Nhà ở xã hội: Vì sao người dân ở suốt 4 năm vẫn ‘dài cổ’ chờ… sổ đỏ?
Nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội đến nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ) dù người dân đã về ở suốt 4 năm.
Hà Nội vừa chỉ đạo Sở Xây dựng khẩn trương thẩm định giá bán, giá cho thuê dự án nhà ở xã hội đã đưa vào sử dụng nhằm đẩy nhanh quá trình cấp “sổ đỏ” cho các dự án đã hoàn thành.
Trên thực tế, dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đầu tiên ở Hà Nội, dù người dân đã về ở hơn 4 năm nay nhưng hiện vẫn chưa có giá chính thức do chủ đầu tư chưa quyết toán xong. Vì thế, người dân vẫn cứ “dài cổ” chờ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Dự án nhà dành cho người thu nhập thấp ở Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) là một trong số những dự án người dân đã ở vài năm nhưng đến nay vẫn chưa có giá chính thức nên vẫn chưa được cấp “sổ đỏ”. (Ảnh: Minh Thư)
Điển hình cho việc “dài cổ” chờ “sổ đỏ” là một số dự án dưới đây.
Dự án CT Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông) là dự án nhà thu nhập thấp đầu tiên tại Hà Nội, với hơn 300 căn hộ đã được người dân hồ hởi nộp đơn, xếp hàng mua với giá tạm tính hơn 8 triệu đồng/m2. Từ giữa năm 2011, dự án đã hoàn thành và bàn giao cho người dân.
Một dự án khác cũng dành cho người thu nhập thấp ở Kiến Hưng (Hà Đông). Dự án được khởi công từ tháng 8/2010 do liên danh Vinaconex Xuân Mai và Vinaconex 21 làm chủ đầu tư, được xây dựng trên tổng diện tích là 2,5ha, trong đó có 147.000 m2 sàn xây dựng.
Video đang HOT
Theo quy hoạch, khu nhà dành cho người thu nhập thấp tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) có quy mô gồm 5 tòa nhà 19 tầng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khi hoàn thành sẽ cung cấp 1.512 căn hộ dành cho người thu nhập thấp. Trong đó, Vinaconex Xuân Mai đảm nhiệm 3 tòa cao 19 tầng là 19T3, 19T5 và 19T6 với tổng số 864 căn hộ.
Tòa 19T3 đã được Vinaconex Xuân Mai hoàn thành và bàn giao cho người dân đến ở từ tháng 11/2012, còn hai tòa 19T5 và 19T6 cũng đã bàn giao cuối năm 2013.
Hơn 2 năm sinh sống ở căn hộ của mình, nhưng người dân dự án Kiến Hưng vẫn chưa biết giá chính thức căn nhà mình là bao nhiêu bởi hợp đồng mua nhà vẫn chỉ là mức giá tạm tính, hơn 11 triệu đồng/m2.
Không chỉ có cư dân ở Ngô Thì Nhậm, Kiến Hưng, người dân ở khu nhà ở thu nhập thấp Đặng Xá 1 (Gia Lâm) cũng trong tình cảnh chờ đợi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của mình suốt 4 năm nay.
Cư dân ở đây khá bức xúc khi đã nộp hết tiền, thuế, phí bảo trì… mà 4 năm vẫn chưa được cấp “sổ đỏ”. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân, nhất là không làm được hộ khẩu.
Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyên Văn Đa, Pho Tông Giam đôc Công ty Cô phân Đâu tư va Xây dưng Xuân Mai, đại diện chủ đầu tư dự án nhà ở cho người thu nhập thấp ở CT1 Ngô Thì Nhậm và Kiến Hưng cho rằng, việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người dân ở hai dự án trên là lỗi của cả chủ đầu tư và cơ quan chức năng.
Ông Đa cho biết, đối với dự án CT1 Ngô Thì Nhậm, hiện chủ đầu tư đã hoàn tất hồ sơ gửi cơ quan chức năng để quyết toán giá, có thể đến cuối năm nay sẽ hoàn thành việc này và sang năm 2016 mới có thể làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho người dân.
Đối với dự án ở Kiến Hưng, ông Đa cho hay, việc chậm quyết toán và đến nay chưa có giá chính thức cũng là do thay đổi quy hoạch nên dự án này đến nay vẫn chưa co quyêt đinh giao đât. Do đó, thiếu giấy tờ thì chu đâu tư cung chưa thê hoan thiên cac thu tuc lam “sô đo” cho ngươi dân được.
Với dự án nhà ở tại khu đô thị Đăng Xa 1 (Gia Lâm) chu đâu tư la Công ty Đâu tư Phat triên ha tâng Viglacera đa nộp hồ sơ quyêt toan gia từ thang 4/2014, nhưng đên nay vân chưa đươc giai quyêt. Việc châm trê này liên quan đên sư thay đôi chinh sach cua thanh phô khi trươc đây thanh phô giao cho Sơ Tai chinh tiêp nhân va xư ly hô sơ quyêt toan gia cua chu đâu tư, nhưng sau đo lai giao cho Sơ Xây dưng, keo theo cach tinh gia nha cho dự án dành cho người thu nhập thấp cung thay đôi.
