án này được nhà đầu tư Tp.HCM quan tâm do giá còn ở ngưỡng mềm so với nhà phố, biệt thự tại trung tâm TP. Đồng nghĩa với biên lợi nhuận đầu tư còn cao. Dự báo mức giá này còn sẽ tiếp tục tăng trên thị trường thứ cấp.
Trong khi đó, khảo sát nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM cho thấy, mức giá liên tục thiết lập kỷ lục mới. Trong giai đoạn 2016 – nay, giá nhà phố liền thổ Tp.HCM tăng trung bình 2,5-3 lần. Chẳng hạn, căn nhà 112m2 tại Q.3 có giá 9 tỷ đồng năm 2016 nay 27 tỷ; nhà 42m2 ở Q.10 có giá 2,3 tỷ năm 2016, hiện nay là 6 tỷ…
Ông Phan Vi, Chuyên môi giới Nhà phố Tp.HCM cho rằng, nói về thị trường nhà phố, phân khúc nhà riêng lẻ hay biệt thự tại Tp.HCM, luôn có nhu cầu từ thị trường. Tuy nhiên, khi so về giá sau dịch Covid19, hầu như người mua cân nhắc khá kỹ tính, do một phần tâm lý sau dịch chắc giá sẽ giảm. Nhưng thực tế giá nhà không giảm mà có phần tăng cao đột biến khá bất ngờ (có thể nói là ngáo giá) vì tâm lý người muốn bán được giá cao để bù lại khoản thâm hụt vì dịch cũng như lạm phát. Một số nhà của đầu tư muốn đẩy hàng nên có giá mềm hơn nhưng thực ra vẫn là giá thị trường.
Video đang HOT
Còn theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, giá bất động sản liền thổ tại Tp.HCM tăng mạnh, các dự án mới xác lập mức giá kỷ lục. Có dự án nhà phố, biệt thự chạm mốc 200-400 triệu mỗi m2, đặc biệt có những sản phẩm biệt thự lên đến 700 tỷ đồng mỗi căn, tạo ra mức giá mới trên thị trường nhà liền thổ Tp.HCM.
Vị chuyên gia này cho rằng, ở khu vực Bình Dương, các dự án nhà phố khi còn giá từ 5-7 tỉ đồng/căn là khá phù hợp với nhu cầu thị trường, không quá cao cũng không quá thấp. Đặc biệt, những dự án nhà nằm trong khu biệt lập có an ninh, dịch vụ hỗ trợ sẽ là những sản phẩm được cả NĐT lẫn người dân địa phương tìm kiếm mạnh, mức độ tăng giá sẽ khá tốt.
“Thực tế nhu cầu về phân khúc BĐS liền thổ tại Bình Dương luôn ở mức cao. Theo đó, việc các CĐT phát triển nhóm sản phẩm nhà phố tại khu vực này vẫn đạt hiệu quả tốt trong những năm qua. Mặc dù, cản trở tại Bình Dương là việc di chuyển từ Tp.HCM về đó sinh sống nhưng nhóm nhà phố liên kế, nhà phố thương mại có mức giá dao động từ 5-7 tỉ đồng/căn lại được thị trường khá quan tâm”, ông Kiệt nhấn mạnh.
Theo chuyên gia CBRE, mặc dù quỹ đất tại Bình Dương còn dồi dào so với Tp.HCM nhưng BĐS liền thổ (gồm đất nền, nhà phố, biệt thự) vẫn là nhóm sản phẩm về lâu dài càng hạn chế quỹ đất. Nếu dự án nằm ở khu vực phù hợp, kết nối giao thông thuận tiện, tiện ích nội – ngoại khu đảm bảo thì chắc chắn tốc độ tăng giá sẽ rất tốt.
Còn theo ông Lê Quốc Kiên, Nhà đầu tư bất động sản kì cựu, nhu cầu mua nhà phố liền thổ tại Tp.HCM luôn cao với những người có nhu cầu: để ở, tích lũy tài sản an toàn, có thể kinh doanh tạo dòng tiền, cần thanh khoản nhanh, và cần đòn bẩy ngân hàng tốt. Nếu không có có ít nhất 3/5 tiêu chí trên, nhà đầu tư trong 3 năm nay có khuynh hướng dời ra xa ở vùng ven để thu được lợi nhuận tốt hơn.
Theo các chuyên gia trong ngành, nhà phố, biệt thự lân cận Tp.HCM còn biên lợi nhuận cao do giá còn ngưỡng mềm hơn Tp.HCM
Ông David Jackson – Tổng giám đốc Colliers tại Việt Nam đánh giá, nhà phố, biệt thự biệt lập là phân khúc có tiềm năng sinh lời tốt trong dài hạn, nếu nhà đầu tư nắm bắt đúng thời cơ. Một trong những lý do là quỹ đất khan hiếm, nguồn cung phân khúc này ngày càng hạn hẹp nên sẽ có xu hướng tăng giá đáng kể theo thời gian. Cụ thể, quý đầu tiên của năm 2022, Colliers nhận thấy đa phần nguồn cung đến từ những dự án còn dang dở trước đó.
