Nhà nước ra tay xử váy ngắn, váy dài của công chức?
Không còn chuyện xưng “chú- cháu” nơi công quyền, phải xét xem phụ nữ có được mặc váy không, váy dài đến đâu là đúng chuẩn…
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, tới đây, Bộ sẽ có quy định cứng về chuẩn văn hóacông sở, từ đó sẽ không còn chuyện xưng “chú- cháu” nơi công quyền, phụ nữ có được mặc váy không, váy dài đến đâu… Mới nghe đã thấy hoang mang, chắc giờ đây mỗi cơ quan lại phải có thêm một người chuyên đi… đo váy.
Quy chế nào cho “công chức cắp ô”, “công chức cà phê”?
Mạng xã hội đang xôn xao bàn luận về bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trên báo Lao động nhan đề “Không còn “chú – cháu” nơi công quyền!”. Những thông tin Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cung cấp được mổ xẻ kỹ càng, người khen, người chê có đủ.
Ông Trần Anh Tuấn cho biết: “Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc hội thảo về “Văn hóa công sở” để có một nghị định về vấn đề này, bởi đối với công chức ở công sở, có những vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là văn hóa. Ví dụ như khi phát biểu trong một cuộc họp thì phải đứng lên, không nên ngồi; bắt tay chào hỏi giữa mọi người với nhau như thế nào; xưng hô trong quan hệ công tác sao cho hợp lý, chứ cứ “chú cháu, bác cháu” nơi công sở là không phù hợp; hay phụ nữ có được mặc váy không, váy dài đến đâu…”
Nhiều người bình luận họ cảm thấy hoang mang với việc Bộ Nội vụ- một cơ quan lớn của Nhà nước chịu trách nhiệm về tuyển dụng công chức lại đi lo những chuyện cỏn con quá thế này. Nó gợi nhớ đến quy định về trang phục biểu diễn của nghệ sĩ do Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch ban hành trước đây, cũng chi tiết đến độ váy ngắn cách đầu gối bao nhiêu, và đã có nữ ca sĩ bị phạt vì mặc váy hở ngực. Quy định này đã từng bị phản đối kịch liệt vì không biết lấy đâu ra cho đủ người lăm lăm tay thước mà đi đo váy nghệ sĩ, Bộ Văn hóa đã bỏ, giờ chẳng hiểu sao Bộ Nội vụ lại đứng ra ôm về.
Vậy không hiểu rồi đây, khi nghị định được ban hành, các cơ quan sẽ thực hiện ra sao, chắc chắn nhất thiết phải có cán bộ chuyên trách đứng ra nhìn gấu váy chị em xem đã đủ dài theo quy định hay chưa, chỉ mới hình dung thôi mà đã thấy nẫu lòng.
Ông Tuấn khẳng định: “Nói chung, các hoạt động công vụ diễn ra nơi công sở được thực hiện một cách có văn hóa cũng là phản ánh chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức”. Điều này xét đến cùng thì cũng chẳng sai, nhưng có lẽ cần bàn kỹ hơn một chút. Phải chăng Bộ đang bỏ phần gốc mà lo phần ngọn?
Video đang HOT
Bởi vì, việc cần làm nhất hiện nay để chấn chỉnh chất lượng đội ngũ công chức không phải là quy định xem bắt tay ra sao, váy ngắn thế nào, cấm tiệt chuyện xưng hô “chú cháu” mà siết chặt đầu vào trong việc thi tuyển công chức.
Một công chức có văn hóa, đầy đủ năng lực và phẩm chất, được đào tạo đúng chuẩn sẽ biết cách ứng xử thế nào ở môi trường công sở. Ai cần đến những quy định ngô nghê máy móc thế này?
Lại nhớ chuyện năm 2012, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam ban hành Quy chế Văn hoá Doanh nghiệp, trong đó quy định chi tiết tới mức thậm chí việc xỉa răng thế nào cũng được đưa vào phụ lục: “Khi xỉa răng cần che miệng”. Từ cách ngồi ăn, lấy thức ăn, húp canh, nhai thức ăn (gặm xương, nhè xương, uống rượu…) cũng được quy định khá chi tiết.
Than ôi, đọc những dạng Quy chế Văn hóa này, chỉ thấy buồn cười mà đau hết cả lòng cả dạ. Buồn vì những Quy chế ngô nghê, như để dành cho đối tượng thiểu năng, không có chút kiến thức, kỹ năng nào về ứng xử trong xã hội. Những người soạn thảo ra cái Quy chế ấy, trình độ tư duy của họ đã được phản chiếu thế nào, ai cũng hiểu.
Những người có học, có văn hóa tự họ sẽ biết ứng xử thế nào, nói năng, ăn mặc ra sao, bởi đó là thứ văn hóa đã ăn sâu, hình thành nhân cách, không cần phải lăm le để mang quy định ra mà xử phạt nhau.
Cái đáng lo nhất của công chức bây giờ là tình trạng yếu kém chuyên môn, công chức cắp ô, tình trạng “con ông cháu cha” đôn nhau vào những vị trí ngồi mát ăn bát vàng, tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, trộm cắp không còn chút xấu hổ nào.
