Nhà ở kết hợp kinh doanh: Khi hàng hóa bịt kín lối thoát sinh tử
Chuyên gia của Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam cho biết, phần lớn các nhà ở kết hợp kinh doanh đều tập kết hàng hóa tại tầng 1 và lối đi lại nên lúc xảy ra cháy nạn nhân khó thoát ra bên ngoài.
Rạng sáng ngày 24/5, vụ cháy xảy ra tại nhà số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 phố Trung Kính ( quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã cướp đi sinh mạng của 14 người.
Theo báo cáo, căn nhà được xây dựng trên khu đất rộng hơn 200m2, nằm sâu trong ngõ cách mặt phố khoảng 200m. Trên khu đất được xây nhà 2 tầng, một tum và 3 tầng để gia chủ ở kết hợp cho thuê trọ. Tại phần sân rộng khoảng 55m2 và tầng 1 được dùng để sửa chữa xe điện.
Nhiều xe để trong sân và tầng 1 của căn nhà bị thiêu rụi
Người dân thuê trọ tại đây cho biết, nhiều thời điểm, ở sân và tầng 1 có nhiều xe cộ, bình ắc quy và các dụng cụ để sửa xe để kín lối đi.
Ông Bùi Xuân Thái, chuyên gia của Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam cho biết, hình ảnh hiện trường vụ cháy cho thấy, xe của người thuê trọ và của cửa hàng sửa xe đã để kín sân, chặn hết lối thoát nạn bên dưới cũng là duy nhất của ngôi nhà trọ.
“Thông tin ban đầu, đám cháy xuất phát từ chính nơi để xe này với ngọn lửa rất lớn, khói đen dày đặc khiến cho người trong nhà không thể thoát ra ngoài qua cửa chính ở tầng 1. Mặt khác, đám cháy cũng chặn luôn lối vào cứu nạn của lực lượng Cảnh sát PCCC, gây khó khăn rất lớn cho công tác chữa cháy và CNCH. Bởi họ phải thực hiện việc chữa cháy trước, dập tắt đám cháy rồi mới tiếp cận vào bên trong để cứu người bên trong”, ông Bùi Xuân Thái đánh giá.
Lực lượng chức năng đã phong tỏa hiện trường để phục vụ công tác điều tra. Ảnh: Đình Hiếu
Video đang HOT
Cũng theo vị chuyên gia của Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam, không chỉ tại căn nhà trọ xảy ra hỏa hoạn mà phần lớn các nhà ở kết hợp kinh doanh hiện nay đều có đặc điểm này.
“Đặc trưng nhà ở kết hợp kinh doanh tại nhiều khu đô thị lớn ở nước ta là được xây dựng dạng nhà ống, có 1 lối thoát nạn qua cầu thang bộ thông giữa các tầng và thoát ra ngoài qua cửa chính tại tầng 1. Tuy nhiên nhiều chủ nhà lại sắp xếp hàng hóa kín lối đi hoặc tầng 1″, đại diện Hiệp hội PCCC&CNCH phân tích.
Ông Bùi Xuân Thái cũng cho rằng, vì các đặc điểm trên mà loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy, nổ. Nếu xảy ra hỏa hoạn thì thương vong rất lớn.
Lối thoát nạn thứ hai, mở đường sinh tử
Theo ông Thái, để đảm bảo các điều kiện về PCCC và thoát nạn tại loại hình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam khuyến cáo, người dân cần lưu ý các vấn đề khi xây dựng và bố trí đồ đạc sinh hoạt.
“Cần đảm bảo bố trí đủ 2 lối thoát nạn gồm: cửa ra vào chính và lối thoát nạn khẩn cấp bên trên, như lối ra ban công, lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái…”, ông nhấn mạnh.
Đồng thời, hệ thống điện trong nhà cần giám sát để thi công đúng thiết kế, sử dụng vật tư như: dây dẫn điện, công tắc điện, ổ cắm điện, phích cắm điện… và thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện.
Người dân cần chuẩn bị trước các dụng cụ thoát nạn như thang dây, bình chữa cháy…
Vị đại diện Hiệp hội PCCC&CNCH cho rằng, cần trang bị bình chữa cháy xách tay trong nhà, đặt nơi thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy và hướng dẫn cho tất cả thành viên sử dụng thành thạo. Nếu có điều kiện thì trang bị hệ thống báo cháy sớm, thang dây, dây hạ chậm, mặt nạ phòng khói trong nhà.
“Tuyệt đối không cất trữ hóa chất dễ cháy nổ trong nhà, không để các hàng hóa, vật dụng, đồ dùng dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt. Bố trí đồ đạc, vật dụng trong nhà một cách khoa học để không làm cản trở các lối thoát nạn trong nhà”, ông Thái khuyến cáo.
Thành Bưởi doanh thu gần 500 tỷ đồng nhưng lỗ khủng
Tình hình kinh doanh của Thành Bưởi đã rất khó khăn với mức lỗ kỷ lục 85 tỷ đồng trong năm ngoái, bất chấp quy mô doanh thu tăng trở lại xấp xỉ 500 tỷ đồng.
Doanh thu tăng, lỗ ngày càng lớn
Công ty Thành Bưởi thành lập năm 2000, hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hành khách, hàng hóa. Doanh nghiệp có trụ sở chính trên đường Lê Hồng Phong, cùng hai văn phòng ở đường Điện Biên Phủ và đường Võ Nguyên Giáp, đều thuộc TP.HCM.