Hơn nữa, với nhiều người Việt, nhà phố và biệt thự biệt lập được coi là tài sản sở hữu lâu dài, có thể truyền cho con cháu. Do đó, dù chi phí đầu tư lớn, giá chuyển nhượng cao nhưng vẫn được quan tâm.
Tuy nhiên, theo ông David Jackson, vì nhà phố và biệt thự là khoản đầu tư lớn nên nhà đầu tư cần đánh giá nhiều khía cạnh để đảm bảo giá trị sinh lời dài hạn trước khi ra quyết định. Cụ thể, nhà đầu tư cần xác định mục đích mua để sử dụng hay kiếm lời, hay cả hai. Đồng thời, cần cân nhắc khả năng chi trả, tính thanh khoản của dự án, khả năng sinh lời ổn định và rủi ro đầu tư. Không những thế, cần nghiên cứu kỹ lưỡng thương hiệu dự án, uy tín chủ đầu tư, tiến độ pháp lý, các không gian công cộng như tiện ích và mảng xanh.
Ngoài ra, nên có tầm nhìn dài hạn đến hạ tầng giao thông và khả năng tiếp cận dịch vụ thiết yếu. Đương nhiên, kỳ vọng lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa nhà đầu tư phải xác định rằng mức độ rủi ro cũng không ít. Vậy nên, việc tìm hiểu uy tín của chủ đầu tư cũng như các yếu tố liên quan về pháp lý, quy hoạch hay ngân hàng bảo lãnh là đặc biệt quan trọng.
Tình cảnh đối nghịch trên thị trường bất động sản
Sau "sốt đất", tình cảnh đối nghịch đã diễn ra trên thị trường bất động sản, thực trạng cắt lỗ đã xảy trong thời gian gần đây đến từ nhiều lý do khác nhau.
Tuy nhiên, những nhà đầu tư có tiềm lực lại cho đây là cơ hội mua được giá tốt.
Nhà đầu tư mong rút vốn khỏi thị trường
Bước sang đầu năm 2022, tại nhiều khu vực thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chững. Theo đó, sốt đất hạ nhiệt đã xuất hiện hiện tượng nhiều người bán nhưng không tìm được đầu ra của sản phẩm. Theo đó, nhiều người tỏ ra lo lắng nếu không bán nhanh, nếu thị trường xấu hơn nữa sẽ dẫn tới việc "chôn" vốn nhiều năm, thậm chí là lỗ sâu.
Theo anh Nguyễn Hoàn, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, đầu năm 2021 thấy thị trường bất động sản "nóng" anh đã không ngần ngại vay tiền để mua một lô đất tại Bắc Giang. "Từ năm 2021, thấy bạn bè tôi kéo nhau về Bắc Giang mua đất, nghe nói thời điểm đó thị trường không có hàng để bán, cứ ra lô nào là hết ngay lô đấy. Chỉ trong vài ngày tôi đã chốt mua lô đất rộng 150m2, với giá 22 triệu đồng/m2, tổng 3,3 tỷ đồng, trong đó, khoảng 2 tỷ đồng là tôi đi vay", anh Hoàn nói.
Đến đầu năm 2022, thấy môi giới tại khu vực này tiếp tục đồn thổi "sốt đất", vì cũng đang cần tiền nên anh tranh thủ "ăn theo" bán lô đất đang nắm giữ. Nhưng rao bán suốt 4 tháng chỉ có 2 người thiện chí đến tận nơi xem đất, còn lại người ta chỉ hỏi để biết giá mà không có nhu cầu mua thực. Mà muốn bán cho người có nhu cầu thực thì đều bị "chê" giá cao.
"Trước khi rao bán tôi có tham khảo người môi giới bán mảnh đất này, họ định giá mảnh đất của tôi phải được 27 triệu đồng/m2, còn nói thêm nên giữ lại vì sẽ tăng giá tiếp. Nhưng rao bán mãi không thấy ai mua mà tôi đang cần tiền. Cuối cùng, đầu tư hơn 1 năm lời lãi chưa thấy đâu nhưng mỗi tháng tôi phải lo mấy chục triệu đồng mỗi tháng để trả ngân hàng. Thấy thị trường sang năm nay cũng chững hơn nên tôi đành bán 2,8 tỷ đồng, lỗ nửa tỷ đồng", anh Hoàn than thở.
Thực tế, nhiều môi giới cũng đã thừa nhận việc không ít nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính quá lớn, tâm lý không vững vàng, cần tiền gấp hay mục đích chỉ muốn lướt sóng kiếm lời nhanh đến khi thị trường có dấu hiệu chững đây là nhóm đối tượng muốn "tháo chạy" đầu tiên.
Nhà đầu tư chờ bắt đáy sau "sốt đất"
Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản hạ nhiệt lại trở thành cơ hội cho một số nhà đầu tư dễ thương thảo được giá hời. Nhận định về thị trường bất động sản sau cơn "sốt đất", nhiều ý kiến cho rằng, những người có nhu cầu bắt đáy tiềm lực tài chính phải vững chắc, bởi đầu tư bất động sản là đầu tư dài hạn, nhất là trong bối cảnh chuyển giao giai đoạn.