Bệnh đó mới là bệnh nguy nan, cần chữa nhanh, chữa gấp, chữa quyết liệt mà chẳng thấy ai nhìn thẳng vào mà ra quy chế. Cái gốc là cái trí tuệ, phẩm chất của công chức thì chẳng thấy bàn thảo xem làm thế nào để mà nâng lên cho đất nước khỏi tụt hậu, sao lại còn ngồi mơ màng bàn chuyện bắt tay thế nào, váy ngắn tới đâu.
Tôi chỉ ước sao không còn cảnh xấu hổ và nhục nhã cho quốc thể khi mới đây, ngày 24/6, Nhật Bản phải cử đoàn đại biểu sang tận Việt Nam để tổ chức “Hội thảo đối thoại Việt Nam – Nhật Bản về các biện pháp phòng ngừa tiêu cực tham nhũng trong các dự án ODA”. Nói trắng ra, là một hội thảo liên quốc gia bàn chuyện làm sao để các công chức cấp cao người Việt đừng có tiếp tục ăn cắp tiền từ các dự án ODA nữa. Nghe chuyện này, người còn chút lương tri chắc chỉ còn nước cúi gằm mặt xuống cho khỏi xấu hổ với nước bạn.
Đó là cái gốc của mọi vấn đề, chẳng biết các cơ quan chức năng có nhận ra không, hay vẫn đang mải lo chuyện công chức xỉa răng và nghĩ về váy dài váy ngắn.
Theo Đất Việt
Nhân viên sai, sếp Nhà nước phải từ chức?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, người lãnh đạo có thể làm đơn xin từ chức nếu "có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý dù không do bản thân họ gây ra".
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 9/12, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết, theo dự thảo quy chế bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm đang được Bộ Nội vụ soạn thảo, công chức, viên chức quản lý có thể từ chức trong 3 trường hợp.
Cụ thể, không đủ sức khỏe đảm đương chức trách nhiệm vụ đang giữ; năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý.
Thứ trưởng nhấn mạnh: "Mặc dù không phải bản thân họ gây ra nhưng có vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý thì người lãnh đạo có thể làm đơn xin từ chức".
Tại cuộc họp báo, có ý kiến băn khoăn thế nào là "năng lực không đáp ứng yêu cầu" hay có sự "nể nang", tiêu chí không rõ ràng trong đánh giá cán bộ?
Thứ trưởng cho rằng, nguyên tắc người giao nhiệm vụ sẽ đánh giá người thực hiện, cấp trên đánh giá cấp dưới. Vì chỉ có người giao nhiệm vụ mới có đánh giá chính xác nhất anh A, chị B được giao nhiệm vụ làm như thế nào, có tốt hay không.
Cụ thể hơn, cấp trưởng đánh giá cấp phó và người thừa hành trong cơ quan; bản thân người cấp trưởng sẽ do cấp trên đánh giá.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn (Ảnh: Tiền Phong)
Nói về tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ, Thứ trưởng cho hay, muốn biết có năng lực hay không, cần căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở chức trách và cương vị được giao. Ví dụ đánh giá người đứng đầu đơn vị, cần xem đơn vị đó có hoàn thành nhiệm vụ không, mất đoàn kết không, chất lượng công việc thế nào?...
Trả lời báo Lao Động, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng cho biết, trước đây, việc đánh giá từng cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo phương thức bỏ phiếu của tập thể cơ quan, đơn vị.
Vì thế, người nào làm việc bình thường, ít va chạm, được lòng mọi người trong cơ quan có khi lại là người được nhiều phiếu đánh giá tốt. Những người làm việc tốt, trách nhiệm nhưng hay "va chạm" thường không được nhiều phiếu đánh giá tốt.
"Việc bỏ phiếu đánh giá tưởng là khách quan, công bằng nhưng thực ra lại rất chủ quan, không gắn với trách nhiệm", Thứ trưởng cho hay.
Trong hoạt động công vụ, thì cấp trên là người phân công, kiểm tra, đánh giá và biết rõ nhất việc thực hiện nhiệm vụ của từng người dưới quyền. Nhưng trước đây cấp trên chưa được giao thẩm quyền hoàn toàn trong quyết định đánh giá cấp dưới; việc bình xét đánh giá cán bộ còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến tập thể.
Vì vậy, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ đã quy định, thẩm quyền đánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Nghĩa là việc đánh giá thực hiện theo nguyên tắc: Cấp trên đánh giá cấp dưới; ai giao việc, thì người đó có thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá...
Theo Khampha
Không còn "chú - cháu" nơi công quyền! Khẳng định trên được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đưa ra, khi nói về chuẩn hóa văn hóa công sở - một trong những đề án được Bộ Nội vụ triển khai trong thời gian tới để ra một nghị định "cứng" về vấn đề này. Ông Trần Anh Tuấn cũng trao đổi thẳng thắn với phóng viên Báo Lao...