Nhà xe này có hơn 1.300 nhân viên, chiếm thị phần lớn trên các tuyến Đà Lạt - TP.HCM, Đà Lạt - Cần Thơ và TP.HCM - Cần Thơ với cơ sở vật chất cạnh tranh hơn đối thủ. Đây đều là những chặng đông khách, nhất là các dịp cuối tuần, lễ, Tết khi nhu cầu vui chơi và du lịch tăng cao.
Thực tế, tên gọi của công ty được ghép từ tên vợ chồng ông Thành và bà Bưởi. Trong đó, ông Thành là người sáng lập và giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, sau 24 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, hiện công ty Thành Bưởi có vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu từ cuối năm 2021 bao gồm nhà sáng lập Lê Đức Thành nắm 84,71% và người con Lê Dương sở hữu phần còn lại 15,29% vốn.
Ngoài doanh nghiệp cốt lõi trên, ông Thành góp vốn lập Công ty TNHH Vận tải Lê Khánh vào năm 2009, cùng hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe khách. Công ty vào cuối năm 2022 được đổi tên thành Công ty TNHH Môi trường Du lịch Thành Lê.
Thành Bưởi thu gần 500 tỷ đồng/năm - thuộc nhóm dẫn đầu thị trường. (Nguồn: Vietdata).
Về hoạt động kinh doanh, theo dữ liệu từ Vietdata, hãng xe Thành Bưởi có quy mô doanh số khá lớn trong ngành vận tải xe khách. Công ty bị mất phân nửa doanh thu trong năm 2021, nhưng nhanh chóng lấy lại phong độ khi đạt hơn 485 tỷ đồng trong năm 2022 (tương đương năm 2020).
Dẫu vậy, hiệu quả kinh doanh là điều đáng lo khi công ty liên tục thua lỗ và ngày càng tăng lên. Thành Bưởi ghi nhận mức lỗ kỷ lục hơn 85 tỷ đồng trong năm 2022, cao hơn gấp nhiều lần so với những năm trước.
Hàng loạt hãng xe thua lỗ
Tình hình kinh doanh của Thành Bưởi cũng tương đồng với bức tranh chung của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải xe khách, doanh thu tăng trưởng trở lại nhưng nhiều đơn vị vẫn nằm trong tình trạng kinh doanh thua lỗ.
Báo cáo của Vietdata cho thấy Kumho Samco (liên doanh giữa tập đoàn Kumho và Tổng công ty Samco) cũng có kết quả không được khả quan khi luôn phải chịu khoản lỗ vài chục tỷ đồng trong 3 năm liên tiếp gần đây.
Liên doanh này có 40 xe khách chất lượng cao chạy trên các tuyến cố định TP.HCM đi Phan Thiết, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuộc và đồng thời mở rộng sang khách du lịch, khách hợp đồng. Doanh thu năm 2022 cũng có sự khởi sắc trở lại với mức 231 tỷ đồng.
Mai Linh Express của Tập đoàn Mai Linh hiện hoạt động trên 12 tuyến đường nối liền các tỉnh thành từ Nam ra Bắc, nhưng các năm gần đây đã thu hẹp mạnh hoạt động nên doanh thu chỉ vài tỷ đồng và cũng lỗ 2 năm liên tiếp.
Nhiều nhà xe nằm trong tình trạng thua lỗ kéo dài. (Nguồn: Vietdata).
Ngược chiều vẫn có một số nhà xe có lợi nhuận dương nhưng con số lãi rất khiêm tốn, chỉ vài tỷ đồng. Nếu so với doanh thu thì hiệu suất sinh lời/doanh thu chỉ vào khoảng vài % như Toàn Thắng, Sao Việt, Hoàng Long...
Trong bối cảnh nhu cầu đi lại, trao đổi của người dân tăng thì ngành vận chuyển hành khách đang có bước chuyển biến ốt, bất chấp kinh tế suy thoái và nhiều ngành rơi vào khó khăn. Dữ liệu từ Vietdata cho thấy tốc độ tăng trưởng ngành vận tải hành khách tăng tới 21,2% trong những tháng đầu năm 2023.
Nhu cầu di chuyển gia tăng và liên tục của người dân hiện nay đã tạo cơ hội cho nhiều hãng xe khách phát triển. Tuy nhiên, việc có quá nhiều hãng xe vận chuyển hành khách đã tạo nên sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Các hãng xe rất dễ đối mặt với việc mất khách hàng vào tay các đối thủ.
Để thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ, các hãng xe không chỉ vận tải người mà còn có những hệ thống vận tải hàng hóa khác nhau. Các hãng xe khách cũng có nhiều chiến dịch nhằm thu hút khách hàng khi tung ra các chương trình giảm giá để giữ chân khách hàng, xây dựng hệ thống đặt vé online, nâng cấp cơ sở vật chất...
Clip ghi cảnh 'người hùng' phá tường cứu 3 người trong vụ cháy 14 người tử vong ở Hà Nội Sau khi cùng hai người khác dùng búa đập tường cứu được 3 người trong vụ cháy 14 người tử vong ở Hà Nội, anh Tuấn nhìn thấy ngọn lửa bùng lên dữ dội, mọi nỗ lực cứu những người tiếp theo đều vô vọng. Liên quan đến vụ cháy 14 người tử vong ở Hà Nội, mới đây mạng xã hội xuất...