Anh Nguyễn Trường Sơn, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, kể từ tháng 4/2021, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, anh quan tâm hơn đến kênh đầu tư là bất động sản thay vì gửi tiền tiết kiệm vì lãi suất thấp. Thế nhưng, việc đầu tư thời điểm nào, khu vực nào luôn được anh đặc biệt chú ý.
Theo quan sát của nhà đầu tư này, thị trường nhà đất ở mỗi địa phương sẽ khác nhau, thời gian qua có nơi thì giá vẫn tăng, thậm chí là "nóng sốt". Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 vừa qua, một số nơi đã trầm lắng, giá giảm, nhưng mặt bằng giá vẫn còn quá cao khiến anh cân nhắc nhiều "xuống tiền".
Cũng chính lúc thị trường hạ nhiệt, giá đất có dấu hiệu ngừng tăng khiến việc giao dịch giữa người mua có lợi thế hơn trong thương thảo. "Tôi đang theo dõi diễn biến của thị trường bất động sản ở vùng ven Hà Nội để đầu tư. Tôi không kỳ vọng quá lớn sẽ mua được lô đất "cắt lỗ" quá hời. Bởi vì, thời điểm "sốt đất" hạ nhiệt tôi sẽ không mua phải đất giá cao và có nhiều lựa chọn được lô đất vị trí đẹp hơn.", anh Sơn chia sẻ.
Anh Trần Văn Giang, một nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội cho biết, dù thị trường chững nhưng anh vẫn đi mua gom bất động sản.
"Nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm tham gia thị trường lúc đang sốt nóng, họ chỉ chứng kiến được câu chuyện lướt sóng kiếm lời. Đến khi thị trường bất động sản chững lại, họ là những người bán đầu tiên, dù lỗ cũng bán. Nhưng những giao dịch cắt lỗ thường rất âm thầm, khác với cảnh hô hào mua vào lúc sôi động", anh Giang nói.
Ở góc nhìn cá nhân, anh Giang lại cho rằng, khi thị trường chững hoặc đi xuống cũng là cơ hội đầu tư của các dân chuyên. Giải thích thêm nhà đầu tư này nói: "Nếu trong lúc sốt đất để mua mảnh đất có vị trí đẹp, giao thông thuận tiện, giá tốt thì chắc chắn rất khó vì không ai muốn bán. Nhưng đến khi thị trường chững lại, nhiều người mua đất mà dùng đòn bẩy tài chính lại muốn thoát hàng để giảm gánh nặng. Lúc này là cơ hội dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tốt, có tiền thật. Đặc biệt, khi mua đất trong giai đoạn như hiện nay xác định sẽ để lâu dài".
Nhà đầu tư này nhìn nhận, lúc thị trường lên cơn "sốt" các nhà đầu tư sành sỏi sẽ bán hàng đã găm từ trước, khi đó lợi nhuận cũng đã tăng 50 - 100% so với lúc mua, với bất động sản là sản phẩm giá trị cao thì số tiền lãi này là rất lớn. Sau đó, tận dụng cơn "sốt" họ tiếp tục "lướt sóng" một vài thương vụ kiếm lời, rồi tiếp tục chờ khi thị trường hạ nhiệt để "săn" quỹ đất đẹp đầu tư lâu dài.
"Nhà đầu tư sành sỏi họ sẽ luôn quay vòng đầu tư đất như vậy. Còn những nhà đầu tư non kinh nghiệm chỉ tập trung vào lướt sóng, lợi nhuận mỗi giao dịch cũng chỉ vài chục đến trăm triệu đồng, nhưng đến khi hạ nhiệt, có thể họ phải trả giá nhiều hơn thế từ việc cắt lỗ", anh Giang nói.
Nhiều nhà đầu tư cũng giống như trường hợp của anh Sơn và anh Giang đang sẵn sàng dòng tiền để có thể bắt đáy đúng thời điểm mua vào bất động sản vùng ven Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Việt An Hòa cho rằng, hiện tượng bán cắt lỗ, thoát hàng để thu hồi tiền mặt chỉ diễn ra một cách âm thầm, cục bộ ở một số khu vực, một số nhà đầu tư, chứ không phải là làn sóng bán tháo.
"Trong lúc này, nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ để cơ cấu lại tài sản. Nếu người bán giảm đến 10-15% so với thị trường thì nên mua ngay. Cơ hội lúc này dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, đầu tư dài hạn", ông Quang phân tích.
Tiềm năng đầu tư BĐS khi Gia Lâm lên Quận 2023 Đất tại Gia Lâm đang biến động không ngừng, giới đầu tư đang khấp khởi về một "cú bứt phá" cho thị trường BĐS phía Đông Hà Nội. Cơ hội sẽ đến từ đâu? Sở hữu nhiều lợi thế nổi bật Gia Lâm là huyện có diện tích đất rộng, nguồn lực đất đai lớn, sự thay đổi tích cực về mặt dân...