Nhà ở cho giáo viên Quảng Ngãi bị đất đá chôn vùi
Hàng tấn đất đá trên núi đổ xuống, đè sập 6 căn phòng dành cho giáo viên trong trường tiểu học ở huyện Sơn Hà.
Phòng ở của giáo viên bị nhiều tấn đất đá trên núi đổ xuống, chôn vùi. Ảnh: Long Vương
Sáng 16/12, Quảng Ngãi mưa lớn làm khu vực núi xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà bị sạt lở. Nhiều tấn đá đổ tràn xuống, đè sập 6 căn phòng dành cho giáo viên của trường tiểu học Sơn Nham. Nam bảo vệ đã chạy thoát ra ngoài.
“Tôi vừa quay người thì thấy mọi thứ đổ sập, chôn vùi các phòng cùng tài sản và giáo án của giáo viên”, bảo vệ nhớ lại.
Ông Phùng Tô Long – Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hà – cho hay, mưa nhiều ngày khiến huyện chìm trong lũ nên cho học sinh các cấp nghỉ học, giáo viên trở về đồng bằng cùng gia đình nên khi nhà công vụ sập không có thương vong về người.
Theo ông Long, trường THPT Quang Trung trên địa bàn huyện sáng nay cũng bị sập tường rào và nhà ở của giáo viên. “Nhiều xã chìm trong nước lũ, bị cô lập. Chúng tôi cắt cử lực lượng túc trực và cung cấp lương thực cho dân”, Phó chủ tịch huyện nói.
Người dân dùng ghe đưa xe máy qua các điểm ngập. Ảnh: Long Vương.
Video đang HOT
Tại Quảng Ngãi, hai thủy điện Đăk Đrinh và hồ chứa kết hợp thủy điện Nước Trong đang tiến hành xả tràn, với tổng lưu lượng xả lớn nhất khoảng 1.500 m3/s, khiến trường học, bệnh viện, đường sá cùng nhà dân chìm trong lũ.
Từ đầu tháng 12 đến nay, miền Trung chịu hậu quả lớn do mưa lũ với 14 người chết, nhiều người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hình thái thời tiết này cũng làm 59 người chết, thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng trong hai đợt tháng 10 và 11.
Long Vương
Theo VNE
24.000 cây bưởi Phúc Trạch bật gốc sau lũ
Bưởi Phúc Trạch - loại quả đặc sản của Hà Tĩnh bị lũ quét qua, gãy đổ ngổn ngang nằm chồng lên nhau, ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Trận mưa lớn đêm 14/10 kết hợp với thủy điện Hố Hô xả lũ khiến hàng chục hécta bưởi Phúc Trạch của người dân xã Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị hư hại. Ông Cao Viết Hòa, Chủ tịch UBND xã Hương Trạch cho biết, toàn xã có 40 hécta bưởi Phúc Trạch với gần 24 nghìn cây bị nước cuốn trôi, bật gốc, nằm ngổn ngang giữa vườn.
Huyện Hương Khê có nhiều xã trồng đặc sản bưởi Phúc Trạch như Hương Trạch, Lộc Yên, Phúc Trạch. Trong đó Hương Trạch có nhiều người trồng nhất, toàn xã có 1.600 hộ dân thì hơn 70% trồng bưởi với diện tích hàng trăm hécta. Tại xóm Phú Lễ, Kim Sơn, Phú Lập, Ngọc Bội (Hương Trạch), trung bình mỗi gia đình trồng 2 hécta bưởi. Nếu đúng vụ, cứ 2 hécta sẽ thu về trên 70 triệu đồng tiền bán quả. Nhưng nay công sức, vốn liếng của nhiều hộ gia đình đã bị lũ cuốn sạch.
Cây bật gốc thường được trồng lâu năm, tán rộng, cho nhiều quả. Theo người dân, bưởi trồng phải 5-7 năm mới cho quả. Những lứa đầu quả còn ít, phải trồng từ 8 năm trở lên cây mới sai quả.
Ngồi bên cây bưởi bật gốc, ông Nguyễn Sỹ Hoàn (trú xóm Phú Lễ) tâm sự gia đình có 10 người con, hiện còn phải nuôi 3 đứa ăn học. "Tôi trồng hơn 50 gốc bưởi Phúc Trạch trên diện tích 3 hécta. Bưởi đầu tư chi phí lớn, từ nhân lực cho tới phân bón, công chăm sóc. Nay lũ cuốn sạch, gia đình tôi mắt trắng. Biết tính toán thế nào đây khi trồng vụ mới thì phải rất nhiều năm mới có thể thu hoạch", ông buồn bã nói.
Chủ tịch UBND xã Hương Trạch Cao Viết Hòa thông tin thêm, trước khi lũ về, người dân phần lớn đã kịp thu hoạch hết quả vụ mùa. "Hiện tại chính quyền xã Hương Trạch tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Phương án đền bù, hỗ trợ bà con trồng mới, duy trì đặc sản bưởi Phúc Trách chưa được tính tới", ông Hòa nói.
Giá trị mỗi cây bưởi tính từ khi trồng cho tới trưởng thành và ra quả khoảng 10 triệu đồng. Nay lũ quét qua, nhiều cây gãy ngang, người dân đã cưa thân về nhà làm củi.
Rác thải từ thượng nguồn đổ về quấn quanh thân cây bưởi. Theo người dân, với ảnh hưởng trận lũ vừa qua, những cây nhỏ thì người dân dựng lên trồng lại có khả năng sống. Còn những cây lớn thì khó có khả năng phục hồi, hoặc nếu sống thì cây rất yếu, thậm chí là sẽ không ra quả.
Người dân nhặt những quả bưởi bị rụng sau lũ. Mùa thu hoạch bưởi Phúc Trạch bắt đầu từ giữa tháng 7 tới hết tháng 8 âm lịch. Mỗi cây tán rộng khoảng 4,5 m, cao 5 m, cho chừng 50 quả. Bưởi Phúc Trạch có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, các tép bưởi giòn tan, mọng nước, ăn vào miệng sẽ có cảm giác chua chua, thanh thanh. Người dân Hà Tĩnh luôn xem bưởi Phúc Trạch là đặc sản quý, khi đi xa thường mua làm quà biếu. Giá bưởi vào mùa vụ thu mua tại vườn giá từ 40 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng mỗi quả.
Một số ít quả còn sót lại trên cây được người dân thu hoạch sau lũ. Trước đó từ đêm 13/10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to. Mưa lớn kết hợp thủy điện xả lũ khiến mực nước sông suối dâng cao, tràn vào làng xã, gây ngập nặng ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.
Hà Tĩnh ghi nhận 6 người chết, hơn 24.000 nhà bị ngập, thiệt hại ban đầu gần 1.000 tỷ đồng, trong đó huyện Hương Khê thiệt hại hơn 583 tỷ.
Đức Hùng
Theo VNE
Rốn lũ Quảng Bình vẫn bị cô lập vì đường ngập 5m Ngày 17/10, con đường độc đạo vào xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) bị chia cắt, nước chảy xiết, phương tiện ra vào phải dùng thuyền, đò hoặc canô. Tân Hóa được biết đến là "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình với vị trí nằm ở thượng lưu sông Gianh, ba mặt bị núi đá bao bọc. Mỗi đợt lũ về,...