Rõ ràng, việc chậm quyết toán giá đối với dự án nhà dành cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc câp giây chưng nhân quyên sơ hưu cho ngươi dân, nhưng đến nay vẫn chưa có chế tài nào để xử phạt các chủ đầu tư.
Do đó, Hà Nội nên chăng cần có quy định cụ thể về thời hạn chủ đầu tư phải quyết toán giá, nếu chậm sẽ bị phạt thì mới có thể tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, tránh được sự thờ ờ, chậm trễ như thực tế hiện nay?!
Theo Infonet
Gần 170 người thấp thỏm trong khu tập thể sắp sập
43 hộ gia đình với 169 nhân khẩu tại khu nhà U19, P.Lam Sơn, quận Lê Chân (TP.Hải Phòng) đang sống trong sự bất an, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản, khi lô nhà hơn 50 năm tuổi đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ cần trận mưa lớn đã phải di dời.
Một người dân U19 kể về nỗi khổ khi ở trong khu tập thể bị đánh bom - Ảnh: Lê Tân
Hải Phòng hiện có 220 nhà tập thể cao từ 2 - 5 tầng, trong số đó lô nhà 3 tầng U19 xây dựng từ những năm 1960 là một trong những dự án xuống cấp nhất. Trước đây, U19 thuộc quản lý của Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, sau đó chuyển giao cho Công ty TNHH MTV quản lý nhà Hải Phòng. Năm 1972, U19 từng bị bom Mỹ làm bay mất tầng 3. Đáng nói là ngay trên tầng ba, nơi bị trúng bom Mỹ, vẫn còn 3 hộ gia đình bám trụ, tự cơi nới, xây sửa để ở.
Bà Nguyễn Thị Vân (nhà 1C, U19) chỉ tay về khe nứt vừa được chít lại bằng xi măng nói: "Lô nhà này mỗi năm lại nghiêng thêm một chút, khe nứt cứ chít đi chít lại mà ngày càng rộng ra. Tại U19 có vô số khe nứt như thế".
Với tay dỡ một mảng trần sắp rơi xuống, bà Vân bảo: "Gió hơi mạnh là bê tông rơi, trước kia nhiều người bị rơi vào đầu, giờ quen rồi nên biết mà tránh".
Toàn bộ lan can khu nhà này bị hỏng hết, còn lại mỗi lối đi. Anh Ngô Hùng Anh (22 tuổi, nhà 3B, U19) cho biết: "Trước đây, thi thoảng lại có trẻ con bị ngã xuống đất do không có lan can che chắn, ai cũng sợ, đi lên nhà cứ phải đi thật chậm. Nhưng người dân ở đây cũng chẳng sửa lại làm gì, vì nghĩ nó sắp đổ rồi".
Thực tế thì người dân ở U19 sửa chữa, cơi nới không ít. Mỗi gian nhà ở đây có diện tích từ 12 - 18 m2, không đủ cho nhu cầu sinh hoạt nên người ta xây thêm công trình phụ vào bất kỳ chỗ nào xây được, càng khiến khu nhà thêm xiêu vẹo. Trần nhà chi chít lỗ vá, nhà nào có điều kiện thì đóng thêm trần nhựa nhưng cũng không tránh được dột mỗi khi trời mưa.
Ông Hoàng Minh Tiệp, Phó chủ tịch UBND P.Lam Sơn cho biết: nhà U19 Lam Sơn đang trong tình trạng hư hỏng cấp độ D (cấp độ cao nhất của nguy hiểm tổng thể) và có thể sập đổ bất kỳ lúc nào. Vì vậy, cứ có áp thấp, mưa lớn là chính quyền cho di dân chứ chẳng cần đến bão. Người dân nếu có thể nhờ nhà người thân được thì tốt, nếu không sẽ được bố trí ở hội trường của phường hoặc trường học trên địa bàn.
Ông Tiệp cũng cho biết, sau nhiều năm kiến nghị, UBND Q.Lê Chân đã lên phương án tạm lánh 43 hộ dân này đến khu chung cư thu nhập thấp Vĩnh Niệm để phá dỡ xây dựng lại U19. Theo đó, Công ty TNHH MTV quản lý nhà đất Hải Phòng sẽ lập dự án đầu tư xây dựng mới lô nhà U19 trên nền cũ, khi xây xong sẽ ưu tiên cho các hộ dân này trở về sinh sống.
Lê Tân
Theo Thanhnien
Sai lầm nghiêm trọng khiến nàng 'mất giá' Đàn ông thích mọi việc thật rõ ràng trong khi phụ nữ đề cập đến chuyện gì đều thích đi đường vòng. Chồng phàn nàn vợ vung tay quá trán cho quần áo giày dép thì bạn gân cổ kể tội chồng hay bia rượu; chồng lau nhà chưa sạch bị vợ chê bai, so sánh với anh hàng xóm... Cư xử kiểu...