Nhà ở xã hội tiếp tục “khát”… vốn
Nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội ngày càng tăng trong khi nguồn lực ngân sách không đủ thực hiện, do đó Hiệp hội bất động sản TPHCM kiến nghị bố trí khoảng từ 500 – 1000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện cho thấy, hiện có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016-2020. Trong đó, có đến 10.000 cán bộ công chức, 39.000 hộ thu nhập nghèo, cận nghèo và 17.000 lao động trong khu công nghiệp có các nhu cầu nói trên. Hầu hết các nhóm đối tượng đều chọn phương thức thuê mua nhà ở xã hội, chiếm tỷ lệ từ 65% đến 94%.
Theo các chuyên gia kinh tế, khi nhu cầu thuê mua căn hộ tăng lên nhưng nguồn vốn ngân sách để thực hiện các chính sách nhà ở xã hội vẫn “dậm chân tại chỗ” thì sẽ gây nên nhiều bất lợi cho chủ đầu tư lẫn khách hàng. Do đó, việc tăng nguồn vốn từ ngân sách cho việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn lực ngân sách có hạn, kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa vẫn khó có thể giải quyết kịp thời nhu cầu nhà ở xã hội của cả nước, nhất là tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh công nghiệp hóa cao mà cần phải có lộ trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể.
Nhu cầu thuê mua căn hộ tăng lên nhưng nguồn vốn ngân sách để thực hiện các chính sách nhà ở xã hội vẫn “dậm chân tại chỗ”
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, việc bố trí gấp nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong năm 2016 còn nhiều nhập nhằng. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội đang bị ách tắc. Trên thực tế, việc chưa bố trí nguồn vốn từ ngân sách do đang có những ý kiến khác nhau giữa các Bộ, ngành.
Video đang HOT
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến không đồng tình về việc Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay chương trình nhà ở xã hội. Bởi lẽ, theo Bộ Xây dựng, chương trình cho vay này đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ.
“Tôi cho rằng, nguồn vốn phục vụ kế hoạch thực hiện chính sách nhà ở xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 phụ thuộc vào khả năng chi ngân sách Nhà nước hàng năm”, ông Châu nói.
Chính vì thế, HoREA thống nhất với ý kiến của Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét đề xuất bố trí khoảng từ 500 – 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trong năm 2016 để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ tái cấp vốn và cấp bù lãi suất nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Đồng thời, HoREA cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm quy định cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định để thúc đẩy thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên thực tế (có thể áp dụng tương tự chính sách tạo nguồn vốn tín dụng và cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trước đây).
Ngoài ra, HoREA còn kiến nghị người gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được hưởng lãi suất tiết kiệm bằng mức lãi suất tiết kiệm thông thường tại các ngân hàng thương mại (hiện nay khoảng 7%/năm) đối với các khoản tiền gửi trên 12 tháng.
Công Quang
Theo Dantri
Thanh tra đột xuất dự án nhà ở xã hội nghi "đập hai thành một" tại Hà Nội
Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các quận huyện vừa kiểm tra đột xuất dự án nhà ở xã hội tại 30 Phạm Văn Đồng (Q. Cầu Giấy) để thu thập tài liệu và ghi nhận phản ánh của dư luận về việc nhiều căn hộ tại dự án này bị đập thông với nhau.
Trước đó, dư luận rộ lên thông tin tại dự án trên đang có tình trạng cò mồi thông đồng với chủ đầu tư dự án đập thông nhiều căn hộ để bán lại cho khách.
Cụ thể, tại tầng 8, 9 và 14 có tình trạng hai căn hộ được đập thông với nhau tạo thành một căn hộ lớn. Riêng tại tầng 19, theo ghi nhận có đến 6 căn hộ được đập thông với nhau tạo thành các căn hộ lớn.
Dự án đang bị thanh tra vì nghi vấn sai phạm qui định về Nhà ở xã hội
Được biết trước đó, dự án trên là nhà ở chung cư thương mại nhưng sau đó chủ đầu tư xin chuyển dự án thành nhà ở xã hội (NƠXH) và được vay gói 30.000 tỷ đồng, bán cho những đối tượng khách hàng được mua nhà như: cán bộ công chức chưa có nhà ở, công nhân, lao động và người có công với cách mạng... đủ các điều kiện mua nhà.
Dự án gồm 19 tầng, 294 căn hộ, mỗi căn hộ có diện tích dao động từ 57 đến gần 70 m2. Theo quy định hiện nay, NƠXH tiêu chuẩn tối thiểu là 45 m2 và tối đa dưới 70 m2, nên nếu việc đập thông hai căn hộ với nhau thì phần diện tích sẽ tương đương hoặc hơn nhiều so với nhà ở thương mại trên thị trường.
Theo đại diện của đoàn thanh tra, bước đầu cơ quan thanh tra thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án này.
Việc mua đi bán lại căn hộ NƠXH đã là hành vi vi phạm pháp luật bởi theo quy định các dự án NƠXH không được phép chuyển nhượng hoặc bán lại ngoài các đối tượng được phép mua. Hơn nữa, nếu xác định đúng có tình trạng chủ đầu tư và các đối tượng liên quan đập thông hai căn hộ với nhau, thì vấn đề càng trở lên nghiêm trọng hơn.
Hiện gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã hết thời hạn ký kết hợp đồng giữa cá nhân với các ngân hàng vào ngày 30/6/2016, chỉ còn hiệu lực giải ngân với các hợp đồng ký trước đó đến hết 31/12/2016. Sau khi kết thúc gói 30.000 tỷ đồng, theo nhận định của Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường rất khan hiếm các dự án NƠXH được đăng ký cấp mới, triển khai và mở bán.
Việc thiếu cung, dư cầu đã khiến thị trường khan hiếm và nảy sinh những bất cập ở những dự án NƠXH đã và đang hoàn thiện.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Dài cổ... chờ mua nhà ở xã hội Gần 1 tháng kể từ khi Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) ban hành văn bản Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) nhưng những người muốn vay tiền vẫn phải chờ. Mòn mỏi chờ... Rời Bình Định vào Sài Gòn đã 13 năm, anh Lê Minh Hoàng rất khao khát sở...